75 doanh nghiệp tham gia phiên giao dịch việc làm trực tuyến với 10.752 vị trí việc làm 60 doanh nghiệp tuyển dụng hàng nghìn việc làm tại ngày hội tuyển dụng IUH |
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh: Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Vĩnh Phúc tổ chức “Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 8 tỉnh, thành phố” vào ngày 16/5.
Đây là hoạt động trên nằm trong Kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có nhu cầu tuyển dụng lao động phù hợp; hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm trong tình hình mới.
Phiên giao dịch việc làm trực tuyến được kỳ vọng góp phần nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu tại Sàn Giao dịch việc làm, tạo cơ hội việc làm cho tất cả người lao động của 8 tỉnh, thành phố.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tư vấn cho người lao động đến tham gia phiên giao dịch việc làm |
Phiên giao dịch việc làm có sự tham gia của 152 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 9.238 chỉ tiêu tuyển dụng. Các địa phương tuyển dụng trên 1.000 chỉ tiêu như: Ninh Bình 2.503; Phú Thọ 2.271, Bắc Giang 1.573, TP. Hà Nội 1.612…
Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp chủ yếu rơi vào nhóm lao động phổ thông, chiếm hơn 4.000 vị trí, còn lại là nhóm có trình độ trung cấp – công nhân kỹ thuật và nhóm cao đẳng, đại học trở lên.
Tại TP. Hà Nội, trong số 1.612 chỉ tiêu tuyển dụng của 40 doanh nghiệp, đơn vị, nhu cầu tuyển dụng việc làm trong nước là 942 chỉ tiêu; nhu cầu tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài là 670 chỉ tiêu.
Xu hướng tuyển dụng của các doanh nghiệp được đánh giá là tương đồng với nhận định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đó là mặc dù một số ngành may mặc, giày da, chế biến gỗ.... vẫn còn gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, phải cắt giảm lao động nhưng hiện tượng này chỉ diễn ra ở một số nơi nhưng nhu cầu tuyển dụng lao động vẫn lớn ở những ngành, nghề, địa phương khác.
Bên cạnh đó, cơ hội việc làm tại phiên giao dịch việc làm tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi từ 18 - 25 tuổi, với 410/942 chỉ tiêu, chiếm 43,5%. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên có 349/942 lao động, chiếm tỷ lệ 37%; nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ trung cấp - công nhân kỹ thuật có 241/942 lao động, chiếm tỷ lệ 25,5%; nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ lao động phổ thông có 352/942 lao động, chiếm tỷ lệ 37,5%.
Về mức thu nhập, mức thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên/tháng có 153/942 chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ 16,2% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. động có kinh nghiệm và chuyên môn tốt, có khả năng chịu áp lực công việc cao.
Mức thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng/tháng có 374/942 chỉ tiêu, chiếm tỷ lệ lớn nhất 39,7% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. Đây là mức thu nhập của đại bộ phận các vị trí việc làm ổn định như: Kế toán, nhân viên văn phòng, lễ tân, nhân viên kỹ thuật có tay nghề.
Mức thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng có 281/942 chỉ tiêu, chiếm 29,8% tổng số chỉ tiêu tuyển dụng. Đây là mức thu nhập dành cho lao động chưa có tay nghề, các bạn sinh viên mới ra trường hoặc các công việc thời vụ, partime…
Sinh viên Trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ tham gia phỏng vấn trực tuyến |
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong quý I/2023 có 205.128 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm 8.233 người so với quý 4/2022 và giảm 2.500 người so với cùng kỳ của năm 2022. Trong đó, số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 169.846 người, số người được hỗ trợ học nghề 5.318 người, 432.978 lượt người được tư vấn giới thiệu việc làm.
5 nhóm ngành có số lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lớn nhất là công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm 45,9%; hoạt động dịch vụ khác 28,2%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 4,5%; xây dựng 3,5%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 3,2%. 5 nhóm nghề có số lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lớn nhất là thợ may, thêu và các thợ có liên quan với 26,4%; thợ lắp ráp 7,8%; nhân viên bán hàng và kỹ thuật viên điện tử cùng chiếm 2,9%, kế toán 2,6%.
Số lao động mất việc làm trong quý I/2023 là 149 nghìn lao động, tập trung đa số (55,2%) ở các lao động thuộc các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử (chiếm tỷ trọng tương ứng là 19,5%; 18,6% và 17%).
Theo dự báo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thị trường lao động những tháng tiếp theo của năm 2023 sẽ chịu nhiều rủi ro và thách thức, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng; sự sụt giảm sức mua ở các thị trường xuất khẩu; lạm phát, giá cả tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt…, làm cho tổng cầu hàng hóa trên thế giới, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn sụt giảm.
Do đó, để ổn định thị trường lao động trong thời gian tới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường kết nối và điều tiết cung - cầu lao động; khuyến khích tạo việc làm trong cả khu vực công và khu vực tư, khuyến khích người lao động tìm kiếm việc làm và chuyển đổi việc làm phù hợp với năng lực và sở trường.