Thứ tư 23/04/2025 02:52

8 tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh

8 tháng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD tăng 43,6% về lượng, tăng 36,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8 năm 2024 cả nước nhập khẩu 448.923 tấn phân bón, tương đương 157,53 triệu USD, tăng 5,8% về lượng, tăng 14,9% về trị giá so với tháng trước đó, giảm 4,6% về lượng và giảm 0,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Giá trung bình 350,9 USD/tấn, tăng 8,6% về giá so với tháng 7/2024 và tăng 4% so với cùng năm 2023.

Lượng phân bón nhập khẩu của cả nước tăng mạnh trong 8 tháng năm 2024. Ảnh: Đạm Cà Mau

Trong tháng 8/2024 nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc giảm 15,2% về lượng, nhưng tăng 2,8% về kim ngạch, tăng 21,2% về giá so với tháng 7/2024, đạt 181.280 tấn, tương đương 72,68 triệu USD, giá 400,9 USD/tấn; so với tháng 8/2023 tăng 8,7% về lượng, tăng 44,4% kim ngạch và tăng 32,9% về giá.

Nhập khẩu từ thị trường Nga tháng 8/2024 tăng mạnh 1,372 % về lượng và tăng 919,3% về kim ngạch nhưng giảm 30,7% về giá so với tháng 7/2024, đạt 70.069 tấn, tương đương trên 22,43 triệu USD, giá 320 USD/tấn; so với tháng 8/2023 giảm 38% về lượng, giảm 54,8% kim ngạch và giảm 27% về giá.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2024 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá gần 1,14 tỷ USD, giá trung bình đạt 324,8 USD/tấn, tăng 43,6% về khối lượng, tăng 36,9% về kim ngạch nhưng giảm 4,6% về giá so với 8 tháng đầu năm 2023.

Xét về thị trường, Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 40,9% trong tổng lượng và chiếm 36,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt gần 1,43 triệu tấn, tương đương 439,13 triệu USD, giá trung bình 307 USD/tấn, tăng trên 17% cả về lượng và kim ngạch nhưng giảm 0,1% về giá so với 8 tháng đầu năm 2023.

Đứng thứ 2 là thị trường Nga, chiếm 12,4% trong tổng lượng và chiếm 16,6% trong tổng kim ngạch, với 434.472 tấn, tương đương 187,91triệu USD, giá trung bình 432,5 USD/tấn, tăng 133,3% về lượng, tăng 112,4% về kim ngạch nhưng giảm 9% về giá so với 8 tháng đầu năm 2023.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường Lào đạt 240.561 tấn, tương đương 62,13 triệu USD, tăng 27,2% về lượng, nhưng giảm 5,7% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm trên 6,9% trong tổng lượng và chiếm 5,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nguồn Vinanet.(Theo số liệu của Tổng cục Hải quan)

Ngoài ra, 8 tháng, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Israel hơn 79.622 tấn phân bón, trị giá hơn 30 triệu USD, tăng mạnh 3.028% về lượng và tăng 711% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, chiếm trên 2,28% trong tổng lượng và chiếm 2,66% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nhìn chung, trong 8 tháng đầu năm 2024 nhập khẩu phân bón từ đa số các thị trường tăng so với 8 tháng đầu năm 2023.

Hiệp hội Phân bón Quốc tế (IFA) dự báo tiêu thụ phân bón trên toàn cầu năm nay sẽ tăng 4% so với năm 2023, đạt 192,5 triệu tấn.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt