Nhiều rủi ro tại cửa khẩu Khánh Bình, Hải quan tăng cường kiểm soát Hải quan Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 31/8: Xuất nhập khẩu khởi sắc |
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 8 năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 64,34 tỷ USD, tăng 5,2% so với tháng trước (tương ứng tăng 3,2 tỷ USD).
Ngành hải quan đẩy mạnh cải cách hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu |
Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 33,38 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 2,78 tỷ USD) và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 30,96 tỷ USD, tăng 1,4% (tương ứng tăng 428 tỷ USD).
Luỹ kế từ đầu năm đến tháng 8/2022 tổng trị giá xuất nhập khẩu ước tính đạt 497,64 tỷ USD, tăng 15,5%, tương ứng tăng 66,63 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 250,80 tỷ USD, tăng 17,3% (tương ứng tăng 37,05 tỷ USD) và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 246,84 tỷ USD, tăng 13,6% (tương ứng tăng 29,58 tỷ USD).
Như vậy, trong tháng 8 cả nước ước xuất siêu 2,42 tỷ USD. Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 8 năm 2022, cả nước ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD.
Số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu từ 1-30/8/2022 đạt 31.714 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm đến ngày 30/8/2022 đạt 294.367 tỷ đồng, bằng 83,6% dự toán được giao, bằng 79,6% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 14,6% so với cùng kỳ 2021.
Nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan nói riêng và hoạt động xuất nhập khẩu nói chung, hiện 100% thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa; 100% Cục Hải quan, Chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử với 99,65% doanh nghiệp tham gia.
"Theo đó, việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin và ra quyết định thông quan được thực hiện với mức độ tự động hóa rất cao; thời gian xử lý bộ hồ sơ hải quan chỉ từ 1-3 giây" - đại diện Tổng cục Hải quan nêu.
Ngoài ra, cơ quan hải quan đã kết nối với các hệ thống công nghệ thông tin của các Ngân hàng thương mại và Kho bạc nhà nước để thực hiện thanh toán điện tử (E-payment). Nhằm tiếp tục tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, từ năm 2017, Tổng cục Hải quan đã tập trung nguồn lực triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7.
Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, kết nối internet; đảm bảo thông tin nộp tiền được thanh khoản thuế kịp thời, chính xác; giảm thời gian nộp thuế, đồng thời thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế, qua đó rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan. Số thu ngân sách bằng phương thức điện tử đạt 98,4% tổng số thu ngân sách của Tổng cục Hải quan.
Nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính và tạo thuận lợi thương mại theo chủ trương của Chính phủ, Tổng cục Hải quan cũng đã triển khai Hệ thống quản lý hải quan tự động (VASSCM) thông qua việc kết nối, trao đổi thông tin với doanh nghiệp kinh doanh cảng, sân bay, kho bãi, địa điểm chịu sự giám sát hải quan.
Việc triển khai hệ thống VASSCM góp phần làm cho hồ sơ, thủ tục để đưa hàng ra khỏi kho bãi cảng đơn giản; giảm tiếp xúc giữa hải quan và doanh nghiệp; giảm thời gian đi lại làm thủ tục của doanh nghiệp xuất nhập khẩu khắc phục được tình trạng ùn tắc tại cổng cảng/kho bãi; tạo ra sự thuận lợi, minh bạch trong quản lý điều hành công việc của doanh nghiệp. Đến nay, việc thực hiện giám sát hải quan tự động được thực hiện tại hầu hết các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.