8 hành vi bị cấm trong Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sáng 22/6 với tỷ lệ tán thành 94,74%. Theo đó, có 8 hành vi bị cấm được quy định cụ thể trong luật.
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Tiết giảm chi phí, đột phá hiệu quả Quốc hội thông qua dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành 94,74%

Sáng 22/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, với 468/477 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94.74%), Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều có một số điểm mới so với luật hiện hành.

Theo đó, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử, cụ thể:

Lợi dụng giao dịch điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình tạo ra, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử;

Thu thập, cung cấp, sử dụng, tiết lộ, hiển thị, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông điệp dữ liệu;

8 hành vi bị cấm trong Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)
Toàn cảnh Quốc hội họp sáng 22/6

Xóa, hủy, giả mạo, sao chép, làm sai lệch, di chuyển trái pháp luật một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu; tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật;

Gian lận, giả mạo, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái pháp luật tài khoản giao dịch điện tử, chứng thư điện tử, chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử; cản trở việc lựa chọn thực hiện giao dịch điện tửvà hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.

Trước khi biểu quyết thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), Quốc hội đã nghe báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này.

Theo đó, về phạm vi điều chỉnh, Luật chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của giao dịch thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Giao dịch trong lĩnh vực nào sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó.

Về trách nhiệm quản lý Nhà nước về giao dịch điện tử: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực cơ yếu, chữ ký số chuyên dùng công vụ trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chữ ký số theo quy định của pháp luật.

Về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: Phạm vi điều chỉnh của Luật chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định nội dung, điều kiện, phương thức của giao dịch. Để thống nhất với phạm vi điều chỉnh, các quy định về công chứng, chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự, lưu trữ điện tử tại các điều 9, 13 và 19 của dự thảo Luật chỉ dẫn chiếu mà không quy định cụ thể để tránh chồng chéo, trùng lặp trong hệ thống pháp luật.

8 hành vi bị cấm trong Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)
Quốc hội ấn nút thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ nội dung này như dự thảo Luật và không bổ sung quy định chuyển tiếp liên quan đến công chứng, chứng thực tại Điều 53.

Về chữ ký điện tử, có ý kiến đề nghị bổ sung các loại hình chữ ký điện tử khác ngoài chữ ký số đáp ứng đủ các điều kiện để bảo đảm chữ ký an toàn, giá trị pháp lý. Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, theo khoản 11 Điều 3 của dự thảo Luật, chữ ký điện tử được sử dụng để xác nhận chủ thể ký và xác nhận sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông tin trong thông điệp dữ liệu được ký và phải được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu thì lúc đó mới được coi là chữ ký điện tử.

Hiện nay, các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử như chữ ký scan, chữ ký hình ảnh, mật khẩu sử dụng một lần (OTP), tin nhắn (SMS),… không phải là chữ ký điện tử.

Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn triển khai nghiệp vụ trong ngành ngân hàng, hải quan,… và nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử, khoản 4 Điều 22 của dự thảo Luật đã quy định việc sử dụng các hình thức xác nhận này được thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.

Về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể, chi tiết hơn dịch vụ lưu trữ và xác nhận tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu để tránh trùng lặp chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (về chứng thực).

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dịch vụ lưu trữ và xác nhận tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều 32 là việc bảo đảm thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ mà không bị chỉnh sửa, xoá trên môi trường điện tử.

Trong khi đó pháp luật về chứng thực, công chứng hiện hành quy định các hoạt động chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký trong giấy tờ; chứng thực hợp đồng; công chứng, chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng trên môi trường thực.

Do đó, hai loại dịch vụ này là khác nhau và quy định trong dự thảo Luật về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông liên quan đến nội dung này sẽ không chồng lấn chức năng, nhiệm vụ với Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động chứng thực.

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Thu Hường-Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Giao dịch điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Campuchia đạt mốc 20 tỷ USD

Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Campuchia đạt mốc 20 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Campuchia đã có bước tiến lớn, tăng trưởng trung bình hơn 20% trong giai đoạn 2015-2022 và vượt 10 tỷ USD vào năm 2022.
Việt Nam - Trung Quốc: Kết nối giao lưu doanh nghiệp để mở rộng hợp tác các lĩnh vực tiềm năng

Việt Nam - Trung Quốc: Kết nối giao lưu doanh nghiệp để mở rộng hợp tác các lĩnh vực tiềm năng

Để khơi thông dòng chảy, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam-Trung Quốc, điều cần làm là phải tăng cường giao lưu, kết nối doanh nghiệp hai bên.
Vị thế của Việt Nam với thế giới được quyết định bởi doanh nghiệp số, kinh tế số

Vị thế của Việt Nam với thế giới được quyết định bởi doanh nghiệp số, kinh tế số

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ, vị thế, uy tín của Việt Nam với thế giới được quyết định bởi doanh nghiệp số, kinh tế số
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Campuchia

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Campuchia

Sáng 11/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet đang thăm chính thức Việt Nam.
COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

Sau 1 tuần diễn ra Hội nghị COP28, các quốc gia đã đạt được những kết quả nổi bật tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận trong tuần tới.

Tin cùng chuyên mục

Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Dự kiến ngày 13-14/12 và 18/12, sẽ diễn ra Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phiên họp này sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.
Chủ tịch Quốc hội thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Udon Thani

Chủ tịch Quốc hội thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Udon Thani

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu Việt Nam thăm, dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Udon Thani.
Thủ tướng: Huy động nguồn lực là vấn đề quan trọng nhất để triển khai quy hoạch Cần Thơ

Thủ tướng: Huy động nguồn lực là vấn đề quan trọng nhất để triển khai quy hoạch Cần Thơ

Sáng ngày 10/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư TP. Cần Thơ.
Kinh tế thương mại là một điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Kinh tế thương mại là một điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Trong 20 năm qua, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và hiện nay Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Cao Tường Huy giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Phê chuẩn kết quả bầu ông Cao Tường Huy giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đã được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.
Thủ tướng: Khai thác tối đa 3 lợi thế nổi bật để Cà Mau đột phá phát triển toàn diện

Thủ tướng: Khai thác tối đa 3 lợi thế nổi bật để Cà Mau đột phá phát triển toàn diện

Chiều 9/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc

Sáng 9/12, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc.
Thủ tướng khảo sát 3 dự án công nghiệp, cao tốc, sân bay trọng điểm tại Cà Mau

Thủ tướng khảo sát 3 dự án công nghiệp, cao tốc, sân bay trọng điểm tại Cà Mau

Trưa 9/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi khảo sát 3 dự án công nghiệp, cao tốc, sân bay trọng điểm tại tỉnh Cà Mau.
Chủ tịch Quốc hội khai trương Phố Việt Nam tại Udon Thani của Thái Lan

Chủ tịch Quốc hội khai trương Phố Việt Nam tại Udon Thani của Thái Lan

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ khai trương Phố Việt Nam tại tỉnh Udon Thani - Phố Việt Nam đầu tiên tại Thái Lan cũng như trên toàn thế giới.
Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại hội nghị đối thoại với ngư dân tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau

Sáng 9/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Cà Mau.
Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên BB+

Fitch Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam lên BB+

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Fitch) đã nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ BB lên mức BB+ với triển vọng ổn định.
Việt Nam-Thái Lan tăng hợp tác kinh tế trên tinh thần cùng thắng, cùng có lợi

Việt Nam-Thái Lan tăng hợp tác kinh tế trên tinh thần cùng thắng, cùng có lợi

Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp Thái Lan đầu tư các vào các lĩnh vực năng lượng xanh, ôtô, thực phẩm, chế biến, dệt may, vật liệu điện tử, hóa chất...
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Belarus Golovchenko

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Thủ tướng Belarus Golovchenko

Chiều 8/12, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko đang có chuyến thăm chính thức tại Việt Nam từ ngày 6 - 9/12/2023.
Việt Nam - Thái Lan: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 25 tỷ USD

Việt Nam - Thái Lan: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 25 tỷ USD

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Việt Nam - Thái Lan cần phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 25 tỷ USD theo hướng cân bằng hơn.
Việt Nam - Belarus: Mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới, tiềm năng

Việt Nam - Belarus: Mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới, tiềm năng

Trong cuộc hội đàm, Thủ tướng hai nước Việt Nam và Belarus nhất trí mở rộng hợp tác sang lĩnh vực tiềm năng như công nghệ thông tin, chuyển đổi số, giáo dục.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV

Chiều nay 8/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV (Tiểu ban).
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắn nhủ ngư dân rằng: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là bảo vệ chính mình và thế hệ tương lai, đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước".
Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón, hội đàm với Thủ tướng Belarus

Chùm ảnh: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón, hội đàm với Thủ tướng Belarus

Sáng 8/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Cộng hòa Belarus Roman Golovchenko và Đoàn đại biểu Chính phủ Cộng hòa Belarus.
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất

Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông John Neffeur, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) và các lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu Hoa Kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động