Quốc hội thông qua dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành 94,74%

Sáng 22/6, với tỷ lệ biểu quyết tán thành đạt 94,74%, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Tiết giảm chi phí, đột phá hiệu quả

Ngày 22/6, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 21 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đã đọc báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Luật Giao dịch điện tử(sửa đổi) gồm 7 chương, 54 điều có một số điểm mới so với luật hiện hành. Theo đó, về phạm vi điều chỉnh, Luật chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định về nội dung, hình thức, điều kiện của giao dịch thuộc các lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Giao dịch trong lĩnh vực ào sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành của lĩnh vực đó.

Quốc hội thông qua dự thảo Luật Giao dịch Điện tử (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành 94,74%

Về trách nhiệm quản lý Nhà nước về giao dịch điện tử: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Thông tyin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về giao dịch điện tử trong lĩnh vực cơ yếu, chữ ký số chuyên dùng công vị trên cơ sở tiêu chuẩn, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chữ ký số theo quy định của pháp luật.

Báo cáo tai Quốc hội, ông Lê Quang Huy cho biết, đây là dự án Luật có tính chuyên môn sâu, nhiều vấn đề mới, đòi hỏi phải dành nhiều thời gian trao đổi, thảo luận để nghiên cứu, giải trình, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở ý kiến của các ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý, rà soát kỹ lưỡng nội dung và kỹ thuật lập pháp của dự thảo Luật, đồng thời xin ý kiến Chính phủ và lấy ý kiến các cơ quan có liên quan qua đó, đã có một số nội dung được tiếp thu, chỉnh lý của dự thảo Luật.

Về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: Phạm vi điều chỉnh của Luật chỉ quy định việc thực hiện giao dịch bằng phương tiện điện tử, không quy định nội dung, điều kiện, phương thức của giao dịch. Để thống nhất với phạm vi điều chỉnh, các quy định về công chứng, chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự, lưu trữ điện tử tại các điều 9, 13 và 19 của dự thảo Luật chỉ dẫn chiếu mà không quy định cụ thể để tránh chồng chéo, trùng lặp trong hệ thống pháp luật. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ nội dung này như dự thảo Luật và không bổ sung quy định chuyển tiếp liên quan đến công chứng, chứng thực tại Điều 53.

Về chữ ký điện tử (mục 1 Chương III): Có ý kiến đề nghị bổ sung các loại hình chữ ký điện tử khác ngoài chữ ký số đáp ứng đủ các điều kiện để bảo đảm chữ ký an toàn, giá trị pháp lý. Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, theo khoản 11 Điều 3 của dự thảo Luật, chữ ký điện tử được sử dụng để xác nhận chủ thể ký và xác nhận sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông tin trong thông điệp dữ liệu được ký và phải được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu thì lúc đó mới được coi là chữ ký điện tử. Hiện nay, các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử như chữ ký scan, chữ ký hình ảnh, mật khẩu sử dụng một lần (OTP), tin nhắn (SMS),… không phải là chữ ký điện tử. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn triển khai nghiệp vụ trong ngành ngân hàng, hải quan,… và nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử, khoản 4 Điều 22 của dự thảo Luật đã quy định việc sử dụng các hình thức xác nhận này được thực hiện theo quy định pháp luật có liên quan.

Về việc chuyển đổi từ văn bản giấy sang thông điệp dữ liệu và ngược lại để phù hợp thực tiễn ngành ngân hàng, hải quan: Tiếp thu ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội, Điều 15 đã được chỉnh lý nội dung yêu cầu chuyển đổi cần đáp ứng và giao Chính phủ quy định chi tiết, thể hiện như trong dự thảo Luật, phù hợp với thực tiễn ngành ngân hàng, hải quan.

Về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước (Chương V): Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, từ Điều 43 đến Điều 47 của Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định cụ thể về các loại hình giao dịch điện tử, các hoạt động, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và các quy định hỗ trợ nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử.

Quốc hội thông qua dự thảo Luật Giao dịch Điện tử (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành 94,74%
Với tỷ lệ biểu quyết đạt 94,74%, Quốc hội chính thức thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

Về phân loại rõ dữ liệu mở của cơ quan Nhà nước: Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định các Bộ, ngành sẽ công bố dữ liệu mở của ngành, lĩnh vực của mình. Để đảm bảo tính linh hoạt, dự thảo Luật giao Chính phủ quy định cụ thể, chi tiết nội dung này.

Về hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử (Chương VI): Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) quy định chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm giám sát hệ thống của mình; cơ quan nhà nước quản lý công tác báo cáo, tổng hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử bằng phương tiện điện tử. Ngoài ra, Luật còn chỉnh lý quy định về trách nhiệm có liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Thu Hường-Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Giao dịch điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội xuân 2024.
Quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Quyết liệt chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp xúc cử tri huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), thông tin nhiều nội dung về kinh tế năm 2023 và công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự diễn đàn Đông Nam Á và chủ trì Tọa đàm Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự diễn đàn Đông Nam Á và chủ trì Tọa đàm Việt Nam

Ngày 4/12, tại thủ đô Paris, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tham dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn Đông Nam Á và chủ trì Tọa đàm Việt Nam.
Việt Nam sơ tán 338 công dân tại khu vực chiến sự phía Bắc Myanmar về nước an toàn

Việt Nam sơ tán 338 công dân tại khu vực chiến sự phía Bắc Myanmar về nước an toàn

Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan sơ tán 338 công dân Việt Nam tại khu vực chiến sự phía Bắc Myanmar về nước an toàn.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự Diễn đàn Đông Nam Á tại Pháp

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham dự Diễn đàn Đông Nam Á tại Pháp

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn hợp tác thương mại và đầu tư với Đông Nam Á do Thượng viện Pháp chủ trì.

Tin cùng chuyên mục

Ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào

Ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Quốc hội hai nước Việt Nam và Lào sẽ phối hợp chặt chẽ để hai Chính phủ tăng cường hợp tác.
Việt Nam là hình mẫu thành công về ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam là hình mẫu thành công về ứng phó biến đổi khí hậu

Tại Hội nghị COP 28, Việt Nam được nhiều lần nhắc đến như một hình mẫu thành công cần được nhân rộng về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Dấu mốc quan trọng hiện thực hóa FTA Việt Nam - UAE

Dấu mốc quan trọng hiện thực hóa FTA Việt Nam - UAE

Chuyến công du của Thủ tướng tới UAE là dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa quyết định để hai bên thống nhất kết thúc đàm phán FTA Việt Nam-UAE ở cấp chính trị.
Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Diễn đàn Horasis châu Á 2023 tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam, châu Á và thế giới.
Chủ tịch Quốc hội lên đường dự Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội lên đường dự Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia - Lào - Việt Nam

Sáng 4/12, Chủ tịch Quốc hội lên đường tới thủ đô Vientiane dự Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ Nhất.
Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên quán triệt Nghị quyết Trung ương 8

Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên quán triệt Nghị quyết Trung ương 8

Ngày 4/12/2023, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng.
4 kết qủa nổi bật của Việt Nam tại Hội nghị COP28

4 kết qủa nổi bật của Việt Nam tại Hội nghị COP28

Sau 4 ngày tham dự Hội nghị COP28, Việt Nam đã khuyến nghị nhiều giải pháp nhằm thực hiện chuyển đổi năng lượng.
Bài 3: Cần hành động và chuyển động mạnh mẽ sau chất vấn

Bài 3: Cần hành động và chuyển động mạnh mẽ sau chất vấn

Đại biểu Quốc hội cho rằng, để hoạt động chất vấn có chất lượng và hiệu quả thì phải tăng cường việc giám sát thực hiện các kết luận chất vấn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Chiều 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G77 về BĐKH nhân dịp Hội nghị COP28.
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã thành công tốt đẹp

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã thành công tốt đẹp

Sau 3 ngày làm việc tích cực, nghiêm túc, trách nhiệm, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã thành công tốt đẹp.
Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII ra mắt Đại hội

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII ra mắt Đại hội

Hôm nay 3/12, ngày làm việc cuối cùng của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII đã ra mắt Đại hội.
Ủy ban Thương mại của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu họp lần 3

Ủy ban Thương mại của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu họp lần 3

Ngày 1/12, theo quy định của Hiệp định EVFTA và thống nhất giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), 2 bên đã tổ chức phiên họp lần thứ ba.
COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

Theo kế hoạch COP28 dự kiến công bố bản Đánh giá Toàn cầu đầu tiên về tiến trình thực hiện Thoả thuận Paris của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ứng phó với BĐKH.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch WEF và Tổng giám đốc HSBC

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch WEF và Tổng giám đốc HSBC

Chiều 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới Borge Brende và tiếp Tổng Giám đốc toàn cầu Tập đoàn HSBC.
Ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam trúng cử BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII

Ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam trúng cử BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII

Chiều tối qua (2/12), Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Cử tri, nhân dân đánh giá cao chất lượng phiên chất vấn, nội dung chất vấn đã đi đúng - trúng, thậm chí xoáy sâu vào các vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm.
Bài 1: Giám sát tới cùng các lời hứa, cam kết

Bài 1: Giám sát tới cùng các lời hứa, cam kết

Thông qua chất vấn, Quốc hội sẽ nắm được tình hình thực hiện các nghị quyết và việc thực hiện các lời hứa, cam kết của Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Bỉ, Chủ tịch Liên minh Bỉ Việt

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Bỉ, Chủ tịch Liên minh Bỉ Việt

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Bỉ, Chủ tịch Liên minh Bỉ - Việt (BVA) và một số doanh nghiệp EU.
Việt Nam là điểm đến tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh

Việt Nam là điểm đến tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp, quỹ đầu tư tiếp tục coi Việt Nam là địa điểm tin cậy để đến đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh.
Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, toàn diện

Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, toàn diện

Tại phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra ngày 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu chỉ đạo đại hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động