Thứ hai 12/05/2025 22:49

756 xe nông sản đang chờ thông quan tại các cửa khẩu khu vực biên giới phía Bắc

Diễn biến thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin tính đến 12h00 ngày 16/02/2020 còn 756 xe nông sản đang chờ thông quan.    

Cụ thể, tại tỉnh Lạng Sơn, Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đang tồn 376 xe nông sản, trái cây như thanh long, mít, ớt, nhãn (hơn ngày 15/02 là 84 xe); Cửa khẩu Tân Thanh không phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu, còn tồn 1 xe thanh long; Cửa khẩu Cốc Nam không phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu, còn tồn 10 xe nông sản, tạp hóa, da bò, mỹ phẩm; cửa khẩu Chi Ma còn tồn 4 xe (1 xe tái nhập khẩu thạch đen, 1 xe hồ tiêu, 2 xe quả sung khô); Ga Đồng Đăng đã nhập khẩu 19 toa bát đĩa sứ, còn tồn 22 toa thép tròn.

Cửa khẩu Kim Thành II (tỉnh Lào Cai), đang tồn hơn 365 xe trái cây các loại, chủ yếu là thanh long. Tại các tỉnh khác không có diễn biễn phát sinh so với báo cáo gửi ngày 14 - 15/2/2020.

Thanh long rớt giá do ảnh hưởng dịch Covid- 19

Tại một số cửa khẩu, lượng xe đang lên khu vực cửa khẩu tăng nhanh do thương lái, doanh nghiệp tăng cường chuyển hàng lên cửa khẩu khi thấy thông tin từ nhiều kênh khác nhau về việc xuất khẩu tại các cửa khẩu đang có tín hiệu thuận lợi.

Hiện, nhiều địa phương như Tiền Giang, Đồng Tháp, Bắc Giang, Bình Thuận,… đã và đang vào vụ thu hoạch nông sản, đặc biệt là các loại trái cây như thanh long, dưa hấu… trong khi phần lớn sản phẩm nông sản đều tập trung xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trước đó, để hạn chế lây lan của dịch bệnh do chủng viêm đường hô cấp do chủng vi rút mới Corona (Covid- 19), một số cửa khẩu xuất khẩu đã tạm thời đóng cửa ngừng thông quan nên một số mặt hàng nông sản như: thanh long, dưa hấu… gặp khó khăn trong tiêu thụ.

Đến ngày 3/2 Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị mở cửa và mới đây, chính quyền các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) đã đồng ý về chủ trương việc khôi phục lại từng phần hoạt động thương mại hàng hóa tại biên giới. Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh biên giới phía Bắc cho phép thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa, đồng thời đề nghị UBND các tỉnh phía Bắc không vì sức ép giải tỏa ùn tắc hàng hóa mà coi nhẹ các biện pháp phòng chống dịch.

Để hạn chế rủi ro, Bộ Công Thương trước đó cũng khuyến cáo các doanh nghiệp hạn chế đưa hàng hóa lên biên giới, trừ trường hợp đưa lên để xuất khẩu theo hình thức chính ngạch và phía đối tác Trung Quốc có khả năng nhận hàng. Doanh nghiệp cũng cần liên hệ với đối tác phía Trung Quốc để đàm phán chuyển đổi sang hình thức xuất khẩu chính ngạch và chủ động áp dụng các biện pháp sẵn sàng chuyển đổi như thay đổi bao bì, nhãn mác hàng hóa, dán tem truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm…

Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới, trong đó có việc chỉ đạo toàn bộ hệ thống Thương vụ, chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tham gia tìm kiếm và giới thiệu khách hàng mới, góp phần thúc đẩy chuyển hướng tiêu thụ nông, thủy sản, trái cây trong giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Tin cùng chuyên mục

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt