6 tháng đầu năm, tín dụng tăng 17,09%

Ngày 15/6, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Họp báo thông tin hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022. Theo đó, tín dụng tăng 17,09% so với cùng kỳ.
Tín dụng tăng vọt tháng cuối năm Tín dụng tăng 2,52%, tiếp tục chỉ đạo ngân hàng không chia cổ tức tiền mặt Tín dụng tăng 8,06%: Vốn vào bất động sản có nhiều rủi ro

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã thông tin một số kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/01/2022, Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, những tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã khẩn trương triển khai kịp thời các nhiệm vụ được giao.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, đồng thời sẵn sàng cung ứng đủ nguồn vốn cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước điều hành nghiệp vụ thị trường mở chủ động, linh hoạt nhằm đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, góp phần ổn định thị trường tiền tệ.

Trong điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành mặc dù chịu áp lực từ xu hướng nới lỏng tiền tệ, tăng lãi suất trên toàn cầu, nhằm tạo điều kiện để tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất - kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô, tiền tệ và mục tiêu chính sách tiền tệ; qua đó, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và ổn định lạm phát. Thanh khoản thị trường tiếp tục thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.

Trong điều hành tín dụng, ngay từ đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo, định hướng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; kết quả, đến ngày 9/6/2022, tín dụng tăng 8,15% so với cuối năm 2021, tăng 17,09% so với cùng kỳ năm 2021, phù hợp với diễn biến tích cực hơn của nền kinh tế. Nhờ đó, đã góp phần kích hoạt mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, tạo đà phục hồi các chỉ số vĩ mô, từ đó giúp nền kinh tế dần khôi phục và tăng trưởng.

6 tháng đầu năm, tín dụng tăng 17,09%
Họp báo thông tin hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2022

Đồng thời, ngành ngân hàng tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ tại các tổ chức tín dụng theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 và các Thông tư sửa đổi, bổ sung; chính sách giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng; chương trình cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất; các giải pháp về miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán...

Tính đến cuối tháng 4/2022, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ khi ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN là hơn 695 nghìn tỷ đồng cho trên 1,1 triệu khách hàng. Dư nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ hiện còn hơn 198 nghìn tỷ đồng của gần 680 nghìn khách hàng; lũy kế giá trị nợ đã được miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ là gần 91 nghìn tỷ đồng cho gần 490 nghìn khách hàng. Dư nợ miễn giảm lãi giữ nguyên nhóm nợ còn gần 18 nghìn tỷ đồng của hơn 166 nghìn khách hàng.

Triển khai Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai Nghị quyết 11; trình Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đồng thời, ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định của Chính phủ. Ngày 27/5/2022, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước 40.000 tỷ đồng theo Nghị định 31/2022/NDD-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Trong hoạt động thanh toán, khuôn khổ pháp lý và chính sách tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển đổi số hoạt động ngân hàng. Hoạt động chuyển đổi số ngành ngân hàng tiếp tục được quan tâm, triển khai. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021: Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng và 27,5% về giá trị; qua Internet tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng 56,52% và 111,62%; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.

Công tác truyền thông, giáo dục tài chính cũng được đẩy mạnh với nhiều chương trình được công chúng đón nhận tích cực như “Tiền khéo, tiền khôn”, “Tay hòm chìa khóa”... góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người dân khi sử dụng dịch vụ tài chính, qua đó thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, tài chính toàn diện.

Công tác tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu tiếp tục được triển khai tích cực. Sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục được giữ vững. Quy mô hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục tăng; năng lực tài chính, chất lượng quản trị, điều hành từng bước được củng cố, nâng cao, tiệm cận thông lệ quốc tế.

Phát biểu tại họp báo, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhận định, thời gian tới sẽ có nhiều khó khăn phải đối mặt, trong đó là nguy cơ lạm phát. Thậm chí, lạm phát đã không còn là nguy cơ mà đang hiện hữu. Các nước phát triển trên thế giới đang đối mặt với lạm phát tăng mạnh, các ngân hàng trung ương bắt đầu lộ trình tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tình hình tài chính tiền tệ toàn cầu nói chung có nhiều biến động sẽ tác động tới chúng ta vì Việt Nam có độ mở nền kinh tế khá lớn.

Trong nước, giá cả hàng hoá, xăng dầu cũng nóng lên thời gian gần đây, chịu tác động từ các biến động địa chính trị trên thế giới. Những vấn đề này sẽ tác động trực tiếp đến việc điều hành tỷ giá, lãi suất, cung tiền,… "Chúng tôi đã đánh giá những tác động này và sẵn sàng lường trước những bất lợi có thể lớn hơn nữa trong thời gian tới" - Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.

Dẫn số liệu lạm phát của của Mỹ trên 8%, Anh trên 9%, Thái Lan 7,1%, Thổ Nhĩ kỳ 73,5%, Hàn quốc 5,4%... lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định, tình hình tài chính tiền tệ của các quốc gia đang có rất nhiều biến động, gây áp lực đến kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, hiện nay, Việt Nam vẫn đang điều hành hết sức ổn định. Lạm phát đến cuối tháng 5/2022 mới chỉ 2,25%, trong đó chủ yếu là do yếu tố giá cả.

Thời gian tới, bám sát chỉ đạo của Chính phủ và các mục tiêu của Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 2022-2023, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, diễn biến dịch bệnh để điều hành đồng bộ, linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường...

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Thay vì quản lý theo cách “chờ đợi và quan sát” thì Fintech tại Việt Nam cần được chuyển sang cách tiếp cận mới “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi hơn.
Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Khác với các năm trước, mùa Đại hội cổ đông của các ngân hàng năm nay, kế hoạch mua bán - sáp nhập (M&A), chào bán cổ phần cho nhà đầu nước ngoài vắng bóng.
Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Câu chuyện đấu thầu vàng đang được dư luận rất quan tâm, song lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có các văn bản gửi các bộ, ngành chức năng nhằm tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.
Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2024

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2024

2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Tin cùng chuyên mục

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay, trao doanh nghiệp “Đặc quyền vượt trội” để bứt phá kinh doanh

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay, trao doanh nghiệp “Đặc quyền vượt trội” để bứt phá kinh doanh

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay, trao doanh nghiệp nhiều đặc quyền vượt trội “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.
Tín dụng bất động sản đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng nhưng cho vay nhà ở xã hội thấp

Tín dụng bất động sản đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng nhưng cho vay nhà ở xã hội thấp

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2018 đến nay, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản có tỷ lệ tăng trưởng cao, đến cuối năm 2023 đạt khoảng 2,88 triệu tỷ đồng
VietinBank ra mắt sản phẩm dành riêng cho khách hàng kinh doanh và tặng ưu đãi đến 1.000.000 VNĐ

VietinBank ra mắt sản phẩm dành riêng cho khách hàng kinh doanh và tặng ưu đãi đến 1.000.000 VNĐ

Từ ngày 16/04 đến 16/12, VietinBank dành tặng khách hàng kinh doanh sản phẩm “Siêu ưu đãi lãi, phí” cùng vô vàn quà tặng bằng tiền và ấn phẩm VietQR hấp dẫn.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/4/2024: Xuất hiện ngân hàng phá "đáy" lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/4/2024: Xuất hiện ngân hàng phá "đáy" lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/4/2024, lãi suất tiết kiệm 15/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Từ ngày mai (15/4), seri của tiền mới in sẽ được quản lý như thế nào?

Từ ngày mai (15/4), seri của tiền mới in sẽ được quản lý như thế nào?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 01/2024/TT-NHNN quy định về quản lý seri tiền mới in. Thông tư có hiệu lực từ ngày mai (15/4).
Ngân hàng NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện trong năm 2024

Ngân hàng NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện trong năm 2024

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB), đã thông qua kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đề xuất gói tín dụng 50.000 tỉ đồng cho ngành lâm, thủy sản

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đề xuất gói tín dụng 50.000 tỉ đồng cho ngành lâm, thủy sản

Nếu hết gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đề xuất gói 45.000 tỉ, thậm chí 50.000 tỉ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp lâm, thủy sản vượt khó.
Mở rộng gói tín dụng, hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD

Mở rộng gói tín dụng, hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD

Nhằm hỗ trợ lĩnh vực lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD, Chương trình tín dụng 15.000 tỉ đã được ngành ngân hàng mở rộng lên 30.000 tỉ đồng.
Doanh nghiệp hưởng phí ưu đãi từ BAC A BANK, sẵn sàng kinh doanh bứt phá trong năm 2024

Doanh nghiệp hưởng phí ưu đãi từ BAC A BANK, sẵn sàng kinh doanh bứt phá trong năm 2024

Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai Chương trình “Phí cạnh tranh - Kinh doanh bứt phá” ngay từ những ngày đầu năm 2024 với nhiều nội dung ưu đãi hấp dẫn
Thúc đẩy sản xuất dừa bền vững với tín dụng xanh

Thúc đẩy sản xuất dừa bền vững với tín dụng xanh

Dừa được công nhận là cây công nghiệp mũi nhọn với kim ngạch gần 1 tỷ USD/năm. Việc được hỗ trợ tài chính xanh sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất dừa bền vững.
Xử lý chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước tăng cung vàng miếng SJC

Xử lý chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước tăng cung vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ thực hiện tăng cung vàng miếng SJC để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới.
Chưa bao giờ tiền gửi ngân hàng tăng cao như hiện nay

Chưa bao giờ tiền gửi ngân hàng tăng cao như hiện nay

Chưa bao giờ tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tăng cao như hiện nay, năm qua tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng hơn 1 triệu tỷ, của cư dân tăng thêm 500.000 tỷ.
Hàng loạt vụ lừa đảo mất tiền tỉ trong tài khoản ngân hàng, chứng khoán: Nhận diện "bẫy trực tuyến" nguy hiểm

Hàng loạt vụ lừa đảo mất tiền tỉ trong tài khoản ngân hàng, chứng khoán: Nhận diện "bẫy trực tuyến" nguy hiểm

Tại Việt Nam, hàng triệu người đã bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản và các vụ việc vẫn đang gia tăng theo cấp số nhân.
Ngân hàng Nhà nước “nới” hạn mức giao dịch qua ví điện tử

Ngân hàng Nhà nước “nới” hạn mức giao dịch qua ví điện tử

Ngân hàng Nhà nước đề xuất không áp dụng hạn mức ví điện tử với các giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.
Ngân hàng SCB đóng cửa hơn 50 phòng giao dịch, lãi suất tiền gửi thấp nhất thị trường

Ngân hàng SCB đóng cửa hơn 50 phòng giao dịch, lãi suất tiền gửi thấp nhất thị trường

Hơn 1 năm bị kiểm soát đặc biệt, SCB đã đóng cửa 54 phòng giao dịch tại 9 tỉnh thành. Đồng thời, đưa lãi suất tiền gửi nhiều kỳ hạn về mức thấp nhất thị trường.
Techcombank được Global Finance vinh danh Ngân hàng tốt nhất Việt Nam

Techcombank được Global Finance vinh danh Ngân hàng tốt nhất Việt Nam

Techcombank vừa được Global Finance vinh danh là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong khuôn khổ lễ trao giải lần thứ 31 “Ngân hàng tốt nhất thế giới".
MB quyết thu hồi khoản nợ của Công ty Quan Minh

MB quyết thu hồi khoản nợ của Công ty Quan Minh

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tiếp tục thể hiện quan điểm xuyên suốt, yêu cầu Công ty Quan Minh thực hiện thanh toán toàn bộ nghĩa vụ gốc, lãi tại MB.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 10/4/2024: Các nhà băng đồng loạt tăng lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 10/4/2024: Các nhà băng đồng loạt tăng lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 10/4/2024, lãi suất tiết kiệm 10/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Đề xuất Công ty tài chính được mua, bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Đề xuất Công ty tài chính được mua, bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 2 Thông tư 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
Hoàn thành việc xử lý các Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém trong năm 2024

Hoàn thành việc xử lý các Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém trong năm 2024

Đó là yêu cầu của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú tại Hội nghị trực tuyến về Quỹ tín dụng nhân dân năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động