50 công ty Mỹ và phương Tây “nâng cấp” UAV của Nga ở Ukraine?

Nhiều công ty của Mỹ và phương Tây được cho là đang cung cấp linh kiện chế tạo UAV cảm tử của Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine.
Tại sao Nga lại sử dụng tiêm kích tàng hình Su-57 tại Ukraine?

Theo báo cáo độc quyền mới nhất của CNN, cơ quan tình báo của Ukraine cho biết, lực lượng này đã tiến hành “khám nghiệm” xác một chiếc máy bay không người lái (UAV) của Nga mới bị bắn hạ gần đây ở chiến trường Ukraine.

Xác một chiếc UAV cảm tử của Nga bị bắn hạ ở Ukraine.
Xác một chiếc UAV cảm tử của Nga bị bắn hạ ở Ukraine.

Kết quả cho thấy, đa số các linh kiện trên chiếc UAV này đều do công ty của Mỹ chế tạo, hơn nữa, loại UAV này còn bị Mỹ cáo buộc là do Iran chế tạo để hỗ trợ Nga và đã ban hành lệnh trừng phạt Iran.

CNN cho hay, trong 52 linh kiện của UAV này thì có đến 40 linh kiện do 13 doanh nghiệp Mỹ chế tạo, 12 linh kiện còn lại xuất xứ từ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển và Canada. Hiện nay, chưa có bằng chứng rõ ràng về việc các công ty này cố tình vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.

Ngoài ra, CNN đã phỏng vấn một số doanh nghiệp liên quan đến vấn đề này, các doanh nghiệp đều khẳng định tuân thủ luật pháp của Mỹ, không bán sản phẩm cho Nga và Iran, một số doanh nghiệp còn lên án hành động xuất khẩu linh kiện cho Iran và Nga khi chưa được sự chấp thuận của Chính phủ Mỹ.

Iran được cho là đang cung cấp UAV cho Nga.
Iran được cho là đang cung cấp UAV cho Nga.

Một cựu quan chức Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran và Nga thường lách lệnh trừng phạt bằng cách dàn dựng hợp đồng “ma” hoặc thông qua nước thứ ba để mua các linh kiện cần thiết cho việc chế tạo các vũ khí như vậy, thủ đoạn này rất đơn giản nhưng để “lật tẩy” được các công ty tham gia vào hoạt động này thì lại mất nhiều năm.

Bên cạnh đó, các giao dịch của một số linh kiện điện tử nhỏ vốn rất khó theo dõi, một phần vì ngành này phụ thuộc nhiều vào các nhà phân phối và đại lý bên thứ ba, một phần vì những sản phẩm này rẻ, dễ kiếm và dễ bị che giấu.

Không chỉ là CNN đưa thông tin này, nhiều nhà quan sát quân sự quốc tế thời gian gần đây cũng bày tỏ nghi vấn về việc UAV Nga sử dụng ở Ukraine có nguồn gốc từ Mỹ và phương Tây.

Các chuyên gia này cho rằng, kể từ đầu tháng 10/2022 đến nay, Nga đã tăng cường sử dụng UAV tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine, dù những máy bay này do Nga hoặc Iran sản xuất nhưng một số công nghệ chủ chốt bên trong vẫn bắt nguồn từ Mỹ và châu Âu.

Chuyên gia về máy bay không người lái Ukraine ông Pavlo Kaschuk đã nghiên cứu những UAV Nga mà quân đội của họ thu giữ được trên chiến trường. “Đây là Orlan-10, một UAV cơ bản của Nga”, ông Kaschuk nói và tháo rời các bộ phận của UAV này.

Con chip gắn bên trong có ký hiệu U-Blox - logo của một công ty Thụy Sỹ. “Nhiệm vụ của con chip này là định hướng trên bầu trời. Không có nó, UAV sẽ không biết phải bay đi đâu”, ông Kaschuk chỉ rõ.

UAV sử dụng công nghệ AI của Nga tại Ukraine.
UAV sử dụng công nghệ AI của Nga tại Ukraine.

Trong khi đó, chính phủ Ukraine cũng tuyên bố có bằng chứng cho thấy, nhiều bộ phận tương tự từ một số máy bay không người lái của Nga hoặc máy bay không người lái Iran mà Nga sử dụng, do các công ty Maxim và Microchip của Mỹ sản xuất.

Phía Ukraine cho biết thêm, có ít nhất 6 công ty Mỹ sản xuất chip tương thích với GLONASS - hệ thống định vị của Nga dựa vào các vệ tinh trong không gian bay xung quanh trái đất, một giải pháp thay thế cho Hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

Ông Yaroslav Yurchyshyn, một nhà lập pháp Ukraine phụ trách điều tra việc sử dụng máy bay không người lái Nga đã nói với Thượng Nghị sỹ Dân chủ Mỹ Dick Durbin rằng công nghệ Mỹ đang được sử dụng trong máy bay không người lái của quân đội Nga và điều này rất đáng lo ngại. Ông Durbin đã nêu vấn đề này trong cuộc họp với các quan chức chính phủ Mỹ.

Hiện nay, UAV đang là “át chủ bài” của Nga ở Ukraine, giải pháp này đang phát huy hiệu quả tuyệt vời trên chiến trường này. Hồi đầu tháng 12/2022, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho hay cơ quan chức năng nước này đang xác minh thông tin liên quan nghi vấn phụ tùng của một công ty Canada được phát hiện trong mẫu UAV của Iran sản xuất mà Nga sử dụng tại Ukraine.

Theo đó, một ăng ten được sản xuất bởi công ty Tallysman Wireless có trụ sở tại Ottawa (Canada) được phát hiện trong UAV tấn công Shahed-136 của Iran. Mẫu UAV này gần đây được Nga sử dụng trong chiến sự, khi Moscow tập trung gây thiệt hại hạ tầng năng lượng Ukraine.

Hiện, vấn đề này đang gây tranh cãi trong nội bộ Mỹ và phương Tây, và vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng, trong khi UAV Nga đang ngày càng “đáng gờm” trên chiến trường Ukraine.

Bình Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp quốc phòng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Chiều 24/11, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Đề nghị làm rõ quy định về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng

Đề nghị làm rõ quy định về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng

Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
AK-19 của Nga tạo sức hút lớn trong diễn đàn quân sự Army-2023

AK-19 của Nga tạo sức hút lớn trong diễn đàn quân sự Army-2023

Không cháy trong lửa, không chìm trong nước là những tính năng nổi bật nhất của khẩu súng hiện đại này, ngoài ra súng còn sử dụng đạn tiêu chuẩn NATO.
Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ: Còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ

Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ: Còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ

Sáng 9/6, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và tiền chất thuốc nổ.
Bài 5: Quản lý tiên tiến để thúc đẩy tốc độ hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng

Bài 5: Quản lý tiên tiến để thúc đẩy tốc độ hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng

Những sản phẩm của ngành công nghiệp quốc phòng có được chính là nhờ việc đầu tư đúng hướng cho đội ngũ làm công tác khoa học; công tác nghiên cứu khoa học.

Tin cùng chuyên mục

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Chiều 8/11 Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và tiến hành thảo luận tại tổ.
Gian hàng quốc gia Việt Nam tại triển lãm quốc phòng và an ninh 2023

Gian hàng quốc gia Việt Nam tại triển lãm quốc phòng và an ninh 2023

Từ ngày 6-9/11/2023, triển lãm Quốc phòng và An ninh 2023 chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm IMPACT ở Bangkok, Thái Lan.
Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Chiều 19/9, tại Hà Nội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh và Viện Nghiên cứu lập pháp đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghiệp quốc phòng tự chủ hiện đại

Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghiệp quốc phòng tự chủ hiện đại

Với công nghiệp quốc phòng (CNQP), con người đặc biệt quan trọng, bởi đây là lĩnh vực khó nhất trong tất cả các ngành công nghiệp. Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng.
Bài 4: Mở rộng liên kết công nghiệp quốc phòng với công nghiệp quốc gia

Bài 4: Mở rộng liên kết công nghiệp quốc phòng với công nghiệp quốc gia

Sản phẩm công nghiệp quốc phòng ngày càng đa dạng, lưỡng dụng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bài 3: Nhận diện các luận điệu chống phá quá trình hiện đại hóa lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Bài 3: Nhận diện các luận điệu chống phá quá trình hiện đại hóa lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Thời gian qua, năng lực của công nghiệp quốc phòng của chúng ta đã được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm.
Bài 2: Làm chủ công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa vũ khí trong điều kiện mới

Bài 2: Làm chủ công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa vũ khí trong điều kiện mới

Công nghiệp quốc phòng là một bộ phận của công nghiệp quốc gia, một phần quan trọng của thực lực và tiềm lực quốc phòng - an ninh của một quốc gia.
Bài 1: Nên "sửa sang giáo mác" để phòng việc bất ngờ

Bài 1: Nên "sửa sang giáo mác" để phòng việc bất ngờ

Phát triển nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội.
Đại tướng Phan Văn Giang nói gì về lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Đại tướng Phan Văn Giang nói gì về lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Theo Đại tướng Phan Văn Giang, việc chuẩn bị từ sớm, từ xa để ứng phó sự cố rất quan trọng. Vì vậy, đề nghị các ĐBQH ủng hộ vấn đề lập Quỹ phòng thủ dân sự.
Bí ẩn về siêu pháo bắn đạn hạt nhân của quân đội Mỹ

Bí ẩn về siêu pháo bắn đạn hạt nhân của quân đội Mỹ

Pháo M65 là vũ khí do Mỹ chế tạo và có đủ sức mạnh san phẳng cả thành phố chỉ với một phát bắn.
Phấn đấu làm chủ công nghệ lõi chế tạo vũ khí công nghệ cao

Phấn đấu làm chủ công nghệ lõi chế tạo vũ khí công nghệ cao

Thời gian tới, công tác khoa học quân sự phấn đấu từng bước làm chủ những công nghệ lõi trong nghiên cứu thiết kế, chế tạo các chủng loại vũ khí, thiết bị kỹ thuật, nhất là vũ khí công nghệ cao,...
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn kết trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn kết trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng gắn kết chặt chẽ và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia
GS. VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng

GS. VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng

GS. VS Trần Đại Nghĩa là nhà khoa học lớn và là người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự, công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Thực hư bí mật về “Thiên nga trắng” Tu-160 của Nga có nguy cơ rơi vào tay Mỹ

Thực hư bí mật về “Thiên nga trắng” Tu-160 của Nga có nguy cơ rơi vào tay Mỹ

Mới đây, 1 kỹ sư hàng không người Nga đã bí mật trốn sang Mỹ, người này sẵn sàng tiết lộ bí mật về mẫu oanh tạc cơ siêu thanh lớn nhất thế giới Tu-160 của Nga.
Quân sự thế giới hôm nay (15-2): Malaysia cảnh báo hậu quả từ cắt giảm ngân sách quốc phòng

Quân sự thế giới hôm nay (15-2): Malaysia cảnh báo hậu quả từ cắt giảm ngân sách quốc phòng

Quân sự thế giới hôm nay (15-2) gồm những thông tin quan trọng: Malaysia cảnh báo hậu quả từ việc cắt giảm ngân sách quốc phòng...
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nói gì về việc lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nói gì về việc lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Chiều 14/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Xe tăng T-90M là một “con thú”, không phải là một cỗ máy ở Ukraine!

Xe tăng T-90M là một “con thú”, không phải là một cỗ máy ở Ukraine!

Bất chấp phương Tây liên tục hỗ trợ Ukraine vũ khí chiến đấu hạng nặng, xe tăng T-90M của Nga vẫn được đánh giá là “cơn ác mộng” của quân đội Ukraine.
Đề xuất 5 chính sách cốt lõi phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Đề xuất 5 chính sách cốt lõi phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Công nghiệp quốc phòng, an ninh là ngành đặc thù, phải được chăm lo xây dựng và phát triển theo một cơ chế đặc thù và được ưu tiên trong đầu tư phát triển.
Đại tướng Phan Văn Giang: Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chế tạo một số loại vũ khí mới, hiện đại

Đại tướng Phan Văn Giang: Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chế tạo một số loại vũ khí mới, hiện đại

Đại tướng Phan Văn Giang chỉ đạo Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chế tạo một số loại vũ khí trang bị mới, hiện đại.
Công nghiệp vũ khí Mỹ và châu Âu năm 2022 thu lợi “khủng” từ xung đột Nga - Ukraine

Công nghiệp vũ khí Mỹ và châu Âu năm 2022 thu lợi “khủng” từ xung đột Nga - Ukraine

Nhiều số liệu cho thấy, hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc xung đột Nga - Ukraine chính là các tổ hợp công nghiệp chế tạo vũ khí của Mỹ và châu Âu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động