5 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu đường tăng đột biến từ các nước ASEAN

Hiệp hội Mía đường Việt Nam nhận định, 5 tháng đầu năm 2022 đã có hiện tượng bất thường khi nhập khẩu đường tăng đột biến so với cùng kỳ từ các nước ASEAN.
Nhập khẩu đường tăng vọt bất thường Doanh nghiệp nào được tham gia đấu giá nhập khẩu đường theo hạn ngạch thuế quan?

Nhập khẩu tăng mạnh từ các nước ASEAN

Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2022 đã ghi nhận đường nhập khẩu từ các nước ASEAN (Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar) vào Việt Nam đã tăng đáng kể so với cùng kỳ.

nhập khẩu đường (ảnh minh họa)
Ảnh minh họa

Cụ thể, 5 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu đường từ Campuchia tăng 115% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu đường từ Indonesia tăng 304%; nhập khẩu đường từ Lào tăng 176%; nhập khẩu đường từ Malaysia tăng 209%; nhập khẩu đường từ Myanmar tăng 64%.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam nhận định, trong 5 tháng đầu năm 2022 đã có hiện tượng bất thường khi nhập khẩu đường tăng đột biến so với cùng kỳ (tăng 169%) từ các nước ASEAN có trình độ sản xuất đường tương đương hoặc thấp hơn vào Việt Nam và các nước nêu trên trong cùng thời gian đã gia tăng nhập khẩu đường từ Thái Lan.

Cùng với nguồn cung nhập khẩu từ thị trường các nước ASEAN, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho hay, trong tháng 6/2022 các hoạt động gian lận thương mại đường tiếp tục hoạt động mạnh và đường lậu tiếp tục thống trị thị trường, khiến cho đường làm từ mía rất khó tiêu thụ.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam dẫn chứng, Công an huyện Mộc Hóa ngày 10/6/2022 thông tin về lô hàng hóa 700 bao đường tinh luyện được sản xuất ngày 1/2/2022 tại nhà máy Baanrai Sugar Iindustry Co., LTD, địa chỉ 88 Moo 12, Tubluang District, Amphur Banrai Uthaitani 61140, Thái Lan đang trên đường đưa đi tiêu thụ. Tuy nhiên hàng hóa lưu thông trên thị trường không có nhãn phụ và chủ hàng không xuất trình được tờ khai nhập khẩu.

Còn tại Quảng Trị, đêm ngày 10 rạng sáng 11/6, qua công tác nắm địa bàn, lực lượng Biên phòng tỉnh Quảng Trị phát hiện các đối tượng lợi dụng trời mưa dông để vận chuyển một lượng lớn đường cát trắng nhập lậu trái phép.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho hay, trong nửa đầu tháng 6/2022, nguồn cung đường từ nhập khẩu tiếp tục đưa đường vào thị trường thông qua nhập khẩu trực tiếp chính ngạch từ các nước ASEAN và đường gian lận thương mại qua biên giới Tây Nam với Campuchia và Lào đang tràn vào, cộng với đường từ vụ ép 2021/22 và cả đường lỏng siro ngô tiếp tục được nhập khẩu. Các nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ đường chưa tăng nên các loại đường giá rẻ có nguồn gốc nhập khẩu đặc biệt là đường nhập lậu tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường.

Nửa cuối tháng 6/2022, tại một số địa phương trong nước xuất hiện thời tiết nắng nóng, thông thường các năm trước là yếu tố hỗ trợ cho việc gia tăng tiêu thụ đường của các nhà máy. Tuy nhiên, năm nay trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi chậm và sự hiện diện của khối lượng lớn đường nhập lậu, đường và chất ngọt nhập khẩu chính ngạch trên thị trường khiến cho đầu ra của đường sản xuất từ mía bị thu hẹp. Các nhà máy dù có nỗ lực giảm giá bán đường để có tiền thanh toán mía cho nông dân và đầu tư cho vụ mía kế tiếp, nhưng cũng không đẩy được sản lượng tiêu thụ.

Số liệu từ Hiệp hội mía đường Việt Nam
Số liệu từ Hiệp hội mía đường Việt Nam

Sự bế tắc đầu ra tháng thứ 5 liên tục đang đe dọa nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng mía đường và cùng với tình trạng các loại vật tư nông nghiệp tăng giá đã khiến cho nỗ lực phục hồi vùng nguyên liệu mía của ngành đường Việt Nam gặp nhiều trở ngại.

Trước tình trạng này, ngày 13/6/2022 Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có văn bản gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước kêu cứu về tình trạng gian lận thương mại đường nhập lậu hủy diệt ngành đường Việt Nam. “Các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều hoạt động để ngăn chặn hoạt động gian lận thương mại và rất nhiều hành vi gian lận thương mại đường nhập lậu đã được phát hiện tại hầu như tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, tất cả các vụ việc phát hiện cho đến nay chỉ được xử lý hành chính và hầu như không có tác dụng răn đe khiến hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu bùng phát cuối từ tháng 12/2021 cho đến nay vẫn chưa giảm nhiệt”, đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết.

Giá đường Việt Nam vẫn ở mức thấp

Ngày 27/6/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 11/2022/TT-BCT quy định về việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá.

Theo đó, Bộ Công Thương công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường bằng phân giao theo phương thức đấu giá sau khi nhận được văn bản thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định về lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường, căn cứ vào diễn biến tình hình cung cầu mặt hàng đường tại từng thời điểm. Bộ Công Thương xác định thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường theo phương thức đấu giá trên cơ sở trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính.

Trước đó, ngày 16/5/2022, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 943/QĐ-BCT gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía thêm 2 tháng, theo đó thời hạn kết thúc điều tra vụ việc là ngày 21/7/2022.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam đánh giá, việc triển khai thực hiện Thông tư số 11/2022/TT-BCT và Quyết định số 943/QĐ-BCT trong tháng 7/2022 sẽ có tác động lớn đến thị trường đường trong thời gian sắp đến.

Số liệu từ Hiệp hội mía đường Việt Nam
Số liệu từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam

Tuy nhiên, các nguồn cung hiện đang dồi dào trong khi nhu cầu tiêu thụ đường chưa tăng nên sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 7/2022 và ưu thế thị trường vẫn thuộc về các loại đường và chất ngọt có nguồn gốc nhập khẩu và giá đường trong nước sẽ có diễn biến gắn với giá đường thế giới. Giá đường tại thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục ở mức thấp hơn so với giá đường của các quốc gia trồng mía lân cận (Trung Quốc, Indonesia, Philippines).

Đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết: Trong tháng 6/2022 các nhà máy của ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ mía 2021/22. Lũy kế đến kết thúc vụ toàn ngành đã ép được 7.523.728 tấn mía, sản xuất được 741,666 tấn đường. So sánh cùng kỳ với vụ ép mía 2020/21 cho thấy sự tăng trưởng với sản lượng mía ép đạt 111,63% và sản lượng đường đạt 107,51%.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá đường hôm nay

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Gạo Việt Nam tiếp tục bị cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu truyền thống

Philippines đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung gạo, tìm đến những nhà cung ứng tiềm năng, ngoài Việt Nam, điều này tạo nên sức ép cạnh tranh cho ngành lúa gạo
Quý I/2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 100% so với cùng kỳ

Quý I/2024, xuất siêu nông lâm thủy sản tăng gần 100% so với cùng kỳ

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 13,53 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất siêu 3,36 tỷ USD tăng 96,5%.
Tình trạng khan hàng tại Việt Nam đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng cao

Tình trạng khan hàng tại Việt Nam đẩy giá cà phê xuất khẩu tăng cao

Giá cà phê Robusta bật tăng 2,71%, tạo đỉnh mới trong 30 năm, giá Arabica tăng thêm 1,38%, lên mức cao nhất trong ba tuần.
2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 291,51 triệu USD

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 291,51 triệu USD

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam thu về 291,51 triệu USD tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu thủy sản sang Australia tăng trưởng 2 con số

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Australia đạt 45,15 triệu USD, tăng 18,06% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Indonesia

Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hạt điều từ Indonesia

2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia 9.122 tấn hạt điều trị giá gần 10,5 triệu USD, tăng 218% về lượng và tăng 205,3% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Đẩy nhanh mở cửa thị trường sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc

Đẩy nhanh mở cửa thị trường sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc

Cục Bảo vệ thực vật vừa có văn bản yêu cầu các địa phương rà soát, tổng hợp vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi và sầu riêng đông lạnh xuất sang Trung Quốc.
Hội nghị quy tắc xuất xứ trong AKFTA: Thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng

Hội nghị quy tắc xuất xứ trong AKFTA: Thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng

Kết quả Hội nghị Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Asean- Hàn Quốc (AKFTA) vừa được ban tổ chức công bố với việc thống nhất tiêu chí xuất xứ đa số dòng hàng.
Giá cà phê xuất khẩu tăng khi dự báo nguồn cung từ Việt Nam giảm 20%

Giá cà phê xuất khẩu tăng khi dự báo nguồn cung từ Việt Nam giảm 20%

Vicofa dự báo sản lượng vụ này khoảng 1,6 - 1,7 triệu tấn. Giá Robusta tăng khi xuất khẩu cà phê của Việt Nam được dự báo có thể giảm 20%.
Hàn Quốc đang đề xuất siết kiểm soát thủy sản nhập khẩu

Hàn Quốc đang đề xuất siết kiểm soát thủy sản nhập khẩu

Các chủng nấm Chytrid và bệnh Ranavirus được đưa vào diện kiểm soát trong dự thảo “Đạo luật kiểm soát dịch bệnh thủy sản" của Hàn Quốc.
Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ

Xuất khẩu cua, ghẹ sống tăng đột phá, cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ

2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cua, ghẹ sống của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt 11,3 triệu USD.
2 tháng đầu năm: Malaysia là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

2 tháng đầu năm: Malaysia là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất từ Malaysia trong 02 tháng đầu năm, chiếm hơn 38-39% trong tổng lượng và kim ngạch nhập khẩu, đạt 583.964 tấn.
2 tháng đầu năm: Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang 80 thị trường

2 tháng đầu năm: Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang 80 thị trường

2 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 131 triệu USD, tăng 21%. Đáng chú ý, xuất khẩu cá ngừ sang nhiều thị trường đang tăng phi mã.
Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho Đức

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho Đức

Trong 5 nguồn cung hồ tiêu ngoại khối chủ yếu của Đức, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất trong năm 2023.
Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ năm 2024

Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ năm 2024

Sáng ngày 26/3, UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ năm 2024.
Tỷ giá USD suy yếu thúc đẩy giá cà phê Arabica tăng trở lại

Tỷ giá USD suy yếu thúc đẩy giá cà phê Arabica tăng trở lại

Tỷ giá USD/BRL suy yếu đã lấn át tốc độ hồi phục của dữ liệu tồn kho trên Sở ICE-US, từ đó thúc đẩy lực tăng đối với giá cà phê Arabica.
Nhập khẩu lúa mì từ Brazil tăng mạnh gần 93%

Nhập khẩu lúa mì từ Brazil tăng mạnh gần 93%

Tháng 2/2024 nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil tăng mạnh 92,5% về lượng, tăng 87,9% về kim ngạch nhưng giảm 2,4% về giá so với tháng 1/2024.
Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng kỷ lục

Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng kỷ lục

2 tháng đầu năm nay, Trung Quốc xuất khẩu 15,9 triệu tấn thép, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái - mức cao nhất kể từ năm 2016.
Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

Hoa Kỳ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp cá tra Việt Nam so với mức sơ bộ ban hành vào tháng 9/2023.
Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam

2 tháng đầu năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam với sản lượng đạt 8.735 tấn, tương đương 36,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 28,3%.
2 tháng đầu năm: Tôm Việt "chiếm lĩnh" thị trường Trung Quốc và Mỹ

2 tháng đầu năm: Tôm Việt "chiếm lĩnh" thị trường Trung Quốc và Mỹ

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng mạnh.
Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 3 của Việt Nam

2 tháng đầu năm 2024, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 3 của Việt Nam.
Trái ớt Việt Nam bị tăng kiểm tra tại Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)

Trái ớt Việt Nam bị tăng kiểm tra tại Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)

Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm.
Lào Cai: Bàn giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa qua tuyến đường sắt

Lào Cai: Bàn giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa qua tuyến đường sắt

Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trao đổi các giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa
Giá cà phê xuất khẩu tăng 4 tuần liên tiếp, chạm mức giá cao nhất

Giá cà phê xuất khẩu tăng 4 tuần liên tiếp, chạm mức giá cao nhất

Khép lại tuần giao dịch 18 - 24/3, giá cà phê Robusta tăng 1,51%, đánh dấu tuần tăng thứ 4 liên tiếp và chạm mức giá cao nhất trong 30 năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động