5 sự kiện nổi bật của thị trường hàng hóa thế giới năm 2024

Năm 2024 tiếp tục là một năm đầy biến động và không ít bất ngờ diễn ra trên thị trường hàng hóa thế giới.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/2/2024: Thị trường hàng hóa thế giới trầm lắng trong ngày nghỉ lễ President's day Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 6/5: Đứt chuỗi tăng, giá nhiều hàng hóa nguyên liệu lao dốc Thị trường hàng hóa hôm nay 16/9: Thị trường hàng hóa thế giới trải qua tuần giao dịch sôi động

Từ xung đột địa chính trị “nóng” vượt ra khỏi biên giới của khu vực, các ngân hàng trung ương lớn đồng loạt nới lỏng chính sách tiền tệ hay biến đổi khí hậu tác động nặng nề lên hoạt động sản xuất, nguồn cung nông sản toàn cầu… Tất cả những sự kiện này đều góp phần định hình dòng chảy hàng hóa toàn cầu trong năm qua.

Sau đây là 5 sự kiện nổi bật gây ảnh hưởng lên thị trường hàng hóa trong năm 2024 được Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) điểm lại.

1. “Chảo lửa” Trung Đông làm “nóng” thị trường dầu thô và kim loại quý

Tháng 4/2024, thị trường dầu thô và kim loại quý thế giới rung lắc dữ dội theo diễn biến nóng của tình hình địa chính trị tại khu vực Trung Đông. Chỉ trong vòng một tuần đầu tháng 4, giá dầu thô tăng 6 phiên liên tiếp. Đáng chú ý, kết thúc phiên giao dịch ngày 5/4, giá dầu thô Brent đã vượt mốc 91 USD/thùng; giá dầu thô WTI cũng chạm 87 USD/thùng, lên mức đỉnh trong vòng hơn 5 tháng. Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng hơn một năm qua.

Thị trường kim loại quý cũng gây chú ý khi khép lại tuần giao dịch ngày 8 - 14/4, các mặt hàng thay phiên nhau thiết lập mức đỉnh mới. Trong đó, giá bạc và giá bạch kim nối dài đà tăng sang tuần thứ ba liên tiếp. Sau khi chạm mức đỉnh cao nhất một năm trong tuần giao dịch trước, giá bạc tiếp tục chinh phục mức đỉnh cao nhất ba năm, chốt tuần tại mức 28,33 USD/ounce. Ấn tượng, giá bạch kim đã vượt mốc 1.000 USD/ounce sau khi bật tăng 6,5%, đánh dấu tuần tăng giá tốt nhất kể từ tháng 11/2023.

5 sự kiện nổi bật của thị trường hàng hóa thế giới năm 2024
Diễn biến giá dầu Brent và giá bạc năm 2024

Nguyên nhân đẩy giá dầu thô và kim loại quý tăng vọt trong thời gian này là do các cuộc xung đột địa chính trị tại Trung Đông liên tục leo thang. Vốn là khu vực sản xuất dầu quan trọng của thế giới nên căng thẳng leo thang tại khu vực này đã làm gia tăng lo ngại dòng chảy dầu sẽ bị gián đoạn. Được coi là kênh đầu tư an toàn mỗi khi nền kinh tế có biến động nên bạc và bạch kim cũng nhận lực mua mạnh mẽ khi căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông có nguy cơ lan rộng.

Có thể nói, năm 2024 được đánh dấu bằng sự leo thang của các cuộc xung đột kéo dài và bế tắc địa chính trị. Những diễn biến này làm bùng phát nỗi lo ngại chiến tranh hạt nhân và thử thách khả năng phục hồi của các liên minh quốc tế. Mỗi một diễn biến mới đều tác động ngay tới giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt là các mặt hàng nhạy cảm với yếu tố này như dầu thô và kim loại quý.

2. Thời tiết cực đoan đẩy tốc độ tăng giá cà phê cao hơn cả vàng

Ngày 30/4, lần đầu tiên trong lịch sử, giá cà phê nhân xô tại Việt Nam thiết lập mức đỉnh cao nhất mọi thời đại - 134.000 đồng/kg. Chỉ trong vòng 5 tháng giá cà phê nhân ở nước ta đã tăng 123%, tương đương tăng 74.000 đồng/kg. Thế nhưng, sau khi thăng hoa và đạt đỉnh lịch sử vỏn vẹn 3 phiên giao dịch, giá cà phê nhân đã giảm 24.000 đồng/kg, về mốc 110.000 đồng/kg. Kết thúc năm 2024, cà phê đã thực sự tạo nên cơn sốt giá khi có thời điểm vượt cả tốc độ tăng giá vàng đến 3 lần.

5 sự kiện nổi bật của thị trường hàng hóa thế giới năm 2024
Diễn biến giá cà phê Robusta thế giới và nhân xô Việt Nam năm 2024

Giá cà phê nội địa tăng phi mã là do đồng pha với giá cà phê thế giới. Theo MXV, trong năm qua, giá cà phê Robusta trên Sở Giao dịch Liên lục địa châu Âu (ICE-EU) cũng đã phá vỡ mọi giới hạn khi lần đầu tiên vượt 4.500 USD/tấn vào ngày 25/4, đánh dấu đỉnh cao mới sau 30 năm. Tiếp đó, giá liên tục thiết lập những mức kỷ lục mới vào các tháng 7, 8, 9 và 11. Đỉnh điểm vào ngày 28/11, cà phê Robusta đóng cửa gần 5.600 USD/tấn, cao gấp hai lần so với đầu năm và tăng 125% so với cùng kỳ năm 2023.

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do tình hình thời tiết cực đoan ở các quốc gia sản xuất chủ lực. Tại hai quốc gia cung ứng cà phê hàng đầu là Việt Nam và Brazil, do ảnh hưởng của tình trạng nóng lên toàn cầu kết hợp với mô hình thời tiết El Nino, hai quốc gia này đã trải qua đợt khô hạn lịch sử ngay trong giai đoạn ra hoa và hình thành quả non quan trọng.

Đỉnh điểm của những tác động khô hạn lên giá cà phê đã rơi vào thời điểm đầu tháng 4 năm ngoái. Lúc này, cây cà phê tại Tây Nguyên, vùng trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam, đang trong giai đoạn ra hoa chính vụ và dịch chuyển dần sang hình thành quả non, giai đoạn yêu cầu có độ ẩm tốt để cây đảm bảo năng suất cho niên vụ 2024-2025. Tuy vậy, tình trạng không có mưa kéo dài đã khiến nhiều diện tích cà phê cháy khô, lá héo úa và quả non không thể hình thành. Tháng 4 cũng chính là thời điểm khô hạn bắt đầu xuất hiện tại Brazil. Trong suốt 5 tháng tiếp theo, khu vực Đông Nam, vùng trồng cà phê chính của Brazil, đã trải qua đợt khô hạn kỷ lục với gần 200 ngày không có mưa.

3. FED hạ lãi suất, đồng USD mạnh lên, giá hàng hóa rung lắc mạnh

Năm 2024, thị trường hàng hóa thế giới chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chính thức xoay trục chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng. Vào rạng sáng ngày 19/9 (theo giờ Việt Nam), FED đã quyết định cắt giảm lãi suất về mức 4,75 – 5%, tương đương cắt giảm 50 điểm cơ bản, đánh dấu lần đầu tiên hạ lãi suất trong vòng hơn 4 năm. Động thái này của FED được coi là một bước ngoặt lớn trên thị trường tài chính toàn cầu, đồng thời giải tỏa bớt áp lực tỷ giá trên thị trường hàng hóa thế giới.

5 sự kiện nổi bật của thị trường hàng hóa thế giới năm 2024
Lãi suất của FED và diễn biến chỉ số Dollar Index năm 2024

Kể từ giữa năm ngoái – thời điểm FED bắt đầu phát đi những tín hiệu hạ lãi suất đầu tiên, đến khi FED chính thức hạ lãi suất vào tháng 9, vị thế của đồng USD dần bị lung lay và đồng tiền này đã chứng kiến sự suy yếu đáng kể. Trong thời gian này, chỉ số Dollar Index, một thước đo đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền ngoại tệ mạnh khác, đã đánh mất 6% giá trị và từng lao dốc về mức đáy một năm vào cuối tháng 9.

Theo đó, nhờ áp lực tỷ giá đồng USD dần được xoa dịu, thị trường hàng hóa phái sinh đã đón nhận nhiều tín hiệu lạc quan, đặc biệt là kim loại quý, mặt hàng vốn rất nhạy cảm với lãi suất và biến động tiền tệ. Giá mặt hàng kim loại quý điển hình là vàng đã bứt phá tăng mạnh và liên tục thiết lập những mức đỉnh lịch sử mới. Giá bạc cũng bật tăng mạnh và đỉnh điểm là vào gần cuối tháng 10, lần đầu tiên mặt hàng này chạm tới vùng giá 35 USD/ounce sau 12 năm. Tương tự, giá bạch kim chứng kiến mức tăng gần 10% chỉ trong vòng hai tuần cuối tháng 10 và leo lên mức đỉnh 5 tháng ở vùng giá 1.060 USD/ounce.

4. Ông Donald Trump tái đắc cử tác động phân cực lên thị trường hàng hóa

Ngày 5/11/2024, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra với kết quả ông Donald Trump một lần nữa trở thành người đứng đầu Nhà Trắng. Trước đó, thị trường tài chính đã đặt cược vào chiến thắng của cựu Tổng thống Donald Trump và kỳ vọng ông sẽ thực thi những chính sách có lợi cho nền kinh tế Mỹ. Chính những kỳ vọng này đã kéo dòng tiền chảy mạnh vào thị trường tài chính nói chung và thị trường hàng hóa phái sinh nói riêng, trong đó nổi bật nhất phải kể đến nhóm nguyên liệu công nghiệp.

Ngay từ những ngày đầu tháng 11, giới đầu tư liên tục chuyển dòng tiền vào thị trường cà phê hay cacao. Tới ngày 7/11, cuộc đua vào Nhà Trắng chính thức khép lại và ông Donald Trump đã giành chiến thắng với số phiếu áp đảo. Với cú hích này, giá cacao trên Sở ICE-US đã tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng hơn một tháng, góp phần đưa cacao trở thành mặt hàng có biến động giá mạnh nhất trên thị trường tài chính trong năm 2024, vượt qua cả tiền điện tử. Cùng với cacao, giá hai mặt hàng cà phê cũng chứng kiến đợt tăng mạnh kỷ lục. Trong đó, giá cà phê Arabica tăng tới 35% chỉ trong tháng 11, đưa giá giao dịch tiến sát mức đỉnh 47 năm. Giá cà phê Robusta cũng tăng hơn 30% chỉ trong vòng một tháng và thiết lập mức đỉnh lịch sử mới vào cuối tháng 11, đạt mức 5.565 USD/tấn.

5 sự kiện nổi bật của thị trường hàng hóa thế giới năm 2024
Diễn biến giá cacao năm 2024

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, giá các mặt hàng nông sản, điển hình là đậu tương, lại sụt giảm đáng kể do thị trường lo ngại sự trở lại của Trump có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Trung Quốc vốn là quốc gia nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, trong đó Mỹ là quốc gia cung ứng lớn thứ hai. Do vậy, nếu cuộc chiến thương mại giữa hai nước nổ ra lần nữa, nhu cầu nhập khẩu đậu tương Mỹ của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm mạnh do rào cản thuế quan. Đây cũng chính là nguyên nhân gây áp lực lên giá đậu tương trong suốt tháng 11 – giai đoạn cuộc bầu cử tỏa ra nhiều sức nóng nhất và sôi động nhất. Chỉ tính trong ba tuần đầu tháng 11, giá đậu tương đã để mất gần 5% giá trị và giảm về vùng đáy 4 năm.

5. Bạch kim là mặt hàng giao dịch số 1 trên thị trường hàng hóa

Theo thống kê của Khối Quản lý Giao dịch MXV, bạch kim là mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trong năm 2024, chiếm tới 15,4% tổng lượng giao dịch năm. Đây là lần đầu tiên trong vòng hơn ba năm qua, bạch kim trở thành mặt hàng hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư trên thị trường hàng hóa phái sinh. So với năm 2023, giá trị giao dịch bạch kim đã tăng vọt trên 215%.

5 sự kiện nổi bật của thị trường hàng hóa thế giới năm 2024
Top 5 mặt hàng được giao dịch nhiều nhất tại MXV năm 2024

Năm 2024, thị trường bạch kim thế giới cũng chứng kiến nhiều diễn biến hiếm có trên biểu đồ giá. Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/5, giá bạch kim vượt mức 1.100 USD/ounce và phần lớn các phiên giao dịch của tháng 5, giá mặt hàng này đều trên mốc 1.050 USD/ounce

Cho tới nay, bạch kim vẫn được coi là kim loại xanh của thế giới. Phần lớn các lĩnh vực về năng lượng xanh hiện nay đều sử dụng bạch kim, từ xe hydro, xe điện cho đến các tua bin gió và tấm pin năng lượng mặt trời. Với xu hướng chuyển dịch sang năng lượng xanh đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, bạch kim sẽ đóng vai trò tối quan trọng trong sự phát triển tương lai của nền kinh tế thế giới.

Theo Bộ Năng lượng Mỹ, nhu cầu đối với bạch kim trong tương lai dự kiến sẽ vượt quá nguồn cung trên thị trường. Do đó, khả năng thâm hụt thị trường trong năm 2025 là chắc chắn, nhất là khi sản lượng khai thác, sản xuất từ các quốc gia cung cấp lớn như Nam Phi và Nga đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Trong khi hoạt động khai thác của Nga vẫn đang chịu ảnh hưởng do cuộc xung đột với Ukraine kéo dài dai dẳng thì tình hình nguồn cung từ Nam Phi - quốc gia sản xuất bạch kim lớn nhất thế giới đang gặp nhiều bất ổn. Theo thông tin mới nhất, công ty điện lực nhà nước Eskom đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận hành do họ không được thanh toán đầy đủ chi phí. Theo thống kê, tính đến tháng 11 năm nay, công ty này vẫn chưa được thanh toán khoản nợ trị giá 95,4 tỷ rand (5,1 tỷ USD). Giới chuyên gia đã đưa ra cảnh báo tình trạng tài chính khó khăn có thể buộc Eskom phải cắt giảm công suất cung cấp điện trong thời gian tới. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động khai thác và sản xuất bạch kim tại Nam Phi, qua đó gây áp lực lên nguồn cung toàn cầu.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá vàng tăng giảm chóng mặt, cửa hàng không còn vàng bán

Giá vàng tăng giảm chóng mặt, cửa hàng không còn vàng bán

Giá vàng hôm nay tăng giảm liên tục. Giá vàng SJC bán ra 120 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn bán ra 115,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng giảm rồi lại tăng nhanh.
TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất thí điểm sàn giao dịch thịt heo trong 2 năm

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất thí điểm sàn giao dịch thịt heo trong 2 năm

Ban Chỉ đạo xây dựng Sàn giao dịch thịt heo TP. Hồ Chí Minh kiến nghị thí điểm sàn giao dịch thịt heo trong 2 năm để rà soát, tổng hợp.
Khí LNG liệu còn ‘nóng’?

Khí LNG liệu còn ‘nóng’?

Mặc dù trong một tuần giao dịch trở lại đây, giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) thế giới đã ghi nhận đợt hạ nhiệt đáng kể.
Giá vàng giảm mạnh, người dân vẫn chen nhau mua tích trữ

Giá vàng giảm mạnh, người dân vẫn chen nhau mua tích trữ

Giá vàng hôm nay giảm mạnh sau chỉ đạo chỉ đạo “nóng” của Thủ tướng. Giá vàng nhẫn 115 triệu đồng/lượng bán ra, vàng SJC có giá 119,5 triệu đồng/lượng.
Cú bứt phá tỷ đô cho ngành bán lẻ

Cú bứt phá tỷ đô cho ngành bán lẻ

Làn sóng mở rộng mạng lưới cửa hàng, du lịch phục hồi mạnh mẽ, sự nhập cuộc của những “ông lớn” bán lẻ cho thấy ngành bán lẻ đang tràn đầy cơ hội bứt phá.

Tin cùng chuyên mục

Giá đậu tương nối dài đà tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá đậu tương nối dài đà tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo ghi nhận từ Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), giá đậu tương nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp với 1,12% lên mức 390 USD/tấn.
Thị trường hàng hoá: Giá dầu thế giới đột ngột đảo chiều

Thị trường hàng hoá: Giá dầu thế giới đột ngột đảo chiều

Giá dầu Brent đã giảm 1,96%, xuống mốc 66,12 USD/thùng. Trong khi đó, hợp đồng giao dầu WTI vào tháng 6 cũng ghi nhận mức giảm tới 2,2%, lên mốc 62,27 USD/thùng
Tinh hoa trái cây Việt hội tụ tại Hà Nội

Tinh hoa trái cây Việt hội tụ tại Hà Nội

Xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), sầu riêng (Long An), thanh long đỏ (Bình Thuận),… hội tụ tại Không gian trưng bày “Tinh hoa trái cây Việt” tại Hà Nội.
Giá cà phê Arabica tăng 2,96% lên 8.325 USD/tấn

Giá cà phê Arabica tăng 2,96% lên 8.325 USD/tấn

Khép lại phiên giao dịch, giá cà phê Arabica phục hồi với mức tăng 2,96% lên 8.325 USD/tấn, trong khi cà phê Robusta giảm nhẹ 0,42% xuống mức 5.231 USD/tấn.
Sau vụ sữa giả: Cẩn trọng để giữ niềm tin, thị trường

Sau vụ sữa giả: Cẩn trọng để giữ niềm tin, thị trường

Vụ sữa giả gây chấn động khiến người tiêu dùng cảnh giác, các ngành chức năng tăng cường siết chặt hậu kiểm lập lại trật tự thị trường.
Giá vàng tăng chóng mặt, xếp hàng không mua được vàng

Giá vàng tăng chóng mặt, xếp hàng không mua được vàng

Giá vàng hôm nay 22/4 tăng cao chưa từng có. Giá vàng tăng, nhu cầu mua vàng lập đỉnh, hàng dài người xếp hàng mua vàng đầu tư nhưng cửa hàng hết vàng để bán.
Giá đậu tương giảm nhẹ 0,68% về mức 378 USD/tấn

Giá đậu tương giảm nhẹ 0,68% về mức 378 USD/tấn

Theo ghi nhận của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), giá đậu tương ghi nhận mức giảm nhẹ 0,68% về mức 378 USD/tấn trong phiên giao dịch đầu tuần.
Giá vàng tăng, cầu vượt cung, cửa hàng hết vàng bán

Giá vàng tăng, cầu vượt cung, cửa hàng hết vàng bán

Giá vàng hôm nay, giá vàng nhẫn, vàng SJC tăng so với ngày cuối tuần. Giá vàng tăng, người dân xếp hàng dài chờ mua vàng, khiến cung không đủ cầu.
Thị trường màn hình quảng cáo thang máy tăng trưởng thần tốc

Thị trường màn hình quảng cáo thang máy tăng trưởng thần tốc

Truyền thông thang máy kỹ thuật số mang đến sự tiếp cận gần gũi với người tiêu dùng đã đẩy thị trường màn hình quảng cáo thang máy tăng trưởng thần tốc.
Giá cà phê xuất khẩu đảo chiều đi lên sau chuỗi giảm

Giá cà phê xuất khẩu đảo chiều đi lên sau chuỗi giảm

Giá cà phê Arabica lên mức 8.278 USD/tấn, tăng 4,98%; giá cà phê Robusta tăng 3,02% so với giá tuần trước, hồi phục tại mức giá 5.253 USD/tấn.
Giá vàng giảm cực mạnh, đầu tư

Giá vàng giảm cực mạnh, đầu tư 'lướt sóng' thành …lỗ nặng

Giá vàng hôm nay, giá vàng đột ngột giảm rất mạnh. Sau 24h, mỗi lượng vàng SJC bán ra giảm đến 6 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn cũng giảm rất mạnh.
Ham lợi nhuận, khách bán vàng ‘trao tay’ trước cửa tiệm

Ham lợi nhuận, khách bán vàng ‘trao tay’ trước cửa tiệm

Giá vàng tăng từng giờ, từng ngày, lên mức cao chưa từng có thì nhu cầu mua vàng cũng leo thang. Ham lợi nhuận, nhiều người đã bán "trao tay" trước tiệm vàng.
Giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng hơn 3%

Giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng hơn 3%

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent chạm mốc 67,96 USD/thùng, tương ứng với mức tăng 3,2%. Giá dầu WTI cũng lên tới 3,54%, dừng ở mốc 64,68 USD/thùng.
Giá cà phê xuất khẩu tăng phiên thứ 5 liên tiếp

Giá cà phê xuất khẩu tăng phiên thứ 5 liên tiếp

Đóng cửa phiên giao dịch, giá cà phê Arabica tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp, lấy lại mốc 8.290 USD/tấn và xác lập mức cao nhất trong hơn một tuần qua.
Quý I/2025, khối lượng giao dịch hàng hóa tiếp tục tăng

Quý I/2025, khối lượng giao dịch hàng hóa tiếp tục tăng

Quý I/2025, khối lượng giao dịch liên thông với thế giới tăng 27,73% so với cùng kỳ, tăng gần 26,5% so với quý trước, đạt trung bình 6.500 tỷ đồng mỗi ngày.
Giá vàng hôm nay tăng ‘nóng’, đầu tư vàng lập kỷ lục

Giá vàng hôm nay tăng ‘nóng’, đầu tư vàng lập kỷ lục

Giá vàng hôm nay, giá vàng nhẫn, giá vàng miếng SJC tăng sốc, lên mức cao chưa từng có. Vàng miếng SJC 111 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 110,5 triệu đồng bán ra.
Thị trường hàng hoá: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

Thị trường hàng hoá: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

Khép lại phiên giao dịch, giá đậu tương mở rộng đà suy yếu trong phiên giao dịch, khép lại với mức điều chỉnh 0,55% xuống mức 380 USD/tấn.
Giá vàng tăng chóng mặt, có nên đầu tư vàng ‘lướt sóng’?

Giá vàng tăng chóng mặt, có nên đầu tư vàng ‘lướt sóng’?

Giá vàng hôm nay, giá vàng trong nước tăng phi mã, xác lập kỷ lục giá mới. Giá vàng miếng SJC tăng chóng mặt, cán mốc 108 triệu đồng/lượng bán ra.
Thị trường hàng hoá: Giá dầu thế giới phục hồi nhẹ

Thị trường hàng hoá: Giá dầu thế giới phục hồi nhẹ

Kết thúc phiên giao dịch; giá dầu Brent tăng nhẹ 0,19%, lên mốc 64,88 USD/thùng. Giá dầu WTI cũng leo lên mốc 61,53 USD/thùng, tương ứng với mức tăng 0,05%.
Cheo leo trên đỉnh, dự báo giá vàng tăng 110 triệu đồng/lượng

Cheo leo trên đỉnh, dự báo giá vàng tăng 110 triệu đồng/lượng

Một tháng, giá vàng tăng gần 12 triệu đồng/lượng. Với đà tăng này, nhiều chuyên gia dự báo, giá vàng trong nước sẽ sớm chạm mốc 110 triệu đồng/lượng.
Mobile VerionPhiên bản di động