Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát tăng dưới 4%

PV

PV

Những tháng cuối năm 2022, năm 2023, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng quyết tâm của Chính phủ là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm ph
Ổn định kinh tế vĩ mô: Chìa khóa" tăng trưởng GDP

Xuất hiện hàng loạt yếu tố khó lường của nền kinh tế

Ngày 12/9, phát biểu tại Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình thế giới có nhiều biến động rất nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều diễn biến mới, chưa từng có tiền lệ, rất khó dự báo hoặc không thể dự báo; rủi ro, bất định ngày càng gia tăng, biến động chính sách ngày càng nhanh.

Trong năm 2020, kinh tế thế giới chịu sự tác động mạnh từ đại dịch Covid-19 làm gián đoạn nguồn, chuỗi cung ứng… ảnh hưởng đến các hoạt động, tăng trưởng kinh tế năm 2020, tuy nhiên với nhiều biện pháp hỗ trợ, kinh tế đã tăng trưởng cao trở lại trong năm 2021 ở các nền kinh tế lớn.

Nhưng sang đầu năm 2022, khi tình hình dịch bệnh có xu hướng ổn định trở lại, tình hình thế giới liên tục xuất hiện những yếu tố mới, có tính chất nhanh, mạnh, khó lường, tác động lớn, toàn diện đến các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển, có độ mở kinh tế lớn, phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu như: xung đột Nga - Ukraine; suy giảm tăng trưởng và lạm phát tăng cao tại Mỹ, EU và nhiều nước phát triển; tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc; đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng; việc điều chỉnh đảo ngược nhanh, mạnh các chính sách tiền tệ, tài khóa của nhiều nền kinh tế lớn; thiên tai, lũ lụt, hạn hán và nguy cơ mất ổn định an ninh năng lượng, lương thực…

Từ hội nghị của Thủ tướng Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô cuối tháng 7 đến nay, tình hình thế giới xuất hiện một số yếu tố mới như: (i) nguy cơ suy thoái tại một số nền kinh tế lớn trở nên rõ ràng hơn, tình trạng thất nghiệp tại Mỹ tăng so với đầu năm 2022; (ii) nguồn cung khí đốt trở thành thách thức chưa từng có tại EU; (iii) Mỹ và các nước G7 áp trần giá dầu xuất khẩu của Nga, áp lực tăng giá dầu tiếp tục có xu hướng yếu đi nhưng còn khó dự đoán; (iv) hạn hán kéo dài trên diện rộng tại Trung Quốc, EU; (v) chính sách của Mỹ về công nghiệp bán dẫn; (vi) căng thẳng địa chính trị gia tăng tại một số khu vực… Trung Quốc và một số nước gia tăng mức độ nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ, trong khi Mỹ, EU, Anh và nhiều nước phát triển tiếp tục thu hẹp chính sách tiền tệ.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát tăng dưới 4%
Kinh tế Việt Nam và thế giới đang phải đối mặt với nhiều diễn biến khó lường, trong đó có yếu tố đứt gãy các nguồn cung ứng nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất

Tình hình thế giới nhìn chung diễn biến theo chiều hướng phức tạp, kém lạc quan hơn; khó khăn, thách thức ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu, tiềm ẩn rủi ro chuyển từ các vấn đề về kinh tế sang xã hội, an ninh chính trị của một số quốc gia và khu vực. Cạnh tranh chiến lược nước lớn đang bước vào giai đoạn gay gắt nhất từ sau Chiến tranh Lạnh.

Những yếu tố này, cộng hưởng với các yếu tố đã được nhận diện, phân tích, đánh giá như tác động kéo dài của dịch bệnh Covid-19, cạnh tranh giữa các nước lớn, căng thẳng địa chính trị… đã chuyển nhiều vấn đề ngắn hạn trở thành vấn đề trong trung và dài hạn tại nhiều nền kinh tế lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức đối với tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát và các cân đối lớn của nước ta cả trong ngắn hạn, trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, các nước vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội phát triển mới thông qua thúc đẩy các xu hướng trong dài hạn về phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí carbon…; thay đổi hành vi đầu tư, tiêu dùng; nâng cao hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu; thúc đẩy sản xuất trong nước nhằm nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ của nền kinh tế; áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu…

Kiểm soát tốt giá xăng dầu, bảo đảm an ninh năng lượng

Về bối cảnh, tình hình trong nước và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Trong nước, một thời gian khá dài đã duy trì tăng trưởng cao, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, các cân đối lớn về năng lượng, lương thực được bảo đảm, nợ công, nợ chính phủ giảm mạnh… Ngay cả giai đoạn khó khăn nhất của dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020-2021 thì thành quả này cũng được duy trì.

Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế vẫn tăng trưởng dương, trong năm 2021, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; lạm phát kiểm soát ở mức thấp, CPI bình quân chỉ tăng 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2016; mặt bằng lãi suất giảm, tín dụng tăng trưởng tích cực, tỉ giá, thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối được nâng lên; các cân đối lớn được bảo đảm, thu ngân sách vượt cao so với số dự toán, nền kinh tế xuất siêu hơn 4 tỷ USD.

Tâm lý lo lắng, thận trọng với dịch bệnh Covid-19 cuối năm 2021 dần được cởi bỏ, tạo điều kiện, nền tảng quan trọng để nền kinh tế chuyển trạng thái từ mở cửa thận trọng, lo ngại dịch bệnh bùng phát trở lại sang đẩy mạnh mở cửa các ngành, lĩnh vực, đưa đời sống người dân trở lại trạng thái bình thường mới ngay từ những tháng đầu năm 2022.

Nhờ đó, nền kinh tế có bước phục hồi tích cực ngay từ đầu năm 2022, tăng trưởng GDP 6 tháng năm 2022 ước tăng 6,42% so với cùng kỳ, dự kiến cả năm sẽ vượt mục tiêu đề ra (6-6,5%), nếu tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hơn nữa thì có khả năng sẽ đạt cao hơn ước tính ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, Việt Nam vẫn giữ vững được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, nhất là trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn mất ổn định, đối mặt với rủi ro suy thoái.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát tăng dưới 4%
Nền kinh tế có bước phục hồi tích cực ngay từ đầu năm 2022

Tính chung 8 tháng, CPI bình quân tăng 2,58%, tương đương các năm 2018-2021; thu ngân sách Nhà nước ước đạt 85,6% dự toán, tăng 19,4% so với cùng kỳ; nền kinh tế ước xuất siêu 3,96 tỷ USD. Kết quả dự kiến cả năm cũng được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) liên tục nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế GDP năm 2022 của Việt Nam lên lần lượt là 7% và 7,5%.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát sao, kịp thời thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo đảm nguồn cung, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý thị trường xăng dầu trong nước; điều hành giá, giảm thuế bảo vệ môi trường để giảm bớt áp lực về giá xăng dầu; chủ động phương án điều hành để tạo dư địa hỗ trợ giá xăng dầu trong trường hợp cần thiết. Đến nay, giá xăng dầu trong nước đã quay trở lại mặt bằng giá cuối năm 2021, trước khi diễn ra xung đột Nga - Ukraine. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm.

Đây là điều kiện quan trọng, tạo dư địa để tập trung nguồn lực để đầu tư đưa vào sử dụng một số công trình hạ tầng quan trọng như đường cao tốc Bắc - Nam đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, đoạn La Sơn - Túy Loan, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, Hạ Long - Móng Cái, cầu Thủ Thiêm 2…; tháo gỡ khó khăn, xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng, kéo dài như Nhà máy nhiệt điện Thái Bình (giai đoạn 2), Sông Hậu 1, các dự án của VEC và VIDIFI, dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn…; cũng như hoàn thiện thể chế, triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.

Tình hình giá cả hàng hóa, giá xăng dầu vẫn khó dự đoán

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, tăng trưởng kinh tế trong quý III năm 2022 mặc dù dự báo đạt cao, nhưng trên nền tăng trưởng quý III năm 2021 rất thấp (-6,17% so với cùng kỳ). Áp lực và khó khăn, thách thức trong những tháng cuối năm 2022, năm 2023 ngày càng gia tăng, cụ thể:

Hoạt động sản xuất, kinh doanh tuy đã phục hồi nhưng còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do giá xăng dầu, vật tư đầu vào, chi phí sản xuất cao, tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ ở một số địa phương nhất là trung tâm công nghiệp của đất nước và ngành, lĩnh vực như dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ, du lịch…

Trong khi đó, bối cảnh quốc tế có rất nhiều khó khăn, bất lợi, ảnh hưởng mạnh tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu và khả năng thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của doanh nghiệp, có thể tác động tới thu ngân sách ngay từ cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát tăng dưới 4%
Tình hình giá xăng dầu thế giới vẫn khó dự báo

Giá cả hàng hóa thế giới, giá xăng dầu tuy có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng khó dự báo; giá dầu tăng cao trong khi là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất và tiêu dùng; thiếu hụt, gián đoạn nguồn cung, chi phí sản xuất, vận tải toàn cầu gia tăng…, tạo áp lực lên lạm phát, giá cả hàng hóa trong nước. Những yếu tố này chưa thể giải quyết dứt điểm trong ngắn hạn, trong khi xuất hiện những yếu tố mới, nhất là tình trạng hạn hán tại Trung Quốc, EU có thể ảnh hưởng lớn đến nguồn cung lương thực, vật tư công nghiệp đầu vào trên thế giới, khu vực trong ngắn hạn.

Để kiềm chế lạm phát gia tăng, nhiều nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất, qua đó làm tăng giá trị đồng USD và làm giảm giá trị đồng tiền của các quốc gia khác, làm ảnh hưởng không nhỏ đến thương mại toàn cầu; làm dịch chuyển dòng vốn đầu tư ngắn hạn, có xu hướng rút về và thu hẹp đầu tư; nhu cầu đồng USD lên cao, tác động rất lớn đến điều hành ổn định tỉ giá và mức dự trữ ngoại tệ của nước ta...

Thu hút FDI gặp nhiều khó khăn, FDI đăng ký cấp mới 8 tháng chỉ bằng 56,1% so với cùng kỳ, ảnh hưởng đến tiềm năng mở rộng sản lượng của khu vực FDI, có thể tác động kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân vãng lai, dự trữ ngoại hối, tỉ giá,… trong trung và dài hạn. Chất lượng FDI chậm được cải thiện, thiếu các dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, liên kết chặt chẽ và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho khu vực trong nước.

Xuất khẩu đối mặt với thách thức không nhỏ, thị trường bị thu hẹp khi kinh tế Mỹ và nhiều nước phát triển có nguy cơ rơi vào suy thoái, làm gia tăng áp lực lên nguồn thu ngoại tệ, cán cân thanh toán quốc tế.

Cân đối điện đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của người dân tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ thiếu nước cho sản xuất thủy điện trên các sông lớn do ảnh hưởng của hạn hán kéo dài tại Trung Quốc.

Đầu tư công tiếp tục là điểm nghẽn, tỉ lệ giải ngân tương tự mọi năm, chưa có chuyển biến đáng kể; một số chính sách, giải pháp chậm triển khai, phần nào làm giảm hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, phục hồi nền kinh tế. Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/8/2022 đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (40,6%).

Những nguyên nhân tồn tại đã lâu như: Vướng mắc, chồng chéo trong quy định pháp luật chuyên ngành về đất đai, xây dựng, ngân sách Nhà nước, môi trường…, công tác chuẩn bị dự án chưa tốt, dự án phải điều chỉnh nhiều lần, thủ tục mất nhiều thời gian, công tác quản lý dự án còn nhiều bất cập... vẫn chậm được xử lý.

Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ chậm hoàn thiện, ảnh hưởng đến phát triển các kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp, gia tăng áp lực lên hệ thống ngân hàng. Thị trường bất động sản có dấu hiệu tăng nóng trong những tháng đầu năm, hình thành mặt bằng giá mới, gia tăng áp lực đối với Nhà nước, nhà đầu tư khi thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và cả người dân về khả năng chi trả, nhất là với các hộ gia đình trẻ, thu nhập thấp.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có nguy cơ "dịch chồng dịch", số ca mắc Covid-19 gia tăng với sự xuất hiện của biến chủng mới cùng với sự bùng phát của các dịch cúm A, sốt xuất huyết... có thể gây khó khăn cho sản xuất trong nước, bảo đảm cung - cầu lao động, hàng hóa thiết yếu.

Nền kinh tế còn nhiều tồn tại, khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu dài hạn. Việt Nam đang ở nhóm các quốc gia có thu nhập ở mức trung bình thấp, thách thức lớn đặt ra là phải duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, sớm vượt qua nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao; năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế, thiếu liên kết với khu vực FDI, cũng như các chuỗi cung ứng toàn cầu. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, còn tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ. Kết cấu hạ tầng chưa bảo đảm đồng bộ, hiệu quả; quản lý phát triển đô thị còn bất cập. Mô hình tăng trưởng chưa dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; công nghiệp chủ yếu là gia công lắp ráp, chưa phát triển được công nghệ nguồn, công nghệ lõi và hệ thống công nghiệp phụ trợ.

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát tăng dưới 4%

Báo cáo tại hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tình hình kinh tế thế giới đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Báo cáo tháng 7 của IMF dự báo sẽ giảm xuống còn 3,2% vào năm 2022, thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự báo tháng 4; gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn.

Giá điện, khí đốt, lạm phát có khả năng đạt đỉnh trong năm 2022, đầu năm 2023 trước khi giảm dần và ổn định từ cuối năm 2023 khi chuỗi cung ứng toàn cầu dần phục hồi, các điều chỉnh chính sách nhằm kiềm chế lạm phát phát huy hiệu quả.

Việc điều chỉnh chính sách của các nước lớn trong trung và dài hạn có thể trở thành vòng lặp "thắt chặt - suy thoái", "nới lỏng - tăng trưởng", "lạm phát cao - thắt chặt", khi những vấn đề về xung đột Nga - Ukraine, nguồn cung năng lượng, chuỗi cung ứng, cạnh tranh chiến lược… không thể giải quyết trong ngắn hạn; từ đó tiềm ẩn rủi ro đến ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực và các vấn đề địa chính trị khu vực, toàn cầu.

Xu hướng phân mảng, khu vực hóa, cạnh tranh kinh tế ngày càng gia tăng. Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, bão lũ, hạn hán… có chiều hướng diễn biến phức tạp, trái quy luật, khó dự báo hơn.

Tình hình trong nước: Nền kinh tế tiếp tục phục hồi, nhưng tăng trưởng kinh tế khả năng sẽ khó khăn hơn trong quý IV và năm 2023; xu hướng chung của nhiều tổ chức quốc tế là nâng dự báo tăng trưởng năm 2022, hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục khởi sắc; nguồn vốn đầu tư công từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia được đẩy mạnh giải ngân.

Tuy nhiên, rủi ro, thách thức tới tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô là rất lớn. Khó khăn, thách thức ngày càng tăng, nhất là áp lực lạm phát, tăng chi phí sản xuất, rủi ro về chuỗi cung ứng; nhu cầu các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống suy yếu; khả năng cạnh tranh, bảo vệ và giữ ổn định thị trường trong nước; điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của nước ta; diễn biến bất thường thiên tai, dịch bệnh, bão lũ, an ninh nguồn nước…

Trong bối cảnh đó, giữ vững ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô cùng với tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ là nền tảng quan trọng để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển.

Khó khăn song Chính phủ vẫn phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu trong Nghị quyết số 32/2021/QH15 của Quốc hội với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 vượt 7,5%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát năm 2022 tăng dưới 4%, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng để phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng 5 năm (6,5-7%/năm), không làm suy yếu các động lực tăng trưởng, tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển đổi số…; phát triển xuất nhập khẩu, hướng đến cán cân thương mại hài hòa, bền vững.

Phục hồi nhanh sản xuất kinh doanh, tiết giảm chi phí, chiếm lĩnh thị trường; bảo đảm nhu cầu huy động vốn, lao động… tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng nhất là trong các ngành, lĩnh vực chiếm tỉ trọng lớn của nền kinh tế.

Giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước hằng năm đạt 95%-100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó vốn ngân sách địa phương đạt 100%; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng quốc gia, trọng điểm, cụ thể hóa đột phá chiến lược về cơ sở hạ tầng.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội.
Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai.
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...
Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông

Những hy vọng, hạnh phúc đang dần trở lại nơi khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông, với đóng góp không nhỏ từ những 'người Dầu khí'.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đây là cơ hội lớn cho Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và PTNT sau sáp nhập.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.
Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Các bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê tài sản công của cả nước.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh, ông luôn tâm niệm cần sống xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với lòng biết ơn vô hạn, các đại biểu đã thành kính, nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh đề nghị các thương vụ tiếp tục cung cấp thông tin để Báo lan tỏa các hoạt động của thương vụ, về ngành Công Thương
Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động