32 dự án FDI của Hải Dương thu hút thêm hơn 187 triệu USD
Đầu tư 12/09/2023 16:46 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chấp thuận chủ trương đầu tư kết cấu hạ tầng KCN Lương Điền - Ngọc Liên (Hải Dương) Nhật Bản đầu tư loạt dự án vốn "khủng" vào Hải Dương Hải Dương: Sắp diễn ra Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc |
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, từ đầu năm đến ngày 11/9, các khu công nghiệp trong tỉnh đã thu hút 293,1 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vượt 46,6% kế hoạch năm.
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 32 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký 187,1 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 21 lượt dự án FDI với số vốn tăng thêm 106 triệu USD.
Một số khu công nghiệp thu hút được nhiều dự án như An Phát 1, Lương Điền - Cẩm Điền, Đại An, Lai Cách... Các dự án FDI này chủ yếu đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…
![]() |
Khu Công nghiệp Đại An (tỉnh Hải Dương) là một trong những địa chỉ thu hút đầu tư FDI lớn |
Hiện các khu công nghiệp trong tỉnh đã thu hút 265 dự án FDI thứ cấp đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 5,17 tỷ USD. Tỷ lệ lấp đầy trung bình các khu công nghiệp đạt khoảng 80% diện tích.
Theo thống kê của UBND tỉnh Hải Dương, hiện tỉnh có gần 500 dự án FDI với tổng vốn trên 9,2 tỷ USD đến từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mức đầu tư này đưa Hải Dương xếp thứ 4 trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và đứng 11 toàn quốc.
Số vốn đầu tư từ nước ngoài đa phần đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á (90%), còn lại từ các nước châu Mỹ, châu Âu. Trong đó, Hồng Kông (Trung Quốc) là nhà đầu tư FDI lớn nhất trong tỉnh Hải Dương với tỷ lệ 40% tổng vốn đăng ký, theo sau đó là Nhật Bản (16,3%). Vốn FDI từ Hàn Quốc chiếm 15,4% - đứng thứ ba và Đài Loan đứng thứ tư với (7,8%).
Nhiều năm qua, vốn FDI luôn chiếm từ 35% - 40% cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Hải Dương. Các doanh nghiệp FDI đang đóng góp trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp trên địa bàn, tạo thuận lợi cho quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công: Cần sự quyết liệt đồng bộ

Hoàn thiện thể chế, chính sách để khơi thông dòng vốn đầu tư công

Dẫn nguồn vốn lớn cho tín dụng xanh: Giải pháp nào để khơi thông?

Đo lường chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”
Tin cùng chuyên mục

Thu hút FDI của Hải Dương cao gấp 3,1 lần so với cùng kỳ

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Bài 2: Nghịch lý trong phát triển

Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Thu hút FDI 11 tháng tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2022

Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp - Bài 2: Phía sau “tấm áo gấm”

Doanh nghiệp Trung Quốc đang quan tâm đầu tư những lĩnh vực nào ở Việt Nam?

Thúc đẩy tăng trưởng bền vững từ công nghiệp

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: "Sau cơn mưa, trời lại sáng”

Thi hành Luật Đấu thầu: Doanh nghiệp mong muốn gì?

Đầu tư PPP vì sao doanh nghiệp vẫn ngại ngần?

VCCI công bố báo cáo về đầu tư theo phương thức đối tác công tư

MWG lãi chạm đáy, Chủ tịch và Tổng Giám đốc MWG không nhận lương quý III

Đà Nẵng: Vốn thu hút đầu tư ngoài khu công nghiệp tăng hơn 500%

Những đơn vị nào được tiếp tục phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023?

10 tháng có thêm 2.608 dự án FDI mới, tăng 66,1%

Khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 139.400 tỉ đồng

Lãi suất ngân hàng cao tới 11%, người dân nên gửi tiết kiệm hay đầu tư bất động sản?

376 dự án đầu tư công sẽ được chuyển tiếp sang giai đoạn 2026-2030
