Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2023 của Bộ Công Thương:

3 ngành năng lượng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

6 tháng đầu năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với những giải pháp hiệu quả, quyết liệt chỉ đạo, điều hành, ngành năng lượng đã cơ bản đáp ứng nhu cầu.
Bộ Công Thương tập trung các giải pháp chuyển đổi số trong ngành năng lượng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2023

Theo báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023, trong 6 tháng đầu năm 2023, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt đưa ra nhiều giải pháp kịp thời hiệu quả cùng công tác chỉ đạo điều hành linh hoạt, ngành năng lượng (xăng dầu, than, điện) đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế.

3 ngành năng lượng đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của nền kinh tế - xã hội
Toàn cảnh Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2023, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Bộ Công Thương

Ngành điện nỗ lực vượt khó

Thực hiện vai trò quản lý ngành, ngay từ cuối năm 2022, trên cơ sở theo dõi phụ tải, dự báo tình hình, Bộ Công Thương đã xây dựng và ban hành kế hoạch cung cấp điện cho năm 2023. Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp đảm bảo điện từ việc bổ sung nguồn điện; tích trữ nước hồ thuỷ điện; chuẩn bị nguồn nhiên liệu (than, khí…) cho sản xuất điện; tăng cường xử lý các khiếm khuyết hệ thống đường dây truyền tải, phân phối; công tác kinh doanh dịch vụ khách hàng …đến tăng cường kiểm tra giám sát; kịp thời đưa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn với mục tiêu cao nhất là đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là mùa khô năm 2023.

Tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia tháng 6 năm 2023 ước đạt 25,323 tỷ kWh, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống điện quốc gia ước đạt 136,090 tỷ kWh (bao gồm sản lượng điện mặt trời mái nhà bán vào hệ thống), tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 47,8% so với kế hoạch năm 2023 (284,5 tỷ kWh).

Tình hình cung cấp điện ổn định trong 4 tháng đầu năm, tuy nhiên từ đầu tháng 5 đến nay, do tình trạng nắng nóng xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước đã làm tăng nhu cầu tiêu thu điện sinh hoạt. Trong khi đó lưu lượng nước về các hồ thủy điện rất thấp, đặc biệt là tại các hồ thủy điện miền Bắc, gây ảnh hưởng lớn đến cung ứng điện mùa khô năm 2023 (lưu lượng nước về các hồ thủy điện từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 6 có xu hướng giảm thấp và thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm, trung bình chỉ đạt 60% đối với các hồ khu vực miền Bắc và 90% đối với các hồ miền Trung và miền Nam). Do vậy, việc cung cấp điện trong giai đoạn cuối tháng 5, đầu tháng 6 gặp khó khăn, dẫn đến phải tiết giảm điện tại một số khu vực phía Bắc do không đáp ứng được nhu cầu phụ tải. Đến cuối tháng 6, nhờ nhiều giải pháp quyết liệt trong sản xuất, điều hòa, cung cấp điện và lượng nước về các hồ thủy điện tăng hơn trước nên tình hình cung ứng điện đã được cải thiện.

3 ngành năng lượng đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của nền kinh tế - xã hội
Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân tham luận tại Hội nghị

Tham luận tại hội nghị, ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, những tháng mùa khô vừa qua, EVN gặp nhiều khó khăn cung ứng điện, từ đầu tháng 6 đã phải thực hiện tiết giảm điện, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân. Để xảy ra việc tiết giảm điện là trách nhiệm của EVN; EVN cũng gửi lời xin lỗi vì đã để ra tình trạng tiết giảm điện trong 20 ngày vừa qua.

Tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương, sự phối hợp của các đơn vị liên quan như Tập đoàn PVN, TKV… từ ngày 23/6 đã đảm bảo cung ứng điện cho nền kinh tế - xã hội.

Ngành dầu khí duy trì đà tăng trưởng

Trong 6 tháng đầu năm 2023, ngành dầu khí (trong đó PVN là đơn vị nòng cốt) đã nỗ lực bám sát các nhiệm vụ mục tiêu và kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra, tiếp tục duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh với mức tăng trưởng khá.

Tổng sản lượng khai thác dầu khí quy dầu ước thực hiện 6 tháng đạt 9,48 triệu tấn quy đổi, vượt 20% so với kế hoạch 6 tháng và bằng 62% với kế hoạch năm 2023. Trong đó: Sản lượng khai thác dầu 6 tháng đầu năm 2023 ước thực hiện đạt 5,31 triệu tấn, vượt 14% so với kế hoạch 6 tháng và bằng 57% kế hoạch cả năm 2023. Trong đó, sản lượng khai thác dầu thô trong nước 6 tháng ước thực hiện đạt 4,41 triệu tấn, vượt 0,65 triệu tấn (14%) so với kế hoạch 6 tháng và bằng 59% kế hoạch cả năm 2023.

Sản lượng khai thác khí, ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2023 đạt 4,17 tỷ m3 vượt 27% so với kế hoạch 6 tháng và bằng 70% kế hoạch cả năm 2023.

Sản lượng tiêu thụ dầu 6 tháng đầu năm 2023 ước thực hiện đạt 5,31 triệu tấn, vượt 14% so với kế hoạch 6 tháng và bằng 57% kế hoạch cả năm 2023. Sản lượng tiêu thụ khí, ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2023 đạt 4,17 tỷ m3 vượt 27% so với kế hoạch 6 tháng và bằng 70% kế hoạch cả năm 2023.

Về tình hình cung ứng xăng dầu, các nhà máy lọc dầu Dung Quất và Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ mục tiêu và kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra, duy trì hoạt động sản xuất, phấn đấu duy trì nguồn cung xăng dầu ổn định cho thị trường trong nước.

3 ngành năng lượng đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của nền kinh tế - xã hội
Nguồn than cho sản xuất điện đã được đảm bảo

Đảm bảo đủ than cho phát điện

Trong 6 tháng đầu năm 2023, than thương phẩm sản xuất khoảng 30,23 triệu tấn, đạt 52,23% kế hoạch năm, bằng 109,32% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: than sản xuất trong nước khoảng 23,82 triệu tấn, đạt 52,32% kế hoạch năm, bằng 97,78% so với cùng kỳ năm 2022; than nhập khẩu khoảng 6,41 triệu tấn, đạt 48,54% kế hoạch năm, bằng 194,73% so với cùng kỳ năm 2022.

Tổng than tiêu thụ khoảng 30,97 triệu tấn, đạt 54,22% kế hoạch năm, bằng 106,07% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: tiêu thụ trong nước khoảng 30,76 triệu tấn, đạt 55,84% kế hoạch năm, bằng 107,9% so với cùng kỳ năm 2022, xuất khẩu khoảng 0,21 triệu tấn, đạt 10,34% kế hoạch năm, bằng 30,38% so với cùng kỳ năm 2022.

Đối với than cấp cho sản xuất điện khoảng 25,34 triệu tấn, đạt 54,70% kế hoạch năm, bằng 118,16% so với cùng kỳ năm 2022; xi măng khoảng 0,94 triệu tấn, đạt 53,98% kế hoạch năm, bằng 71,93% so với cùng kỳ năm 2022; phân bón, hóa chất khoảng 1,13 triệu tấn, đạt 45,08% kế hoạch năm, bằng 111,92% so với cùng kỳ năm 2022; Hộ khác khoảng 3,36 triệu tấn, đạt 74,24% kế hoạch năm, bằng 70,64% so với cùng kỳ năm 2022.

Hầu hết các chỉ tiêu về sản xuất, tiêu thụ than đều đạt và vượt so với cùng kỳ năm 2022, nhất là chỉ tiêu cấp than cho sản xuất điện đã đạt 54,70% kế hoạch năm 2023 và bằng 118,16% so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như than nguyên khai/thương phẩm sản xuất trong nước giảm so với cùng kỳ do: (i) Việc gia tăng sản lượng khai thác trong nước là hữu hạn bởi quy định tại các Giấy phép khai thác than; (ii) một số Giấy phép khai thác than đã hết hạn nhưng chưa được gia hạn, một số Giấy phép khai thác than đề nghị cấp mới chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

Đối với những khó khăn của ngành than liên quan đến cấp phép, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị quan tâm và tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị ngành Than trong việc cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

TS Nguyễn Anh Tuấn: Điện mặt trời mái nhà thậm chí có thể phải trả tiền khi nối lưới

Theo nhận định từ chuyên gia, chính sách ghi nhận sản lượng có thể được thay đổi điều tiết hợp lý để khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, trong 2 ngày 3-4/5/2024, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo luật này tại Hà Nội.
Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật điện lực sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 3 - 4/5/2024

Nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi vào ngày 3-4/5/2024
Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm.
Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, việc triển khai các dự án trọng điểm ngành điện đang được diễn ra hết sức khẩn trương.

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Theo TS. Võ Trí Thành, việc đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Áp lực lớn nhất là thời gian.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

Nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí cũng như quá trình thương thảo hợp đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam mới đây đã gửi một số kiến nghị tới Thủ tướng.
Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ Công Thương tổ chức họp Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức họp Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi)

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi) nhóm 1 đã tổ chức họp nhằm rà soát, đánh giá, thảo luận các ý kiến về dự thảo Luật đang lấy ý kiến.
Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024

Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024

Năm 2024, vấn đề điện cơ bản được đảm bảo, tuy nhiên dự báo vẫn còn những khó khăn thách thức, cần sự chung tay của khách hàng sử dụng điện.
Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực: Kỳ 2 - Hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ

Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực: Kỳ 2 - Hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ

Việc sửa đổi Luật điện lực nhằm thể chế hoá chủ trương, chiến lược của Đảng về năng lượng điện, góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý để ngành điện phát triển.
Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương về đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024

Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương về đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-BCT về việc đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.
Phát triển hệ thống Pin lưu trữ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng bền vững

Phát triển hệ thống Pin lưu trữ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng bền vững

Hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Thường trực Chính phủ họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Thường trực Chính phủ họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhằm sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách về điện lực, ngày 15/3, tại Hà Nội, Thường trực Chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ Công Thương: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Bộ Công Thương: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Để đảm bảo cung ứng điện năm 2024, nhất là các tháng cao điểm mùa khô, Bộ Công Thương sẽ tăng cường kiểm tra các đơn vị phát điện.
Quy định mới "gỡ vướng" thi công các dự án lưới điện

Quy định mới "gỡ vướng" thi công các dự án lưới điện

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 27/2024/NĐ-CP tháo gỡ khó khăn về tạm sử dụng rừng phục vụ thi công dự án lưới điện vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: Gắn với trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: Gắn với trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

Để thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam đến 2030, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho từng Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030

Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 215/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Nâng cao năng lực truyền tải điện, vận hành an toàn mạch 500kV mùa khô năm 2024

Nâng cao năng lực truyền tải điện, vận hành an toàn mạch 500kV mùa khô năm 2024

Đây là chỉ đạo của lãnh đạo EVN tại buổi làm việc với EVNNPT và Công ty Truyền tải điện 1 tại Truyền tải điện Ninh Bình và Thanh Hóa ngày 22/2 vừa qua.
Triển khai Chiến lược Hydrogen: Doanh nghiệp, địa phương đề xuất gì?

Triển khai Chiến lược Hydrogen: Doanh nghiệp, địa phương đề xuất gì?

Tại Hội nghị triển khai Chiến lược Hydrogen, nhiều doanh nghiệp, địa phương, chuyên gia đã đưa ra các đề xuất, khuyến nghị.
Chiến lược Hydrogen mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam

Chiến lược Hydrogen mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam

Sáng 22/2/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai Chiến lược năng lượng Hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng Hydrogen

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng Hydrogen

Ngày 22/2/2024, tại Hà Nội, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai Chiến lược năng lượng Hydrogen.
Những nguyên tắc nào của JETP nhà đầu tư cần quan tâm?

Những nguyên tắc nào của JETP nhà đầu tư cần quan tâm?

Kế hoạch huy động nguồn lực đặt ra những nguyên tắc chung để lựa chọn các dự án tham gia JETP, nhà đầu tư cần nắm rõ để đáp ứng các tiêu chí khi tham gia dự án.
Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng hydrogen

Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng hydrogen

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động