3 Hiệp hội chăn nuôi kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường điều gì?

3 Hiệp hội chăn nuôi vừa có văn bản kiến nghị Bộ Tài Nguyên và Môi trường bổ sung danh mục đất cho chăn nuôi vào Luật Đất đai sửa đổi.
Bộ Tài nguyên và Môi trường: Yêu cầu xây dựng kịch bản vận hành hồ thủy điện Tâm thư của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi Thống đốc Ngân hàng nhà nước đề cập gì? Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kiến nghị khẩn để 'cứu' ngành chăn nuôi

Theo 3 Hiệp hội là Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam và Hiệp hội chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, hiện nay, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đang chiếm khoảng 24% trong toàn bộ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, trong khi lại không có quỹ đất rõ ràng cho chăn nuôi.

Phát triển chăn nuôi tại khu vực xã miền núi Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Phát triển chăn nuôi tại khu vực xã miền núi Lê Lợi, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Cụ thể, theo kết quả điều tra thống kê năm 2020, tổng diện tích đất nông nghiệp cả nước là 27.983.482 ha, trong đó: đất trồng trọt 11.718.391 ha, đất lâm nghiệp 15.404.790 ha, đất nuôi trồng thủy sản 786.184 ha, đất làm muối 15.586 ha và đất nông nghiệp khác 58.532 ha.

Trong khi các nước trên thế giới đều dành một tỷ trọng rất lớn đất cho chăn nuôi; nhất là các nước châu Âu, thường đất đồng cỏ, cây thức ăn chăn nuôi luôn chiếm từ 50 - 70% diện tích đất nông nghiệp, cá biệt như Ireland có tới trên 90% diện tích đất nông nghiệp là đồng cỏ, cây thức ăn chăn nuôi...

Chưa tính đến quỹ đất cho nhu cầu mở rộng quy mô đàn vật nuôi theo Chiến lược phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 6/10/2020 về Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 thì quỹ đất cho nhu cầu di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi vùng không được phép chăn nuôi (bao gồm: khu dân cư, nội thành, nội thị, khu công cộng, du lịch... theo quy định của Luật Chăn nuôi), hạn cuối cùng phải thực thi là ngày 01/01/2025 là rất lớn, đây đang được xem là “cuộc đại di dời trong sản xuất nông nghiệp” của nước ta.

Cụ thể, chỉ tính riêng tỉnh Đồng Nai, theo Quyết định số 296, ngày 24/2/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, số cơ sở chăn nuôi phải di dời của tỉnh này tính đến ngày 01/01/2025 là 3.006 cơ sở.

Nếu tính mức tối thiểu diện tích trung bình cho 1 cơ sở chăn nuôi trang trại nhỏ và vừa hiện nay dao động từ 1,0-5,0 ha, thì Đồng Nai phải cần từ 3.000 - 15.000 ha đất lõi để xây dựng chuồng trại (chưa tính đến không gian, đảm bảo có khoảng cách tối thiểu cho vấn đề kiểm soát môi trường, dịch bệnh theo quy định hiện hành; ví dụ cơ sở chăn nuôi phải cách khu dân cư từ 150- 400 m, tùy theo loại hình chăn nuôi...).

Hiện nay, tỉnh Đồng Nai và các cơ sở chăn nuôi buộc phải di dời đang gặp phải khó khăn lớn nhất đó là đất đai và mặt bằng phải đáp ứng được với yêu cầu đủ điều kiện chăn nuôi. Như vậy, nếu tính đủ nhu cầu đất đai cho việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực cấm chăn nuôi trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025 sẽ cần đến hàng trăm ngàn ha.

Do đó, các Hiệp hội cho rằng cần đưa vào phần giải thích từ ngữ của Luật Đất đai khái niệm làm rõ đất cho chăn nuôi tập trung để các địa phương áp dụng trong quy hoạch, vì chăn nuôi tập trung có tính đặc thù cao: “Là đất nông nghiệp, có thể xây dựng được chuồng trại lâu dài, đảm bảo yêu cầu vệ sinh phòng bệnh cho con người, vật nuôi và môi trường sinh thái...”.

Sản xuất chăn nuôi rất rủi ro, suất đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Trang trại chăn nuôi là cơ sở sản xuất kinh doanh có điều kiện, phải đảm bảo các yêu cầu kiểm soát dịch bệnh và môi trường, có khoảng cách tối thiểu với khu dân cư, công trình công cộng...

Nếu không có quy định rõ trong Luật, thì hôm nay chính quyền cấp cho trang trại, ít lâu sau lại cấp cho dân đến ở xung quanh hoặc xây dựng công trình công cộng khác và cơ sở chăn nuôi lại bỗng dưng trở thành vi phạm các điều kiện, phải di dời, thì không bao giờ chúng ta có được ngành chăn nuôi phát triển bền vững và người chăn nuôi thì lúc nào cũng nơm nớp, không dám đầu tư...

Do đó, rất cần có những quy định cụ thể hạng mục đất dành cho chăn nuôi tập trung trong Luật Đất đai sửa đổi. Nếu không có quy định rõ ràng, thì trong thực tế các địa phương và ngành chăn nuôi sẽ không thể xử lý được những bất cập về đất đai, mặt bằng cho nhu cầu xây dựng chuồng trại, mở rộng sản xuất và hoàn thành việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực cấm chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi và Luật Môi trường...

Cũng theo 3 Hiệp hội này, việc đánh giá tác động môi trường của các cơ sở chăn nuôi là việc làm rất cần thiết, nhằm hạn chế tác động của hoạt động chăn nuôi đến môi trường, nhất là Việt Nam đã cam kết đưa phát thải dòng về 0 vào năm 2050, mà chăn nuôi là một trong những lĩnh vực gây tác động đáng kể đến vấn đề này, nên không thể không kiểm soát.

Tuy nhiên, việc kiểm soát vấn đề này đòi hỏi công nghệ và nguồn lực tài chính không nhỏ, rất cần có sự chia sẻ của Nhà nước, vì thành phần tham gia chăn nuôi phần lớn là những đối tượng khó khăn và có năng lực tài chính hạn chế.

Do đó, đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát lại các quy định về đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi, thực sự phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tiễn Việt Nam, đảm bảo tính khả thi để người chăn nuôi thực hiện nghiêm túc sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn rất nhiều so với việc đưa ra những quy định quá cao mà người chăn nuôi không thể làm hoặc làm quá tốn kém, khi đó họ sẽ đối phó, càng làm cho công tác kiểm soát môi trường trở nên phức tạp và dễ phát sinh các tiêu cực.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hiệu quả từ mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ ở Đồng Tháp

Hiệu quả từ mô hình sinh kế dựa vào mùa lũ ở Đồng Tháp

Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, Tiểu dự án ICRSL Đồng Tháp đã giúp cải thiện sinh kế người dân nơi đây.
Quảng Nam: Các xã miền núi “ngại” phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Quảng Nam: Các xã miền núi “ngại” phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Giai đoạn 2021- 2025, nhiều địa phương miền núi "ngại" phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, do đó, tỉnh Quảng Nam khó đạt mục tiêu do Trung ương giao.
Thiếu khung pháp lý cho bất động sản du lịch nông nghiệp

Thiếu khung pháp lý cho bất động sản du lịch nông nghiệp

Ngày 25/5, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam và Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị Giải pháp phát triển và Xúc tiến đầu tư: Bất động sản du lịch nông nghiệp.
Xây dựng nông thôn mới, Quảng Nam gặp khó khăn gì?

Xây dựng nông thôn mới, Quảng Nam gặp khó khăn gì?

Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp trong giai đoạn 2021 – 2025 quá nhiều chỉ tiêu nhưng nguồn lực hạn chế nên nhiều nội dung tỉnh Quảng Nam chưa có cơ chế hỗ trợ
Sử dụng phân bón NPK Phú Mỹ cho cánh đồng mẫu lớn đạt năng suất cao

Sử dụng phân bón NPK Phú Mỹ cho cánh đồng mẫu lớn đạt năng suất cao

Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí miền Bắc tổ chức Hội thảo tổng kết “Mô hình cánh đồng mẫu lớn 50ha sản xuất lúa chất lượng cao sử dụng phân bón NPK Phú Mỹ"

Tin cùng chuyên mục

Du lịch nông nghiệp, mở ra hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm vùng nông thôn

Du lịch nông nghiệp, mở ra hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm vùng nông thôn

Phát triển du lịch nông thôn sẽ giúp mở ra hướng mới cho tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cải thiện cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn, mang lại lợi ích bền vững.
Hà Nội: Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư xây dựng chợ

Hà Nội: Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút đầu tư xây dựng chợ

Giai đoạn 2021 – 2025, thành phố Hà Nội đưa vào kế hoạch cải tạo 168 chợ, xây dựng mới 141 chợ. Đồng thời, xác định đẩy mạnh xã hội hóa để giảm bớt đầu tư công.
Du lịch nông nghiệp: Rất cần chính sách cho các mô hình thí điểm

Du lịch nông nghiệp: Rất cần chính sách cho các mô hình thí điểm

Du lịch nông nghiệp hiện đang chưa có khung pháp lý rõ ràng khiến việc đầu tư còn nhiều khó khăn, mơ hồ, vì vậy, rất cần chính sách cho các mô hình thí điểm.
Phân bón công nghệ nâng hiệu quả mùa lúa An Giang

Phân bón công nghệ nâng hiệu quả mùa lúa An Giang

Với công nghệ polyphosphate (siêu lân hữu hiệu) tân tiến, NPK Cà Mau tiếp tục chinh phục nhà nông trồng lúa Tây Nam Bộ bởi hiệu quả nâng cao rõ rệt.
Sử dụng phân bón khoa học để hồi sinh ‘vương quốc quýt hồng’

Sử dụng phân bón khoa học để hồi sinh ‘vương quốc quýt hồng’

Doanh nghiệp phân bón sẽ đồng hành cùng nông dân thực hiện mô hình sử dụng phân bón khoa học góp phần khôi phục và bảo tồn ‘vương quốc quýt hồng’ Lai Vung.
Đề xuất chuyển đổi đất lúa, Bộ Nông nghiệp đề nghị tỉnh Hưng Yên giải trình

Đề xuất chuyển đổi đất lúa, Bộ Nông nghiệp đề nghị tỉnh Hưng Yên giải trình

Đề xuất chuyển mục đích sử dụng 44,76 ha đất trồng lúa để thực hiện dự án Cụm công nghiệp Yên Mỹ, Bộ Nông nghiệp đề nghị Hưng Yên, giải trình, làm rõ.
6 địa phương ký kết chống khai thác bất hợp pháp thủy sản

6 địa phương ký kết chống khai thác bất hợp pháp thủy sản

Thông qua ký kết kế hoạch phối hợp giữa 6 tỉnh, thành phố nhằm tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát tàu cá, sản lượng khai thác và chống khai thác IUU.
Rất ít hợp tác xã thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần

Rất ít hợp tác xã thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần

Việc thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp rất khiêm tốn.
Lào Cai: Vì sao nhiều xã khu vực II, III không muốn hoàn thành nông thôn mới?

Lào Cai: Vì sao nhiều xã khu vực II, III không muốn hoàn thành nông thôn mới?

Một bộ phận cán bộ, nhân dân Lào Cai tại các xã khu vực II, khu vực III dự kiến hoàn thành đạt chuẩn nông thôn mới hằng năm có tâm lý không muốn hoàn thành.
Sắp diễn ra Bàn tròn xúc tiến đầu tư bất động sản, du lịch nông nghiệp Việt Nam

Sắp diễn ra Bàn tròn xúc tiến đầu tư bất động sản, du lịch nông nghiệp Việt Nam

Ngày 25/5, tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia sẽ diễn ra sự kiện Bàn tròn “Xúc tiến đầu tư bất động sản: Du lịch nông nghiệp Việt Nam”.
Hà Nội: Gỡ nút thắt về nguồn vốn trong đầu tư xây dựng chợ dân sinh

Hà Nội: Gỡ nút thắt về nguồn vốn trong đầu tư xây dựng chợ dân sinh

Khó huy động nguồn vốn xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, sửa chữa, do đó, cơ quan quản lý kiến nghị sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng chợ dân sinh
Phân bón Văn Điển - Giải pháp hữu hiệu cải tạo đất chua, trũng

Phân bón Văn Điển - Giải pháp hữu hiệu cải tạo đất chua, trũng

Phân bón Văn Điển- là giải pháp cơ bản và hữu hiệu nhất để cải tạo trên 2,2 triệu hecta là đất chua, chua phèn, chủ yếu là các vùng trũng, lầy thụt bồi đắp.
Quảng Trị: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Trị: Thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, tỉnh Quảng Trị phấn đấu đến 2025, kinh tế số đóng góp khoảng 10% GRDP của ngành nông nghiệp địa phương.
Tăng kiểm soát, chặn gia cầm nhập lậu qua biên giới

Tăng kiểm soát, chặn gia cầm nhập lậu qua biên giới

Ngày 4/5, Bộ Nông nghiệp đã có Công văn gửi Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, UBND các tỉnh/thành phố đề nghị tăng kiểm soát, chặn gia cầm nhập lậu qua biên giới.
Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Quảng Ninh vướng gì?

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Quảng Ninh vướng gì?

Tỉnh Quảng Ninh có 12/98 xã đồng bằng, 64 xã vùng đồng bào dân tộc, 22 xã miền núi và hải đảo. Vì vậy, nhiều chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới rất khó thực hiện.
Phát động giải báo chí toàn quốc viết về nông nghiệp, nông dân nông thôn 2023

Phát động giải báo chí toàn quốc viết về nông nghiệp, nông dân nông thôn 2023

Sáng 26/4, tại Hà Nội, diễn ra Lễ phát động “Giải báo chí toàn quốc viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam" năm 2023.
Diễn đàn kết nối đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tại Tây Ninh

Diễn đàn kết nối đầu tư, phát triển hệ sinh thái nông nghiệp công nghệ cao tại Tây Ninh

Tây Ninh lần đầu tiên tổ chức diễn đàn quốc tế về hoạt động thu hút đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ châu Âu.
Nguy cơ cháy rừng rất cao, Bộ Nông nghiệp ra công điện khẩn

Nguy cơ cháy rừng rất cao, Bộ Nông nghiệp ra công điện khẩn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy chữa cháy rừng.
Khai mạc Hội nghị toàn cầu lần thứ 4: Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững

Khai mạc Hội nghị toàn cầu lần thứ 4: Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững

Sáng 24/4, Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đăng cai tổ chức đã khai mạc tại Hà Nội.
Huyện Hải Hậu (Nam Định): Phát triển hạ tầng thương mại thúc đẩy thị trường nội địa

Huyện Hải Hậu (Nam Định): Phát triển hạ tầng thương mại thúc đẩy thị trường nội địa

Với định hướng phát triển hạ tầng thương mại theo hướng chuyên sâu, thúc đẩy thị trường nội địa, huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Đỉnh) đã đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động