3 giải pháp cốt lõi để hoá giải 5 thách thức của doanh nghiệp dệt may

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam vừa đưa ra 5 thách thức của doanh nghiệp dệt may phải đối mặt và 3 giải pháp quan trọng để hoá giải những thách thức này.
Doanh nghiệp dệt may nhọc nhằn “bơi” theo tăng trưởng xanh Khoảng 50% doanh nghiệp dệt may đã thực hiện xanh hóa sản xuất

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin: Năm 2023, tác động tiêu cực của dịch bệnh cùng những biến động chính trị trên thế giới khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm (năm 2021 tăng 6%; năm 2022 tăng 3%, dự báo năm 2023 chỉ trên dưới 2%).

Ngành dệt may theo đó chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm đơn hàng từ các thị trường chính như Mỹ, EU. Nửa đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 18,6 tỷ USD giảm 17,6% so với cùng kỳ 2022. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 10,7 tỷ USD giảm 20,5% và xuất siêu 7,9 tỷ USD (cùng kỳ 2022 đạt 8,8 tỷ USD).

Thực hiện xuất khẩu 5 tháng năm 2023 sang các thị trường lớn hầu hết đều giảm: Mỹ giảm 27,1%, EU giảm 6,2%, Nhật Bản tăng 6,6%, Hàn Quốc giảm 2%, Canada giảm 10,9%... Mức giảm sâu này không chỉ bởi tác động của nền kinh tế mà còn đến từ áp lực “xanh hóa” ngành, chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD, EU và Luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức (có hiệu lực từ 01/01/2023).

Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp các doanh nghiệp may mặc tiếp cận được với nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may dễ dàng hơn và với chi phí tối ưu hơn
Nhiều doanh nghiệp dệt may chưa có đơn hàng quý 3,4

Bên cạnh đó, mặc dù Nhân hàng Nhà nước đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành nhưng do lãi suất huy động cao từ cuối năm 2022 nên lãi suất vay vẫn ở mức cao. Doanh nghiệp không tiếp cận được với các gói hỗ trợ, như: Giảm lãi suất 2% với gói 40.000 tỷ đồng…

Theo ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, những khó khăn của doanh nghiệp ngành dệt may nửa đầu năm 2023 là dư âm của nửa cuối năm 2022. Có 5 thách thức doanh nghiệp dệt may phải đối mặt.

Thứ nhất, lượng hàng hóa tồn kho toàn cầu tiếp tục giảm sâu, nguyên nhân do lạm phát, xung đột Nga- Ukraina và dư âm của dịch bệnh, công ăn việc làm của các nước nhập khẩu lớn tòan cầu vẫn ảnh hưởng rất lớn.

Thứ hai, kết cấu mặt hàng thay đổi, những mặt hàng giá rẻ, dệt kim vẫn còn tồn kho lớn nên các nhãn hàng chưa quay lại đặt đơn hàng mới.

Thứ ba, doanh nghiệp phải cơ cấu lại dây chuyền, mô hình sản xuất để thích ứng lại chuyển đổi từ những mặt hàng chuyên môn hóa cao sang mặt hàng thích ứng nhanh, đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng cực kỳ nhanh, cùng đó cạnh tranh về giá, chất lượng, thanh toán.

Thứ tư, cạnh tranh tầm nhìn chiến lược đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy vươn ra thị trường mới. “Trước đây chúng ta ít sản xuất các mặt hàng cho các nước Trung Đông, châu Phi, hiện đã sản xuất và xuất khẩu”, ông Vũ Đức Giang nói.

Thứ năm, nỗ lực thậm chí đánh đổi hiệu quả kinh doanh để có và giữ việc làm cho người lao động.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng dự báo: Tình hình sản xuất, xuất khẩu được cải thiện dần nhưng khó khăn sẽ còn kéo dài hết năm 2023, do nhiều doanh nghiệp đến nay chưa đủ đơn hàng cho quý 3 và quý 4. Bên cạnh việc thiếu đơn hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh của mình, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với khó khăn do đơn giá giảm sâu, thậm chí giảm đến trên 50% so với bình thường.

Năm 2023, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu phấn đấu đạt 39 - 40 tỷ USD. Để hoàn thành mục tiêu, các doanh nghiệp cần chú trọng 3 vấn đề cốt lõi. Tìm giải pháp giữ chân người lao động, nhất là lực lượng nòng cốt. Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghề, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Giữ chân khách hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh, không có lãi để có việc làm cho người lao động và để khách hàng không chuyển đi nơi khác. Xây dựng quan hệ đối tác tin cậy, lâu dài. Khai thác thị trường mới, quan tâm thị trường nội địa.

Cùng đó, giảm tối đa các chi phí chưa thực sự cần thiết của doanh nghiệp.

Với vai trò đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp dệt may, Hiệp hội Dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện tốt vai trò kết nối: Doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhãn hàng, doanh nghiệp với Chính Phủ; phối hợp tích cực với các tổ chức quốc tế uy tín triển khai các chương trình về lao động, năng lượng xanh, tuần hoàn tái chế, chuyển đổi số, thiết kế, xây dựng thương hiệu, quản trị nhân lực…; tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, tạo cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm khách hàng cho các doanh nghiệp.

Hiệp hội cũng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc phản ánh, đề xuất kiến nghị, kêu gọi sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương về các vấn đề liên quan đến người lao động, giải pháp giữ chân khách hàng cũng như hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, luôn phát huy vai trò là cầu nối hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước với khối doanh nghiệp dệt may, nâng cao nhận thức phát triển ngành theo hướng xanh, sạch, bền vững.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp hội dệt may Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xây dựng cơ chế, tạo động lực cho nội địa hóa thiết bị ngành đường sắt đô thị

Xây dựng cơ chế, tạo động lực cho nội địa hóa thiết bị ngành đường sắt đô thị

Nội địa hóa thiết bị ngành đường sắt đô thị không chỉ tạo thêm nhiều việc làm cho ngành cơ khí trong nước mà còn giúp cho ngành đường sắt giảm giá thành đầu tư.
Gần 240 tỷ USD đầu tư nước ngoài đã được rót vào Việt Nam

Gần 240 tỷ USD đầu tư nước ngoài đã được rót vào Việt Nam

Tính đến nay, cả nước có hơn 11,2 nghìn dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đạt gần 240 tỷ USD, với khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới vào đầu tư.
Bình Dương: Có thêm khu công nghiệp 700 ha

Bình Dương: Có thêm khu công nghiệp 700 ha

Theo đồ án được thông qua, Khu công nghiệp Cây Trường có diện tích lập quy hoạch rộng khoảng 700ha, quy mô lao động khoảng 35.000 người.
Nghệ An: Khuyến công thúc đẩy sản xuất công nghiệp nông thôn

Nghệ An: Khuyến công thúc đẩy sản xuất công nghiệp nông thôn

Ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Nghệ An đã chia sẻ về những nỗ lực trong việc hỗ trợ, tạo động lực nhằm thúc đẩy các cơ sở công nghiệp nông thôn.
Bắc Giang phấn đấu trở thành tỉnh trọng điểm về công nghiệp vào năm 2030

Bắc Giang phấn đấu trở thành tỉnh trọng điểm về công nghiệp vào năm 2030

Hiện Bắc Giang đang tập trung các nguồn lực để trở thành tỉnh trọng điểm về công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững vào năm 2030.

Tin cùng chuyên mục

Nắm bắt cơ hội để tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp bán dẫn

Nắm bắt cơ hội để tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp bán dẫn

Việt Nam hiện có lượng lớn sinh viên theo học ngành ICT. Đây có thể là sự bổ sung về nguồn nhân sự cho ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
1 đồng vốn khuyến công thu hút 4 đồng vốn đối ứng từ cơ sở công nghiệp nông thôn

1 đồng vốn khuyến công thu hút 4 đồng vốn đối ứng từ cơ sở công nghiệp nông thôn

Sau 10 năm triển khai Nghị định số 45 của Chính phủ, công tác khuyến công được triển khai sâu rộng, thu hút vốn đối ứng từ doanh nghiệp công nghiệp nông thôn.
Công bố Bộ công cụ chuyển đổi số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Công bố Bộ công cụ chuyển đổi số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Sáng 8/12, Bộ Công Thương và IFC đã chính thức công bố Bộ công cụ đánh giá chuyển đổi số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Phục vụ tiêu dùng cuối năm, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăng tốc

Phục vụ tiêu dùng cuối năm, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tăng tốc

Theo ghi nhận, một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có đơn hàng sản xuất và xuất khẩu trở lại đang có nhu cầu tuyển lao động từ nay đến cuối năm
Công nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Đà Nẵng 2023

Công nhận 18 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Đà Nẵng 2023

18 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn thuộc 4 nhóm ngành hàng đã được đánh giá, bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn TP. Đà Nẵng năm 2023.
Bộ Công Thương sắp tổ chức 3 sự kiện lớn về khuyến công

Bộ Công Thương sắp tổ chức 3 sự kiện lớn về khuyến công

Ngày 7/12, Bộ Công Thương tổ chức giới thiệu về 3 sự kiện lớn liên quan đến khuyến công, bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu diễn ra từ ngày 14-19/12.
Trung Quốc đứng thứ 4 trong số 110 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam

Trung Quốc đứng thứ 4 trong số 110 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam

Trong 11 tháng năm 2023, Trung Quốc đã đầu tư 3,96 tỷ USD vào Việt Nam, đứng thứ 4 trong số 110 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.
Trà Vinh được công nhận 4 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 2023

Trà Vinh được công nhận 4 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 2023

Trong kỳ bình chọn năm 2023 tỉnh Trà Vinh được công nhận 4 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.
Cần Thơ: Đến năm 2030 sẽ có 14 khu công nghiệp

Cần Thơ: Đến năm 2030 sẽ có 14 khu công nghiệp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1519/QĐ-TTg ngày 2/12/2023 phê duyệt Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vì sao Bắc Ninh chiếm “ngôi vương” về tỷ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số trong GDP?

Vì sao Bắc Ninh chiếm “ngôi vương” về tỷ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số trong GDP?

Có lực lượng hùng hậu doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực kinh tế lõi là nguyên nhân giúp Bắc Ninh đứng đầu cả nước về tỷ trọng kinh tế số trong GDP, GRDP.
Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải?

Thu hút đầu tư xanh: Lọc ngành hay giảm phát thải?

Đảm bảo tăng trưởng xanh, các địa phương đang chuyển đổi thu hút đầu tư theo hướng không lọc ngành mà lọc công nghệ và phải sản xuất phải bền vững.
Bình Thuận: Đảm bảo hoàn thành kế hoạch khuyến công quốc gia

Bình Thuận: Đảm bảo hoàn thành kế hoạch khuyến công quốc gia

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bình Thuận đang đốc thúc những đề án đang triển khai nhằm đảm bảo tiến độ kế hoạch khuyến công quốc gia.
Đà Nẵng: Vượt khó, nhiều doanh nghiệp sản xuất phát tín hiệu về đích vượt kế hoạch năm

Đà Nẵng: Vượt khó, nhiều doanh nghiệp sản xuất phát tín hiệu về đích vượt kế hoạch năm

Nhiều doanh nghiệp sản xuất tại TP. Đà Nẵng cho biết đã và sẽ về đích vượt kế hoạch của năm 2023. Nhiều đơn vị cũng đã có đơn hàng cho năm 2024.
Kinh tế số đang ở đâu trong GDP, GRDP?

Kinh tế số đang ở đâu trong GDP, GRDP?

Tổng cục Thống kê đã tiến hành đo lường tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP nhằm đánh giá đóng góp của lĩnh vực này trong nền kinh tế.
Doanh nghiệp Nhật Bản tìm cách đa dạng hóa nguồn cung pin và vật liệu bán dẫn

Doanh nghiệp Nhật Bản tìm cách đa dạng hóa nguồn cung pin và vật liệu bán dẫn

Tập đoàn hóa chất Mitsubishi của Nhật Bản đang tìm kiếm các mối quan hệ đối tác của Australia để sản xuất khoáng sản ở Mozambique và Na Uy...
Infographics | 11 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng nhẹ

Infographics | 11 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng nhẹ

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 11 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 1% so với cùng kỳ năm 2022.
PMI tháng 11 xuống dưới ngưỡng trung bình, số lượng đơn hàng mới giảm

PMI tháng 11 xuống dưới ngưỡng trung bình, số lượng đơn hàng mới giảm

PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm từ 49,6 trong tháng 10 xuống 47,3 trong tháng 11, dưới 50 điểm trong tháng thứ ba liên tiếp.
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Truyền thông thế giới đang phát đi thông điệp, Việt Nam có đủ các yếu tố để trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới...
Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam cần phải thực hiện con đường tăng trưởng dựa trên năng suất, hiệu quả.
Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tiếp tục có những khởi sắc, tháng 11 ước tăng 15,4% so với tháng trước và tăng 6,87% so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động