Doanh nghiệp dệt may nhọc nhằn “bơi” theo tăng trưởng xanh
Công Thương 24h 30/05/2023 11:05 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm Xuất khẩu giảm mạnh, doanh nghiệp dệt may đối mặt nhiều thách thức |
Dệt may là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế khi chiếm một phần đáng kể giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và luôn đứng trong top đầu nhóm ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu nhiều chục tỷ USD.
Vốn là ngành xuất khẩu tới 80% sản lượng các mặt hàng, “sức khỏe” của ngành dệt may phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu dùng thế giới, nhất là một số thị trường xuất khẩu truyền thống và lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Từ đầu năm tới nay, bức tranh xuất khẩu của ngành luôn giữ màu xám chủ đạo, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ. Nguyên nhân do rủi ro suy thoái kinh tế, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt khiến nhu cầu suy giảm tại các thị trường tiêu thụ chính.
![]() |
Doanh nghiệp dệt may nhọc nhằn “bơi” theo tăng trưởng xanh |
Không chỉ oằn mình đối mặt với tình trạng đơn hàng giảm về số lượng, tăng về độ khó, doanh nghiệp dệt may đang xoay xở đáp ứng các yêu cầu về sản xuất xanh, sản xuất bền vững từ các thị trường nhập khẩu lớn.
Đơn cử về vấn đề sử dụng năng lượng xanh, ngành dệt may đã tiếp cận với năng lượng tái tạo như điện áp mái, điện mặt trời… Dù được nhận định sẽ đem đến nhiều lợi ích, nhất là những lĩnh vực tiêu thụ điện lớn như kéo sợi nhưng như lời ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, vấn đề quan trọng nhất trong việc áp dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh là tài chính. Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng để đầu tư phát triển song hành trong quá trình sản xuất và không phải ngân hàng nào cũng cấp vốn cho doanh nghiệp để đầu vào lĩnh vực này.
“Khi đối tác nước ngoài đặt hàng thì những tiêu chuẩn đưa ra theo COP 26 là một trong những điều kiện được hướng đến. Tuy nhiên, song hành với đó là những yếu tố khác như nhân công, môi trường làm việc… do vậy áp lực với doanh nghiệp sản xuất về tăng trưởng xanh là rất lớn”, ông Giang bày tỏ.
Đúng như lời chia sẻ của lãnh đại Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cùng với sử dụng năng lượng xanh, yêu cầu về tỷ lệ nhất định nguyên liệu tái chế trong sản phẩm cũng khá “căng” với các doanh nghiệp.
“Quy định mới này yêu cầu hàng dệt may vào thị trường châu Âu phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và sửa chữa được. Để đạt được tiêu chuẩn này, nhà sản xuất phải sử dụng sợi tái chế, không chứa chất độc hại, thân thiện với môi trường. Khi hàng dệt may không còn sử dụng được, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm thu hồi và tái chế, hạn chế tối đa việc đốt và chôn lấp các sản phẩm. Tất cả những thông tin trên phải được nhà sản xuất cung cấp cho người tiêu dùng thông qua việc gắn hộ chiếu kỹ thuật số cho từng sản phẩm” ông Giang cung cấp thêm thông tin.
Dù là đầu tư cho năng lượng mặt trời, nguyên liệu tái chế hay các điều kiện về môi trường, xã hội thì vốn luôn là bài toán khó của doanh nghiệp, bên cạnh đó thiếu nhân lực cũng là thách thức lớn.
Đặc biệt trong bối cảnh ngành dệt may đang gần như đang tiến dần về đáy tăng trưởng, không có lợi nhuận trong khi gánh vác trên vai vấn đề an sinh xã hội của 3 triệu lao động thì việc xoay xở đủ vốn để duy trì sản xuất đã khó, nói chi tới chuyện tái đầu tư.
Khó là vậy nhưng bài toán tăng trưởng xanh của ngành dệt may vẫn phải giải. Các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới - những đối tác đặt đơn hàng của ngành dệt may Việt Nam đang có xu hướng chuyển sang ưu tiên đặt hàng từ các nhà sản xuất "xanh", đáp ứng điều kiện về môi trường. Vì vậy, muốn hay không giải cho được bài toán tăng trưởng xanh là bắt buộc để ngành dệt may giữ được vị trí, đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Và trong chặng đường khó khăn này, cộng đồng doanh nghiệp dệt may Việt Nam mong muốn nhận được sự hỗ trợ đồng hành chia sẻ từ các cơ quan chức năng. Trong đó, hỗ trợ về vốn cho đầu tư vào tăng trưởng xanh vẫn là mong muốn hàng đầu.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hà Giang: Tạo điều kiện tối đa cho xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 23/9/2023: Giá trị XNK hàng hóa của Việt Nam đạt 28,07 tỷ USD

Ngày này năm xưa 23/9: Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Phát hiện gần 8.000 bánh Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ; bắt đối tượng sản xuất hơn 23 kg pháo nổ trái phép
Tin cùng chuyên mục

Điểm tin Công Thương – Pháp luật 22/9: Cưỡng chế thuế Công ty BCG Land và xử phạt Nhựa Bình Minh

Hiệp định về Biển cả mở “đường lớn” cho sự phát triển của Việt Nam

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 22/9/2023: Metro số 1 dự kiến khai thác thương mại vào tháng 7/2024

Ngày này năm xưa 22/9: Thành lập Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam

Công nhân đội Truyền tải điện Quảng Ngãi kịp thời cứu người gặp nạn

Điểm tin Công Thương – Pháp luật 21/9: Thu giữ gần 2.000 lít dầu máy không rõ nguồn gốc

Thu giữ hàng nghìn bánh trung thu không rõ nguồn gốc và hàng trăm sách học sinh giả nhãn hiệu

Bộ Công Thương: Thúc đẩy tiêu thụ nông sản miền núi, vùng dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm

Nâng cấp doanh nghiệp là "mệnh lệnh" cho việc đổi mới

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 21/9/2023: Hơn 6.000 vé tàu giảm giá 30%

Ngày này năm xưa 21/9: Ban hành Thông tư về vật liệu nổ công nghiệp

Từ vụ cháy chung cư mini Khương Hạ: Chuyên gia khuyến nghị giải pháp đủ mạnh và bất ngờ

Điểm tin Công Thương – Pháp luật 20/9:Công ty TNHH xây dựng Minh Nguyệt bị xử phạt 200 triệu đồng về hành vi chiếm dụng đất

Bản tin Chống buôn lậu 20/9: Xử lý thực phẩm nhập lậu và tiêu hủy đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc

Đà Nẵng: Trao giải cuộc thi viết về người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 20/9/2023: Nhiều nhóm hàng xuất khẩu tăng tỷ USD

Ngày này năm xưa 20/9: Ban hành Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong FTA; Thành lập PV GAS

Điểm tin Chống buôn lậu ngày 19/9: Tiêu hủy hàng nghìn đồ chơi trẻ em; xử phạt hộ kinh doanh phân bón
