Thứ ba 29/04/2025 15:22

200 thương lái Trung Quốc đổ sang lùng mua vải thiều Việt Nam

Gần 200 thương nhân Trung Quốc tới đây sẽ đến Bắc Giang thu mua vải thiều. Toàn bộ số thương nhân này sẽ được cách ly 14 ngày theo đúng quy định. Hiện vải thiều chín sớm xuất đi Trung Quốc đang được giá cao.

Theo thông tin từ tỉnh Bắc Giang, năm nay tỉnh có trên 28.000ha vải thiều. Sản lượng quả ước đạt trên 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019. Trà vải sớm cho thu hoạch từ 20/5 đến 5/6, vải thiều chính vụ thu hái từ 10/6. Diện tích vải thiều chín sớm của tỉnh bắt đầu cho thu hoạch. Các đại lý đang tiến hành thu mua để xuất khẩu sang Trung Quốc với giá khá cao.

Ông Đinh Văn Tỵ - chủ một đại lý thu mua vải thiều xuất khẩu đi Trung Quốc tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, ông thu mua vải thiều chín sớm để xuất khẩu với giá 30.000 đồng/kg.

Theo ông Tỵ, năm nay dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trước mùa thu hoạch, mọi người khá lo lắng vì Trung Quốc là thị trường chính của vải thiều Lục Ngạn. Song, đến nay, việc thông thương tại các cửa khẩu đều thuận lợi. Mỗi ngày cơ sở của ông sơ chế, đóng gói khoảng 12 tấn vải thiều để xuất sang Trung Quốc.

Vải thiều đang được thu mua với giá cao để xuất khẩu sang Trung Quốc

Ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, cho biết, thời kỳ cao điểm năm ngoái khoảng 700 thương nhân Trung Quốc đến Lục Ngạn thu mua vải thiều. Năm nay có dịch Covid-19, huyện đã có phương án cách ly, giám sát để vừa phòng dịch Covid-19 hiệu quả, vừa tiêu thụ giúp dân thuận lợi.

“Chúng tôi đã liên lạc với 190 thương nhân Trung Quốc và họ đã đồng ý sang Việt Nam cùng doanh nhân Việt Nam thu mua vải”, ông Nam cho hay. Danh sách các thương nhân này đã được gửi cho UBND tỉnh để tỉnh báo cáo Bộ Công an làm thủ tục nhập cảnh. Phía huyện Lục Ngạn đã chuẩn bị đủ phòng, nhân lực để cách ly 190 thương nhân Trung Quốc 14 ngày theo quy định trước khi mua vải.

Trước đó, ông Dương Văn Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang - cũng cho biết, năm nay vải thiều được mùa. Tỉnh đang nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thương nhân và doanh nghiệp đến kết nối, thu mua vải thiều.

Bắc Giang đã chủ động xây dựng các kịch bản tiêu thụ vải thiều. Kịch bản thuận lợi nhất là vẫn xuất khẩu sang thị trường truyền thống và thị trường mới. Kịch bản thứ hai, khó khăn hơn nhưng vẫn xuất khẩu được. Kịch bản thứ ba, khó khăn nhất là không xuất đi được. Bắc Giang đã khởi động cả 3 kịch bản trên, trong mọi tình huống đều chủ động, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

“Dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, cần đặc biệt coi trọng thị trường nội địa đầy tiềm năng với 100 triệu dân. Khai thác tốt thị trường nội địa thì Bắc Giang hoàn toàn không phải lo lắng về đầu ra cho vải thiều”, ông Thái nhận định.

Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI