16 ngân hàng giảm hơn 21 nghìn tỷ đồng lãi vay hỗ trợ khách hàng
Ngân hàng Thứ tư, 09/02/2022 - 17:48 Theo dõi Congthuong.vn trên
Số lãi 21.244 tỷ đồng được 16 ngân hàng thương mại giảm cho gần 6 triệu khách hàng có số tiền dư nợ hơn 7,808 triệu tỷ đồng. Trong đó, 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước tiên phong và dẫn đầu về số tiền giảm lãi. Cụ thể, Agribank đứng đầu với mức giảm 5.512 tỷ đồng; Vietcombank giảm 4.635 tỷ đồng; BIDV giảm 4.128 tỷ đồng; VietinBank giảm 2.259 tỷ đồng.
Kế đó, mức giảm lãi của các ngân hàng thương mại khác như: ACB giảm 859 tỷ đồng; MB giảm 640 tỷ đồng; VPBank giảm 605 tỷ đồng; Techcombank giảm 539 tỷ đồng; SHB giảm 389 tỷ đồng; Sacombank giảm 453 tỷ đồng; HDBank giảm 302 tỷ đồng; SeABank giảm 287 tỷ đồng; TPBank giảm 246 tỷ đồng; MSB giảm 185 tỷ đồng; LienVietPostBank giảm 158 tỷ đồng; VIB giảm 47 tỷ đồng.
![]() |
Các ngân hàng thương mại đã thực hiện việc giảm lãi vượt cam kết đề ra trước đó |
Như vậy, nếu so với mức 20.613 tỷ đồng đã cam kết hồi trung tuần tháng 7/2021, đến nay 16 ngân hàng thương mại trên đã thực hiện được 105,13%. Ngoài ra, riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước còn cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Mới đây, tại cuộc gặp mặt khai xuân ngành ngân hàng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận, những thành tựu và kết quả đạt được của Việt Nam trong năm 2021 có sự đóng góp trực tiếp và quan trọng của ngành ngân hàng, một trong những ngành quan trọng, huyết mạch của nền kinh tế. "Hoạt động của ngành ngân hàng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối; phục vụ, bảo đảm cho các hoạt động, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân; góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Đồng thời, sang năm 2022, Thủ tướng cũng yêu cầu ngành ngân hàng tiếp tục phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát rủi ro, kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao, hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất-kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ việc mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng…
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Khởi động “Ngày không tiền mặt”

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được vinh danh là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam

Tỷ giá USD hôm nay 20/5: Đồng đô la chìm trong sắc đỏ

Ngân hàng Shinhan Việt Nam ra mắt hệ thống Future Bank Group

SeABank triển khai và áp dụng các chuẩn mực Basel III
Tin cùng chuyên mục

Tín dụng chính sách tăng giải ngân giúp phục hồi và phát triển kinh tế

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đứng top đầu về CASA và thị trường ngoại hối

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội tặng đến 85% phí bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng

Tỷ giá USD hôm nay 19/5: Đồng đô la lấy lại đà tăng giá

OCB cung cấp dịch vụ tài khoản định danh giúp doanh nghiệp thuận tiện trong quản lý

Tỷ giá USD hôm nay 18/5: Đồng đô la giảm mạnh, trượt khỏi mốc 104 điểm

Vay tiền thông minh - bí quyết của người làm chủ “túi tiền”

Lãi suất vay mua ôtô tháng 5 như thế nào?

Tỷ giá USD hôm nay 17/5: Đồng đô la không có nhiều thay đổi

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội tặng lãi suất lên đến 1.1%/năm cho khách hàng gửi tiết kiệm

Ngân hàng VietinBank 11 năm liên tiếp nằm trong top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới

Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay 16/5: Đồng đô la hạ nhiệt

Tỷ giá USD hôm nay 14/5: Đồng đô la vẫn ở mức cao

Tỷ giá USD hôm nay 13/5: Đồng đô la biến động khó lường

WB: Việt Nam cần đa dạng hóa đối tác thương mại, giảm nhẹ rủi ro

Ngân hàng Shinhan lần đầu tiên phát hành trái phiếu tại thị trường Việt Nam

Tỷ giá USD hôm nay 12/5: Lạm phát tăng cao, đồng USD quay đầu giảm mạnh

Dịch vụ Mobile Money đạt hơn 8,5 triệu giao dịch
