Chủ nhật 20/04/2025 15:08

1.500 tấn thịt lợn nhập khẩu từ liên bang Nga đã về đến Việt Nam

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1.500 tấn thịt lợn của Tập đoàn Miratorg của Liên bang Nga đã cập cảng cập cảng Cát Lái, Hải Phòng và Phước Long của Việt Nam. Các lô hàng đang hoàn thiện các thủ tục kiểm dịch, chuẩn bị thông quan. Ngoài ra, gần 2.000 tấn thịt lợn của Tập đoàn này cũng đã chuyển xuống tàu để nhập về Việt Nam trong thời gian tới.    

Ký kết hợp đồng mua thịt lợn nhập khẩu từ Tập đoàn Miratorg của Liên bang Nga hiện có 15 công ty của Việt Nam. Trước đó, trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, đại diện Tập đoàn này khẳng định có thể đáp ứng nhu cầu thịt lợn mà Việt Nam đang cần với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Đây cũng là Tập đoàn có năng lực sản xuất thực phẩm lớn ở Nga với sản lượng đạt khoảng 500 nghìn tấn thịt lợn mỗi năm.

1.500 tấn thịt lợn nhập khẩu từ liên bang Nga đã về đến Việt Nam

Ngoài Tập đoàn Miratorg, Hiện, Cục Thú y đã đề nghị hai doanh nghiệp khác của Nga hoàn thiện một số thủ tục, giấy tờ còn thiếu theo quy định của Việt Nam và quốc tế để tiếp tục cấp phép xuất khẩu thịt lợn vào Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, ngoài thúc đẩy tái đàn, việc đẩy mạnh nhập khẩu mặt hàng thịt lợn được xem là giải pháp để giảm áp lực nguồn cung trong nước, đồng thời giúp mặt hàng này dần hạ nhiệt khi đã “neo giá” ở mức cao trong một thời gian dài.

Theo đó, Bộ đề nghị các Bộ ngành liên quan tiếp tục chỉ đạo cơ quan trực thuộc khẩn trương hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu, đồng thời xem xét chính sách giảm thuế nhập khẩu mặt hàng thịt lợn. Cùng với Nga, sắp tới có thể tăng cường một bước nữa nhập khẩu thịt lợn các thị trường như: Đức, Mỹ, Brazin.

Theo số liệu từ Cục Thú y, tính đến ngày 15/3, Việt Nam đã nhập khẩu gần 25.300 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nguồn nhập khẩu từ Canada, Đức, Ba Lan, Brazil và Mỹ.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD