10 sự kiện kinh tế thế giới "nóng" nhất năm 2018

Cùng điểm lại 10 sự kiện tiêu biểu được coi là có ảnh hưởng lớn đến quan hệ thương mại giữa các nước trên thế giới, tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế khu vực và toàn cầu do Báo Công Thương bình chọn. 

1. Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh về tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm, mở đường cho sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại và cuốn các nước vào cuộc chiến trả đũa thuế quan

Ngày 8/3/2018, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh tuyên bố áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu với các mức thuế suất lần lượt là 25% và 10%. Các mức thuế này được áp dụng với hầu hết quốc gia và có hiệu lực thực thi trong 15 ngày sau đó, với lý do bảo vệ an ninh quốc gia theo Điều 232 của Đạo luật Thương mại Mở rộng năm 1962.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh về áp đặt thuế nhập khẩu đối với nhôm và thép, với sự chứng kiến của các công nhân ngành nhôm, thép

2. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết ngày 8/3 tại Chile, chấm dứt sự hoài nghi đối với sự tồn tại của hiệp định sau khi Mỹ rút khỏi TPP

Hiệp định CPTPP hay còn gọi là TPP-11, là hiệp định thương mại giữa 11 nước thành viên gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. CPTPP được hình thành chiếm tới 13,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, xấp xỉ 13,5 nghìn tỷ USD, đưa CPTPP trở thành khu vực thương mại tự do lớn thứ ba trên thế giới về GDP, sau khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Các Bộ trưởng phụ trách kinh tế, thương mại của 11 nước thành viên đã ký kết và công bố Hiệp định CPTPP ngày 8/3 tại Santiago, Chile

3. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc với các đợt sóng thuế quan làm chao đảo thị trường thế giới

Cuộc chiến thương mại này đã manh nha từ tháng 8/2017 và đến ngày 6/7/2018, Mỹ chính thức áp thuế suất 25% đối với gói hàng hóa đầu tiên trị giá 34 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, "châm ngòi" cho cuộc chiến thương mại. Ngày 1/12, tại Argentina, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được thỏa thuận "ngừng chiến" trong vòng 90 ngày, mở ra triển vọng giải quyết tranh chấp thương mại.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Bữa tối “lịch sử” ngày 1/12 tại Argentina giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ- Trung với thỏa thuận “ngừng chiến” 90 ngày

4. Sự thăng trầm của Brexit và con đường lịch sử của Anh khi rời khỏi Liên minh châu Âu

Hội nghị Thượng đỉnh EU ngày 25/11 đã ký kết Thỏa thuận Brexit với gần 600 trang văn kiện và tuyên bố chính trị 26 trang phác thảo mối quan hệ giữa Anh và EU sau Brexit. Nhưng Quốc hội Anh có phê chuẩn hay không thì vẫn còn bỏ ngỏ, khi cuộc bỏ phiếu dự kiến tổ chức ngày 11/12 đã được hoãn lại do Thủ tướng Theresa May nhận thấy sự thiếu ủng hộ của các nghị viện Anh đối với thỏa thuận Brexit này.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Thủ tướng Anh Theresa May gắn liền với hành trình Brexit nhằm tìm kiếm một thỏa thuận “tốt nhất có thể” cho nước Anh và cho EU

5. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) "thêm một lần lỗi hẹn" trong năm 2018 và kỳ vọng kết thúc vào năm 2019

Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ hai được tổ chức ngày 14/11 tại Singapore đã ra tuyên bố nhấn mạnh các nước tham gia đàm phán đã có "tiến bộ đáng kể" và gia hạn thời gian hoàn tất hiệp định này vào năm 2019. Cho đến nay, trải qua 6 năm đàm phán, RCEP đã "lỗi hẹn" thêm một lần nữa khi không thể đạt được mục tiêu kết thúc đàm phán như mong muốn của các nước tại các tuyên bố cấp cao.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 2 với sự tham dự của các Nhà lãnh đạo 16 nước đàm phán RCEP, ngày 14/11/2018 tại Singapore

6. Lần đầu tiên trong lịch sử, Hội nghị Cấp cao APEC không đưa ra được tuyên bố chung kể từ khi thành lập năm 1989

21 nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) đã tham dự Hội nghị Cấp cao ngày 17-19/11 tại Port Moresby ở Papua New Guinea. Tuy nhiên, hội nghị đã kết thúc mà không thể đưa ra được tuyên bố chung. Đây là thất bại lần đầu tiên trong lịch sử gần 30 năm kể từ khi APEC được thành lập và làm dấy lên lo ngại về sự sụp đổ của trật tự thương mại đa phương mà APEC cố gắng bảo vệ.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC tham dự Hội nghị Cấp cao ngày 17-19/11 tại Papua New Guinea

7. Cuộc khủng hoảng của WTO và đòi hỏi tất yếu phải cải cách tổ chức này

Năm 2018 thực sự "bộn bề" với WTO khi phải giải quyết cuộc xung đột thương mại giữa các thành viên, đặc biệt là cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi động. Cơ chế cốt lõi của WTO là Cơ quan Phúc thẩm có vai trò đưa ra các phán quyết pháp lý nhằm giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên, hiện đang đứng trước nguy cơ bị tê liệt khi Mỹ kiên quyết ngăn chặn bổ nhiệm các thẩm phán mới. Để cứu vãn tình thế, WTO thực sự cần phải cải cách vì có lẽ sau hơn 20 năm vận hành, nhiều quy tắc của WTO đã không còn theo kịp với thực tế thương mại thế giới.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Cấp cao G20 ngày 30/11-1/12 tại Argentina ra tuyên bố lần đầu tiên về cam kết cải cách WTO

8. Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực thực thi, mở đường cho sự trở lại của Mỹ và sự gia nhập của nhiều đối tác mới

Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 sau khi được phê chuẩn bởi ít nhất 50% số nước ký kết (tương đương 6 trên 11 nước), bao gồm Mexico (ngày 28/6), Nhật Bản (ngày 06/7), Singapore (ngày 19/7), New Zealand và Canada (ngày 25/10) và Australia (ngày 31/10). Quốc hội Việt Nam cũng đã phê chuẩn CPTPP ngày 12/11 và hiệp định có hiệu lực thực thi với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với mức cam kết cao về tự do hóa thương mại sâu sắc, CPTPP là bước tiến lớn mang lại cơ hội tiếp cận thị trường rất lớn cho các nước thành viên.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
CPTPP – con tàu lớn với nhiều cơ hội lớn và thách thức lớn

9. Sự trồi sụt của giá dầu thế giới và khả năng định hình lại cơ cấu quyền lực trên thị trường dầu mỏ

Năm 2018 chứng kiến sự dao động liên tục trên thị trường dầu mỏ thế giới. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây một thập kỷ, các nhà sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới đã có những động thái điều chỉnh sản lượng khi giá dầu đã giảm 22% trong tháng 11/2018, là mức giảm sâu nhất kể từ tháng 10/2008. Cuộc cách mạng "đá phiến" đã đưa Mỹ trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, vượt cả Nga và Ả rập Saudi, gia tăng khối lượng xuất khẩu, không còn phụ thuộc vào nhập khẩu.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Mỹ có thể làm suy yếu sức mạnh địa chính trị của OPEC trên thị trường dầu mỏ thế giới

10. Các nền kinh tế lớn trên thế giới đã ký kết và làm mới các hiệp định thương mại tự do cho thấy, tự do hóa thương mại vẫn là xu hướng chủ đạo

Vào cuối tháng 9, Mỹ, Mexico và Canada đã đạt được thỏa thuận hiện đại hóa NAFTA thành một thỏa thuận tiêu chuẩn cao của thế kỷ 21 với việc ký kết Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) vào cuối tháng 11. Trong tháng 12, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã phê chuẩn hiệp định đối tác kinh tế giữa hai bên nhằm thiết lập một trong những khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới vào ngày 1/2/2019… Đây là những động thái cho thấy, xu hướng tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường vẫn là chủ đạo trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại cũng trỗi dậy mạnh mẽ trong năm 2018.

10 su kien kinh te the gioi nong nhat nam 2018
Các nhà lãnh đạo Mỹ, Mexico và Canada đã ký kết Hiệp định USMCA ngày 30/11/2018 tại Hội nghị Thượng đỉnh G20
Tuyết Minh (tổng hợp)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế thế giới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Lễ khai mạc Tuần lễ THQG 2024 và Diễn đàn quốc tế THQG Việt Nam 2024 được tổ chức sáng nay 16/4 tại Hà Nội, bên lề là Triển lãm ảnh thành tựu THQG Việt Nam.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh 2024

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh 2024

Từ ngày 15-18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh 2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn - SECC.
Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024, chiếm 53,4% tổng lượng và chiếm 54,3% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô.
Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Tiếp cận thị trường Mỹ và những lưu ý cho doanh nghiệp

Bên cạnh năng lực cung ứng, giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp Việt còn phải đáp ứng thêm các tiêu chuẩn về sản phẩm xanh, sạch, có trách nhiệm với môi trường.
Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc tăng 72,3%

Xuất khẩu ớt trong tháng 3 đạt 1.523 tấn với trị giá 4,2 triệu USD, tăng mạnh 72,3% so với tháng 2/2024.Trung Quốc nhập khẩu 1.339 tấn, chiếm gần 88% sản lượng.
Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với  cuối năm 2023

Hơn 3 tháng, giá cà phê Robusta đã tăng gần 50% so với cuối năm 2023

Giá cà phê Robusta nhân xô cuối tuần trước lại lập kỷ lục mới. Hơn 3 tháng, giá Robusta đã tăng gần 50% so với hồi cuối năm 2023, Arabica tăng xấp xỉ 20%.
Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

Xuất khẩu tuần từ 8-14/4: 2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số

2 nhóm hàng xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng trưởng 3 con số; XK sắn thu về về hơn 142 triệu USD là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 8-14/4.
Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê liên tục phá vỡ các kỷ lục, Robusta leo lên mức cao kỷ lục mới

Giá cà phê vẫn trong xu hướng tăng mạnh của thị trường, do mối lo ngại về vụ mùa cà phê ở các nhà sản xuất hàng đầu như Brazil và Việt Nam.
Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tiếp tục gia hạn ban hành kết luận cuối cùng về điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam.
Các nhà nhập khẩu Bắc Âu tìm kiếm sản phẩm nào tại Sourcing 2024?

Các nhà nhập khẩu Bắc Âu tìm kiếm sản phẩm nào tại Sourcing 2024?

Các nhà nhập khẩu Bắc Âu chỉ chấp nhận các sản phẩm từ doanh nghiệp tuân thủ các sáng kiến bền vững; có chứng nhận về môi trường, trách nhiệm xã hội...
3 tháng đầu năm, Italy là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm, Italy là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm, Italy vẫn là thị trường nhập khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam, thu về gần 299 triệu USD, tăng về lượng và trị giá so cùng kỳ.
Nhà mua hàng sẵn sàng mở rộng nguồn cung, doanh nghiệp Việt làm gì để nắm bắt cơ hội

Nhà mua hàng sẵn sàng mở rộng nguồn cung, doanh nghiệp Việt làm gì để nắm bắt cơ hội

Để đón bắt cơ hội, có thêm đơn hàng với các nhà mua hàng toàn cầu, doanh nghiệp phải không ngừng “nâng cấp” năng lực cung ứng, sản xuất theo xu hướng xanh.
Thương mại biên giới có quy mô trao đổi hàng hóa đạt hàng chục tỷ USD

Thương mại biên giới có quy mô trao đổi hàng hóa đạt hàng chục tỷ USD

Việc thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ trên toàn tuyến biên giới đất liền đã giúp Việt Nam có quy mô trao đổi hàng hóa đạt hàng chục tỷ USD.
Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, quảng bá văn hoá địa phương tại huyện Thạch Thất

Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, quảng bá văn hoá địa phương tại huyện Thạch Thất

Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương diễn ra từ ngày 11-15/4 tại khu vực chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Tạo động lực, khơi tiềm năng, mở rộng không gian tăng trưởng xuất khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Tạo động lực, khơi tiềm năng, mở rộng không gian tăng trưởng xuất khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Trung du và miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển nhanh, bền vững nhưng các địa phương chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của vùng.
Brazil khởi xướng điều tra chống bán phá giá xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Brazil khởi xướng điều tra chống bán phá giá xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Ủy ban Ngoại thương (SECEX), Bộ Phát triển, Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Brazil khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo.
Chile đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile đang có xu hướng tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Chile đã nhập khẩu gần 3 triệu USD các sản phẩm cá ngừ từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động