"Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn" khích lệ mong muốn trau dồi nhân cách

“Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” là yếu tố cốt lõi các hoạt động tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Ba Đình, khích lệ mong muốn trau dồi nhân cách, tu dưỡng bản thân...
Nhà sàn Bác Hồ- Biểu tượng phong cách Hồ Chí Minh Nhớ về Bác qua Bộ tem “Nhà sàn bác Hồ trong khu Phủ Chủ tịch”

Tại tọa đàm “65 năm nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch” trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 133 năm Ngày sinh nhật Bác tổ chức ngày 17/5, nguyên Trưởng phòng Sưu tầm Bảo tàng Hồ Chí Minh - bà Nguyễn Thị Thu Hà đã mang đến những câu chuyện và các giá trị của nhà sàn Bác Hồ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc nhiều nơi nhưng Khu Phủ Chủ tịch tại Hà Nội là địa điểm Người gắn bó lâu nhất trong 15 năm liên tục (1954-1969)

Bà Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, tháng 5/1958, ngôi nhà sàn bằng gỗ 2 tầng, diện tích mỗi tầng gần 40m² kiểu nhà sàn đồng bào các dân tộc ở chiến khu xưa được xây dựng. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh là tổng công trình sư, vừa thiết kế, trực tiếp chỉ đạo thi công, lắp ráp ngôi nhà theo đúng với ý tưởng và yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đây là ngôi nhà duy nhất làm bằng gỗ với lối kiến trúc hài hòa khiêm nhường bên cỏ cây hoa lá trong vườn. Vị trí đặt nhà sàn do Bác Hồ chọn vốn là bãi đất để không, mọc đầy cỏ lau, có chỗ cao che cả đầu người. Mặt trước nhà sàn nhìn ra hồ nước rộng có bậc xây bằng gạch, cầu ao nối với đường đi nội bộ bao quanh hồ nước Bác đặt tên đường 6008, mật danh của Đoàn Tân Trào. Bác cho thả cá, khi thu hoạch có những con nặng hàng chục cân.

Sau thời gian khẩn trương thi công và lắp ráp, nhà sàn hoàn thành, Bác Hồ rất vui lòng, Người cho liên hoan ngọt có bánh kẹo, hoa quả, chụp ảnh và Bác tặng mỗi thành viên một chiếc huy hiệu có hình Bác để kỷ niệm. Bác chuyển đến ở nhà sàn trong dịp sinh nhật lần thứ 68. Để tiết kiệm, Bác cho chuyển một số đồ dùng từ “nhà cao” vào nhà sàn”.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh khi thiết kế ngôi nhà đã thấu hiểu những yêu cầu của Bác. Nhà sàn dù diện tích xây dựng nhỏ song vẫn bố trí đáp ứng đầy đủ các công năng theo yêu cầu: Nơi ở, nơi làm việc của vị lãnh tụ tối cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, nơi họp Bộ Chính trị khi cần, phòng khách Bác tiếp và làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, nơi làm việc cá nhân yên tĩnh, độc lập, đủ ánh sáng… Đặc biệt cả hai tầng của ngôi nhà đều “mở” rất linh động, Bác có thể tiếp bạn bè quốc tế, các đoàn khách đối ngoại nhân dân thân tình.

Tại Nhà sàn, ngày 10/5/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu thảo tài liệu Tuyệt đối bí mật (Di chúc) để phòng khi Người "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê nin và các vị cách mạng đàn anh khác thì đồng bào cả nước và đồng chí trong Đảng khỏi cảm thấy đột ngột". Di chúc được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong thời gian từ năm 1965 đến năm 1969, trở thành một văn kiện lịch sử vô cùng quý giá, kết tinh trong đó những tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một vĩ nhân suốt đời cống hiến hy sinh vì Tổ quốc.

Trong những năm đế quốc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh không đi sơ tán khỏi Thủ đô Hà Nội mà vẫn sống, làm việc tại Nhà sàn để chỉ đạo cuộc kháng chiến. Ngày 17/7/1966, Người đã ra Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng. Từ Nhà sàn Bác Hồ, chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã vang vọng khắp non sông.

Cũng tại Nhà sàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thân mật một số đoàn khách trong không khí cởi mở, chân tình, không bị ràng buộc bởi nghi lễ ngoại giao. Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc nhiều nơi nhưng Khu Phủ Chủ tịch tại Hà Nội là địa điểm Người gắn bó lâu nhất trong 15 năm liên tục (1954-1969). Sau khi Người qua đời, nơi đây đã được Đảng và Nhà nước quyết định gìn giữ lâu dài nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hồ Chí Minh và trở thành Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Trong không gian tôn vinh, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Ba Đình Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh, Nhà sàn Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch giữ vai trò trọng tâm, yếu tố đặc biệt, là nhân tố “cốt lõi” góp nên những giá trị lịch sử - văn hóa. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hi vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này.

Nhấn mạnh đến những giá trị lịch sử - văn hóa của Nhà sàn Bác Hồ, bà Nguyễn Thị Thu Hà chỉ rõ: Vào không gian Nhà sàn Bác Hồ là chúng ta đang đến với một cuộc đời, dù ở đâu làm gì đứng trước thử thách nào cũng lấy đạo đức, nhân nghĩa làm nền tảng, niềm tin và lấy yêu thương con người làm trọng.

Nơi sống và làm việc trong 15 năm cuối đời cũng là nơi Người từ biệt thế giới này đi vào cõi trường sinh bất tử - Đó chính là sự tôn vinh những giá trị văn hóa chính trị đối với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh và của cả dân tộc Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà khằng định: “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” là yếu tố cốt lõi các hoạt động tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Ba Đình gần nửa thế kỷ qua đã không chỉ góp phần tạo ra nhận thức mới mà các hoạt động xuyên suốt ở đây đã khích lệ mong muốn trau dồi nhân cách, tu dưỡng bản thân theo tấm gương của Bác Hồ kính yêu. Mỗi người sẽ thêm ghi nhớ, thấm sâu hơn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” để luôn xứng đáng với truyền thống và sự trao truyền tốt đẹp Việt Nam mà Hồ Chí Minh chính là tấm gương nổi bật.

Thực tiễn trong các hoạt động tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Ba Đình trong đó có Nhà sàn Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch cho thấy mỗi người khi ở đây sẽ không chỉ cảm nhận, lý giải những giá trị lịch sử - văn hóa bằng tên địa danh, tên người, gắn với các câu chuyện lịch sử, từ các kiến thức về tiểu sử của một danh nhân, lịch sử của một dân tộc, về những di tích lịch sử, các hiện vật bảo tàng, câu chuyện kể,…mà còn trực tiếp trải nghiệm “mắt thấy tai nghe” ở chính tại nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống, làm việc.

Từ đó, sẽ giúp cho sự cảm nhận những cung bậc cảm xúc thực chất đúng với những giá trị văn hóa đạo đức nhân văn của một con người có nếp sống giản dị, cần kiệm, trong sáng của một con người mà cốt cách không chỉ đã trở thành biểu trưng của Việt Nam mà còn còn là một trong những yếu tố cơ bản góp phần kiến tạo xã hội tương lai bằng những phẩm chất, những nét tiêu biểu trong hình mẫu đạo đức Hồ Chí Minh.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Tìm đủ mọi cách để bịa đặt, xuyên tạc từ hình ảnh “cờ vàng 3 sọc đỏ”, Việt Tân ngày càng điên cuồng tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay được đặt trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ.
Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Sáng 7/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động công tác đảng, công tác chính trị tại Vùng 3 Hải quân.
Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình, chúng ta phải khẩn trương thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.

Tin cùng chuyên mục

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc trao cho người dân những cơ hội được học tập luôn cần được coi như ưu tiên cao nhất của mọi nền giáo dục.
Thắng

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đất nước 'chuyển mình', bước vào kỷ nguyên mới, cần chiến thắng được 'giặc nội xâm' – lãng phí là nhiệm vụ cấp bách được Tổng Bí thư Tô Lâm quan tâm sâu sắc.
Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga cùng với sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới được xem là sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của thế kỷ XX.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Không chi sinh hoạt nghiêm túc, các chi bộ trong Đảng bộ EVNICT còn có nhiều sáng kiến nâng cao chất lượng sinh hoạt thông qua các ý kiến dân chủ.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

Chi bộ Phòng Triển khai dịch vụ thuộc Đảng bộ EVNICT đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề thực tế ý nghĩa, thu hút 100% đảng viên tham dự.

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Với sự đổi mới, cách làm hay, sinh hoạt chuyên đề tại các chi bộ ở Đảng bộ EVNICT đã có những thành quả nhất định.
Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng-Trúng -Hay” là một nhiệm vụ không dễ tuy nhiên ở Đảng bộ EVNICT đã nỗ lực thực hiện và có những thành công nhất định.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng” và “là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”.
Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

63 năm đã trôi qua, nhưng con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn hiện hữu và trở thành một kỳ tích của dân tộc Việt Nam.
Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Những luận điệu xuyên tạc về việc thông báo tăng giá điện gần đây là một chiêu trò quá quen thuộc mà các thế lực thù địch và cơ hội chính trị luôn sử dụng.
Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Vấn nạn lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển xã hội.
Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lần đầu tiên Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”.
Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Thời gian qua Đảng bộ Trường Đại học Điện lực đã chủ động đổi mới trong thực hiện “nhiệm vụ kép” - chính trị và chuyên môn.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động