Xung lực mới cho hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc từ các chiến lược khu vực của Hàn Quốc

Từ khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, quan hệ hợp tác song phương đã phát triển, đưa hai nước trở thành đối tác kinh tế quan trọng.
Khởi động chương mới trong quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Hàn Quốc Nâng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc lên 100 tỷ USD trong năm 2023

Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Sáng kiến đoàn kết Hàn Quốc - ASEAN của Hàn Quốc

Ngày 11/11/2022, Tổng thống Yoon Suk-yeol công bố “Sáng kiến đoàn kết Hàn Quốc-ASEAN” (viết tắt là KASI). Đây được xem là một nền tảng nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa Hàn Quốc với các nước ASEAN. Ngày 28/12/2022, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra “Chiến lược cho một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, hòa bình và thịnh vượng' (gọi tắt là Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, IPS).

Hàn Quốc là nền kinh tế lớn (thứ 4 châu Á và thứ 10 thế giới), có công nghệ tiên tiến (trong công nghiệp ô tô, điện thoại thông minh, mạng di động, công nghiệp quốc phòng), do vậy có tầm ảnh hưởng trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Phát động cuộc thi “Tìm hiểu về mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc”
Ảnh minh họa

Trước đây, chính sách đối ngoại của Hàn Quốc hạn chế trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, còn kế hoạch an ninh của nước này giới hạn trong phạm vi bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á. IPS đã phản ánh sự thay đổi lớn khi thừa nhận lợi ích quốc gia của Hàn Quốc gắn liền với hòa bình và ổn định trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, phù hợp với vai trò và vị thế của Hàn Quốc. IPS là sự tiếp nối và mở rộng của Chính sách phương Nam mới (NSP) do Tổng thống tiền nhiệm Moon Jae-in đưa ra năm 2017. Trong cả NSP và IPS, Hàn Quốc coi ASEAN có vị trí trung tâm.

KASI và IPS là những bộ phận quan trọng trong triển khai thực hiện chính sách đối ngoại toàn cầu của Hàn Quốc “Tầm nhìn quốc gia chủ chốt toàn cầu” (viết tắt là GPS).

Vai trò của Việt Nam trong KASI và IPS

Việt Nam có vai trò quan trọng trong triển khai thực hiện KASI và IPS của Hàn Quốc, xuất phát từ vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và sự phát triển mạnh của quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc.

Vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam đã từ một nước nghèo nàn, lạc hậu vươn lên thành một nền kinh tế có quy mô đáng kể với thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình thấp của thế giới. Việt Nam hiện xếp thứ 37/240 nền kinh tế trên thế giới về quy mô kinh tế, thứ 21 thế giới và thứ 2/10 trong ASEAN về quy mô xuất khẩu (sau Singapore).

Việt Nam còn là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trong khu vực, Việt Nam là thành viên tích cực và chủ động của các tổ chức khu vực như ASEAN, APEC. Trên diễn đàn thế giới, Việt Nam đã và đang đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng, như Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2008-2009 và 2020-2021), Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 77 (2022-2023), thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (2023-2025), thành viên Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO (2022-2026). Từ 2014 đến 2023, Việt Nam đã cử 600 sĩ quan, chiến sỹ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Dựa trên đánh giá tổng hợp quy mô nền kinh tế cùng tầm ảnh hưởng quốc tế và quyền lực mềm, Việt Nam được Tạp chí “US News & World Report” (Mỹ) xếp thứ 30 trong bảng các quốc gia hùng mạnh nhất thế giới năm 2022. Trong ASEAN, Việt Nam xếp thứ 2/10, chỉ sau Singapore (thứ 26), xếp trên Indonesia (thứ 32) và Thái Lan (thứ 36).

Sự phát triển mạnh của quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc

Từ khi Việt Nam và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, quan hệ hợp tác song phương đã phát triển mạnh, đưa hai nước trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của nhau.

Về đầu tư, tính đến tháng 4/2023, Hàn Quốc có hơn 9.500 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 82 tỷ USD (chiếm khoảng 20% tổng vốn FDI vào Việt Nam), đứng đầu trong hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Về thương mại, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 giữa hai nước đạt 87 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam (sau Trung Quốc và Mỹ), trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc (sau Mỹ và Trung Quốc). Hai nước đặt mục tiêu đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng, bền vững.

Về viện trợ phát triển, Hàn Quốc hiện là quốc gia cung cấp ODA lớn thứ hai cho Việt Nam (sau Nhật Bản).

Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện là đối tác kinh tế lớn nhất của Hàn Quốc, chiếm 30% tổng vốn FDI của Hàn Quốc vào ASEAN và 50% tổng kim ngạch thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN.

Quan hệ hợp tác giữa 2 nước về văn hóa, xã hội cũng phát triển mạnh. Hiện cộng đồng Việt Nam tại Hàn Quốc có 230 nghìn người, trong khi Hàn Quốc có 180 nghìn kiều dân tại Việt Nam (phần lớn là doanh nhân).

Hai nước đã nâng cấp quan hệ hợp tác song phương lên “Đối tác hợp tác chiến lược” vào năm 2009 và “Đối tác chiến lược toàn diện” vào năm 2022. Hiện chỉ 4 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022).

Đánh giá của Hàn Quốc về tầm quan trọng của Việt Nam

Các lãnh đạo kế tiếp nhau của Hàn Quốc xem Việt Nam là nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Tổng thống Moon Jae-in (nhiệm kỳ 2017-2022) đánh giá “quan hệ với ASEAN là thành tố không thể thiếu đối với hòa bình và thịnh vượng của Hàn Quốc, còn Việt Nam là trung tâm trong mối quan hệ này".

Tổng thống Yoon Suk-yeol (nhiệm kỳ 2022-2027) coi Việt Nam là "đối tác nòng cốt trong chiến lược của Hàn Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Sáng kiến Đoàn kết Hàn Quốc - ASEAN". Tuyên bố chung Việt Nam - Hàn Quốc ngày 6/12/2022 nêu “Hàn Quốc khẳng định tầm quan trọng của Việt Nam trong việc triển khai Sáng kiến quốc gia chủ chốt toàn cầu, Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, hòa bình, thịnh vượng và Sáng kiến đoàn kết ASEAN – Hàn Quốc”.

Về phần mình, Việt Nam hoan nghênh Hàn Quốc “trở thành quốc gia toàn cầu và phát huy vai trò quan trọng tại khu vực và trên thế giới”.

Xung lực mới cho hợp tác Việt Nam-Hàn quốc

Để triển khai thực hiện IPS, Chính phủ Hàn Quốc tập trung vào 9 nhiệm vụ chính. Trong số đó có tăng cường hợp tác an ninh toàn diện, xây dựng mạng lưới an ninh kinh tế, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ quan trọng và thu hẹp khoảng cách số, hợp tác khu vực về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng.

Các nhiệm vụ trong Chiến lược IPS kết hợp với Sáng kiến KASI đã tạo ra khuôn khổ hợp tác mới giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Hợp tác an ninh, quốc phòng

Trong khuôn khổ nhiệm vụ “Tăng cường hợp tác an ninh toàn diện” của IPS, phía Hàn Quốc “kỳ vọng hai nước sẽ tăng cường hợp tác về củng cố năng lực chấp pháp trên biển cũng như lĩnh vực quốc phòng” (Tuyên bố ngày 5/12/2022 của Tổng thống Yoon). Đây được xem là cấp độ hợp tác mới giữa hai nước.

Hàn Quốc hiện là nhà sản xuất vũ khí lớn trên thế giới và là một trong các nhà cung cấp vũ khí lớn cho Việt Nam. Với năng lực công nghiệp quốc phòng lớn, Hàn Quốc là đối tác phù hợp với xu hướng đa dạng hóa nguồn cung trang thiết bị quốc phòng của Việt Nam. Việt Nam có thể tham khảo bài học Hàn Quốc trong xây dựng năng lực quốc phòng tự chủ.

Hai nước đang duy trì nhiều cơ chế đối thoại an ninh, quốc phòng. Hợp tác củng cố năng lực chấp pháp trên biển là lĩnh vực có tiềm năng lớn giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Cảnh sát biển hai nước có thể tăng cường trao đổi kinh nghiệm, huấn luyện, thăm cảng, thông tin tình báo hoặc tuần tra chung.

Tăng cường hợp tác về chống biến đổi khí hậu

Trong khuôn khổ nhiệm vụ “Hợp tác khu vực về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng” của IPS, hai nước cam kết tăng cường hợp tác bảo vệ môi trường gắn với tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu và các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, phù hợp với cam kết của Việt Nam tại COP 26 về phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Chuyển giao và đổi mới công nghệ

Trong khuôn khổ nhiệm vụ “Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ quan trọng” của IPS, Hàn Quốc tạo thuận lợi cho chuyển giao công nghệ và phát triển năng lực công nghệ mới trong nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam. Thông qua các dự án FDI và các chương trình hợp tác đào tạo, các công ty Hàn Quốc giúp Việt Nam hiện đại hóa các ngành công nghiệp và xây dựng nền kinh tế tri thức.

Tăng cường khả năng kết nối đa phương

Một lợi thế nữa mà IPS và KASI mang lại là tăng cường khả năng kết nối đa phương sâu rộng hơn đối với nước ta. Thông qua hợp tác an ninh hàng hải với Hàn Quốc, Việt Nam có thể tăng kết nối ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, lấy ASEAN là trọng tâm. Điều này giúp Việt Nam tăng cường vị thế và đa dạng hóa mối quan hệ trong bối cảnh an ninh quốc tế và khu vực ngày càng phức tạp.

TS Lê Quốc Phương - Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Việt Nam- Hàn Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Chiến sự Israel-Hamas 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 28/4/2024: Israel sẵn sàng chấm dứt xung đột với Hamas; Tel Aviv có thể vi phạm luật quốc tế ở Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine 28/4/2024: Mỹ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 28/4/2024: Mỹ sẽ đào tạo lại Ukraine cách sử dụng xe tăng Abrams; Nga cảnh báo vũ khí hạt nhân Mỹ.
Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Israel tiếp tục không kích các mục tiêu ở Dải Gaza; Nga đi đầu trong giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza

Chiến sự Israel – Hamas ngày 27/4/2024: Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ thăm Israel; lập cầu viện trợ mới tới Dải Gaza trong bối cảnh nạn đói có thể bùng phát tại đây
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Ukraine đang “vỡ trận” ở hướng Avdeevka; lý do xe tăng Abrams thất sủng khi thành tích của nó ảnh hưởng tới Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nêu các giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Nga

Tại cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN-Nga lần thứ 20, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất các định hướng, giải pháp thúc đẩy hợp tác hai nước Việt Nam - Nga.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Đại sứ Pháp tại Việt Nam: Lợi ích Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn

Sau hơn 3 năm thực thi, theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam - ông Olivier Brochet, lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang tới cho Pháp và Việt Nam còn rất lớn.
Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Vũ khí mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình ở miền Đông bất lợi cho Kiev.
Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Theo Tổng giám đốc Cơ quan thương vụ Pháp (Business France) - ông Laurent Saint-Martin hiện doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam.
Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza khi thực hiện viện trợ; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí.
Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu có thể duy trì động lực vững chắc thời gian còn lại của năm và sang năm 2025, bất chấp những dự đoán trước đó về tình trạng suy thoái.
Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Eo biển Bab al-Mandab, phía nam Biển Đỏ, là một điểm tắc nghẽn hàng hải quan trọng trong hành lang hàng hải lớn hơn Bờ Đông Bắc.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS theo thỏa thuận bí mật với Washington.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas

Chiến sự Israel - Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas

Chiến sự Israel- Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas khi chấp nhận tăng số lượng tù nhân thả tự do để mở đường đàm phán hòa bình.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa.
Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Singapore - thị trường tiềm năng cho ngành ẩm thực Việt Nam

Ngành ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú, vì vậy lĩnh vực này có nhiều tiềm năng cũng như dư địa để đẩy mạnh phát triển tại thị trường Singapore.
An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

An toàn thực phẩm - yếu tố then chốt để hàng Việt tăng thị phần tại Singapore

Để gia tăng thị phần, tạo uy tín thương hiệu sản phẩm đối với người tiêu dùng Singapore, doanh nghiệp Việt cần tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Thúc đẩy truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024

Chiều 25/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn truyền thông về công tác hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.
Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Slovenia phát triển ngày càng sâu rộng

Quan hệ thương mại Việt Nam - Slovenia từng bước phát triển và tăng trưởng vượt bậc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 7/6/1994.
Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Từ giữa tháng 12 năm ngoái đến đầu tháng 4 năm nay, lưu lượng vận chuyển qua tuyến đường huyết mạch kênh đào Suez quan trọng ở Ai Cập đã giảm 66%.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga khi một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Kiev đã nhận ATACMS trước đó.
Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào thành phố Rafah.
"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

Doanh thu quý I của Boeing suy giảm khi tiến độ sản xuất và giao máy bay 787 Dreamliner chậm trễ bởi thiếu nhà cung cấp một số bộ phận quan trọng.
Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường.
Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Bộ Công Thương cảnh báo dấu hiệu lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Tối 24/4, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi đã phát đi thông tin cảnh báo về nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ thị trường UAE.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động