Xúc động hình ảnh thầy cô bám bản cần mẫn "gieo chữ" nơi vùng cao Chiềng Công

Dù điều kiện thiếu thốn, khó khăn, các thầy cô ở Chiềng Công (Mường La, Sơn La) vẫn cần mẫn lên lớp “gieo chữ” cho bao thế hệ học trò nơi vùng cao Tây Bắc.
Lễ hội Cà phê tỉnh Sơn La 2023 với chủ đề “Arabica Sơn La - Hương vị núi rừng Tây Bắc” Người thầy giáo đặc biệt gieo chữ trên khu vực lòng hồ Trị An
Những lời chúc song ngữ đơn giản, ý nghĩa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

Qua sông, vượt núi tới trường

Những ngày giữa tháng 11, phóng viên có mặt tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Chiềng Công (xã Chiềng Công, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) nơi có hơn 800 em học sinh dân tộc Mông và La Ha theo học.

Để đến được đây, phóng viên phải đi phà qua con sông Đà hung dữ, vượt con đường dốc ngược, lởm chởm đá tai mèo chừng 10 km từ trung tâm huyện Mường La. Nhìn một bên núi, một bên là vực thẳm, đường đi khúc khuỷu, cheo leo mới thấu hiểu sự vất vả mà các thầy cô phải trải qua để “cõng chữ lên non”.

Xúc động hình ảnh thầy cô bám bản cần mẫn
Cô Lò Thị Tươi giáo viên trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Chiềng Công

Cô Lò Thị Tươi - Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Chiềng Công kể: “Khó khăn lớn nhất ngoài đường xá cách trở, điều kiện vật chất thiếu thốn là sự bất đồng ngôn ngữ, gây khó trong giao tiếp và truyền đạt kiến thức cho học sinh vùng cao”.

Theo cô Tươi, ngoài điểm trường trung tâm xã, có 15 điểm trường ở 17 bản, đi lại rất khó khăn vì toàn đường rừng, trơ đầy đầy sỏi đá. Những hôm trời mưa gió vô cùng trơn trượt nên các thầy cô “cắm bản” thường xuyên phải đối diện sự hiểm nguy rình rập.

Xúc động hình ảnh thầy cô bám bản cần mẫn
Cô Lò Thị Xuân ngày ngày cần mẫn gieo chữ cho bao thế hệ học trò vùng cao Sơn La

Còn cô Lò Thị Xuân, (phụ trách điểm trường Kéo Hỏm - Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Chiềng Công) tâm sự: “Khoảng cách giữa các điểm trường rất xa nhau, điểm trường gần như Kéo Hỏm cũng cách 5 km, như Hán Cá Thệnh thì tới hơn 30 km. Ở đây, cô giáo vừa là thầy, là bạn, là mẹ kiêm bác sĩ của học sinh, phụ huynh ít khi quan tâm tới việc học con trẻ”.

Xúc động hình ảnh thầy cô bám bản cần mẫn
Yêu nghề, thương trẻ, các thầy cô giáo mới đủ dũng cảm, nhiệt huyết tình nguyện lên vùng cao Sơn La giảng dạy

Cô Tâm bộc bạch, các thầy cô phải thường xuyên vận động phụ huynh cho con em đến trường, có trường hợp khi đến nhà học sinh tuyên truyền còn bị phụ huynh dọa chém. Để học trò đến lớp, thầy cô tự bỏ tiền cá nhân mua sách vở, đồ dùng học tập, đồ chơi, bánh kẹo… phát cho các em lấy động lực, tích cực đến lớp học.

Em Vàng A Lử, học sinh lớp 6A kể bập bẹ bằng tiếng Việt: “Nhà em ở bản Vi Lay, hàng ngày em đi bộ đến trường, em rất thích đến lớp vì được học chữ, ăn cơm có thịt, có bánh kẹo… Em ước mơ trở thành thầy giáo để sau này có thể dạy chữ cho trẻ em thôn bản của mình”.

Xúc động hình ảnh thầy cô bám bản cần mẫn
Cứ vào sớm đầu tuần thứ 2, các thầy cô giáo cắm bản phải đi phà, vượt con sông Đà hung dữ để lên lớp giảng dạy cho học trò vùng cao

Thương trò, mến trẻ… để bám lớp

Cô Lê Thị Nga (26 tuổi, giáo viên nhà trường) chia sẻ: “Có lẽ ám ảnh nhất là quãng đường đi lại giữa các điểm trường, toàn dốc đá tai mèo, cheo leo, tưởng chừng ngã bất kì lúc nào. Nhiều hôm mưa bão, đường xá bị chia cắt, phải ngủ lại bản cả tháng là chuyện bình thường".

Do chưa quen nguồn nước, thời tiết lạnh nên nhiều thầy cô mới về giảng dạy tại trường bị ốm cả tuần. Hàng ngày, các thầy cô phải dậy từ lúc 5 - 6h sáng để chuẩn bị lên lớp. Ở nơi vùng cao heo hút này, nỗi nhớ nhà luôn túc trực, cũng bởi “yêu nghề, mến trẻ” mới đủ dũng cảm, tình nguyện lên đây công tác.

Dẫu còn nhiều khó khăn như vậy, các thầy cô luôn động viên nhau cố gắng vượt qua, khắc phục. Nhất là những người đi trước như cô Tâm (Hiệu trưởng nhà trường) dù đã hơn 50 tuổi nhưng vẫn nhiệt huyết cống hiến, là tấm gương cho các giáo viên trẻ học hỏi, bám trường bám lớp, giảng dạy kiến thức cho học sinh vùng cao nơi đây.

Xúc động hình ảnh thầy cô bám bản cần mẫn
Con đường rừng trơn trượt, lầy lội, trơ đầy sỏi đá mà các thầy cô giáo trường Tiểu học Chiềng Công phải vượt qua để đến các điểm trường cắm bản

Cô Đặng Thị Thanh Tâm - Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú và Tiểu học Chiềng Công cho biết, năm học 2023 - 2024, nhà trường có 841 học sinh, trong đó có 426 em trong chế độ bán trú. Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo, đáp ứng công tác dạy và học dẫu còn nhiều khó khăn.

Cô Tâm trải lòng, là giáo viên vùng cao thì có muôn vàn nỗi trăn trở nên rất mong muốn các cấp chính quyền, các “mạnh thường quân”, cơ quan đơn vị… quan tâm tạo điều kiện hơn nữa cho học sinh vùng cao xã Chiềng Công. Nhất là đầu tư cơ sở vật chất cho các điểm trường như Kéo Hỏm, Hán Cá Thệnh. Đặc biệt, tài trợ thêm sách vở, quần áo, dụng cụ học tập… để học sinh nghèo vùng cao có động lực, vững bước tới trường.

Dần Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: học sinh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam

Aspire Hub, tổ chức giáo dục hàng đầu đến từ Singapore đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam.
Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Chiêm ngưỡng những thiết kế thời trang tái chế độc đáo của học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai

Với ý tưởng sáng tạo, các em học sinh dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã tạo ra những bộ trang phục tái chế độc đáo nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.
Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng môi trường học tập hiện đại, phù hợp thực tế

Nhờ đầu tư cho cơ sở hạ tầng số hóa, ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học, HUIT đã xây dựng được môi trường học tập hiện đại, phù hợp với nhu cầu thực tế.
Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp: Nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo

Để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế số, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp đã thực hiện nhiều giải pháp đổi mới trong đào tạo.
Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Bắc Giang: Quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Toàn ngành giáo dục Bắc Giang đã thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp đột phá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo đà cho giáo dục mũi nhọn có bước tiến mới.

Tin cùng chuyên mục

Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng

Tại lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhiều tập thể, cá nhân Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh được Bộ trưởng Bộ Công Thương khen thưởng.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội: Sẵn sàng đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đã chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện cần thiết phục vụ công tác đào tạo cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Trường Đại học Điện lực: Cầu nối giữa giảng dạy, nghiên cứu và thực tiễn sản xuất

Gắn kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp đã và đang góp phần giúp Trường Đại học Điện lực (EPU) đạt mục tiêu đào tạo theo hướng ứng dụng.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Gần 4.000 học sinh Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm toả sáng trong đêm hội Hoa Tháng Năm

Hãy can đảm và tốt bụng! Phép màu sẽ đến! là chủ đề đầy ấn tượng trong Đại nhạc hội Hoa Tháng Năm lần thứ 12 của Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm.
Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Cơ sở đào tạo ngành Công Thương: Tăng cường chuyển đổi số, đổi mới tư duy trong đào tạo

Việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, đổi mới tư duy, hiện các cơ sở đào tạo ngành Công Thương từng bước đáp ứng yêu cầu về đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Hà Tĩnh: ‘Thầy giáo Tây’ dạy tiếng anh miễn phí cho trẻ nhỏ, mê cắt cỏ làm đẹp môi trường

Từng đi qua 40 quốc gia nhưng Jay Gray đến với Hà Tĩnh (Việt Nam) làm nơi để dạy học miễn phí, đam mê cắt cỏ dọn dẹp môi trường.
Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Với 30,26% tỷ lệ đại biểu Quốc hội là nữ giới, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

LS Electric Việt Nam tài trợ trang thiết bị cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

LS Electric Việt Nam vừa tài trợ trang thiết bị hơn 604 triệu đồng phục vụ đào tạo ngành công nghệ điện cho Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH).
Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện

Ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện 'Cùng em đến trường'

Lễ ký thỏa thuận đồng hành chương trình từ thiện “Cùng em đến trường” hỗ trợ học sinh nghèo "Viết tiếp ước mơ" giai đoạn 2025-2028 diễn ra chiều 18/11.
Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Trường Đại học Điện lực: Phát huy tinh thần sáng tạo của sinh viên qua nghiên cứu khoa học

Sáng 18/11 tại Hà Nội, Trường Đại học Điện lực (EPU) đã tổ chức Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2024.
Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình

Đà Nẵng: Lan tỏa mô hình ''Cổng trường bình yên''

Ban Thường vụ Thành đoàn Đà Nẵng phối hợp cùng Ban ATGT thành phố tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả các đội hình triển khai mô hình “Cổng trường bình yên”.
Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Trường THPT Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) vinh dự đón nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân dịp kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển.
Lễ trao tặng danh hiệu

Lễ trao tặng danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú': Tôn vinh những 'người gieo chữ'

Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ trao tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú" và tuyên dương các Nhà giáo tiêu biểu năm 2024 tại Hà Nội.
Đà Nẵng: Tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu và học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện

Đà Nẵng: Tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu và học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện

Thành Đoàn Đà Nẵng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Tuyên dương 'Nhà giáo trẻ tiêu biểu', 'Học sinh 3 tốt' và 'Học sinh 3 rèn luyện'.
Hà Nội: Trường Tiểu học Dịch Vọng B vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Hà Nội: Trường Tiểu học Dịch Vọng B vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Sáng ngày 16/11, trường Tiểu học Dịch Vọng B (Hà Nội) long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập, đồng thời vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh trao bằng tốt nghiệp cho 2.245 tân thạc sĩ, kỹ sư và cử nhân

Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh trao bằng tốt nghiệp cho 2.245 tân thạc sĩ, kỹ sư và cử nhân

Từ ngày 16-19/11/2024, Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tốt nghiệp đợt 2 năm 2024, vinh danh 2.245 tân thạc sĩ, kỹ sư và cử nhân.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội công bố các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc gia, quốc tế

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội công bố các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc gia, quốc tế

Sáng ngày 16/11, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và công bố các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế.
Khó khăn trong việc xác định tổ hợp tuyển sinh của các trường đại học năm 2025

Khó khăn trong việc xác định tổ hợp tuyển sinh của các trường đại học năm 2025

Hội thảo Định hướng tuyển sinh 2025, nhằm thông tin, định hướng cho các trường THPT và học sinh trước những thay đổi kỳ thi tốt nghiệp và xét tuyển năm 2025.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân trở thành Đại học thứ 9 của Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế quốc dân trở thành Đại học thứ 9 của Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân, là đại học thứ 9 của Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động