Xuất khẩu tôm ở Cà Mau có nhiều tín hiệu khả quan sau dịch
Xuất xứ hàng hóa Chủ nhật, 11/04/2021 - 21:47 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tình hình xuất khẩu tôm những tháng đầu năm nay của tỉnh Cà Mau khả quan hơn cùng kỳ năm trước, khi tình hình dịch bệnh trong nước được khống chế tốt, các Hiệp định thương mại có hiệu lực đã kích cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp sẽ vẫn là rào cản cho xuất khẩu tôm.
Kim ngạch xuất khẩu tôm quý I năm nay của tỉnh Cà Mau đạt khoảng 163 triệu USD, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu khả quan hơn là do khoảng thời gian này dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh trên thế giới, nhiều thị trường đóng cửa. Bên cạnh đó, các Hiệp định thương mại tự do nước ta tham gia như CPTPP, EVFTA, UKVFTA,... đã giúp doanh nghiệp dễ mở rộng thị trường hơn.
![]() |
Covid-19 được kiểm soát, tôm Cà Mau xuất khẩu có chuyển biến tích cực. |
Ông Nguyễn Việt Trung, Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương Cà Mau nhìn nhận, xuất khẩu tôm có triển vọng nhờ vào yếu tố khách quan khi Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã từng bước đẩy lùi và dần kiểm soát dịch Covid-19.
“Việc mua bán, vận chuyển hàng hóa của nước ta và các nước thuận lợi hơn. Hoạt động xuất khẩu của tỉnh Cà Mau có tiến triển, khởi sắc hơn cùng kỳ. Mặc khác, nước ta đã đạt được các thỏa thuận và ký hiệp định thương mại với nhiều nước, đặc biệt là hiệp định thương mại ký với Liên minh châu Âu”, ông Chung chỉ ra.
Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau sang châu Âu tăng 154%, Canada tăng 14,% và Australia tăng khoảng 40%. Tuy nhiên, theo Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, thời gian tới tình hình xuất khẩu nói chung, xuất khẩu tôm nói riêng vẫn đối diện những khó khăn.
Đặc biệt, thời gian gần đây các thị trường nhập khẩu nông, thủy sản của Việt Nam liên tục đưa ra những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm. Điều này đã gây ra những khó khăn nhất định cho xuất khẩu nhóm hàng thủy sản.
Cụ thể, Trung Quốc đã thay đổi quy định về chứng nhận an toàn thực phẩm nhập khẩu; Hàn Quốc yêu cầu các nhà xuất khẩu phải có chứng nhận chứng minh sản phẩm không nhiễm virus viêm gan tụy hoại tử, bệnh hoại tử gan tụy cấp tính...
Ngoài ra, tình hình dịch Covid-19 ở một số nước, vùng lãnh thổ vẫn còn phức tạp. Như tại châu Âu, nhiều nền kinh tế lớn trong khu vực như Đức, Pháp và Italy tiếp tục phải gia hạn lệnh phong tỏa trước sự lây lan của dịch Covid-19. Diễn biến này có thể khiến việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu hàng hóa sang các nước đối tác.
![]() |
Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Cà Mau sang châu Âu tăng 154%. |
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Thủy sản Minh Cường cho biết, châu Âu đang trong dịch nên nhiều nước đóng cửa nhập khẩu như Pháp đang phong tỏa cả nước, Canada cũng vậy. “Tình hình dịch tại các quốc gia còn phức tạp, nhiều nước không nhập hàng nên tiến độ xuất khẩu đang chậm lại. Xuất khẩu đối với thị trường châu Á thời gian này có phần khởi sắc hơn”, ông Tuấn cho hay.
Với những thuận lợi và khó khăn trong thời gian vừa qua, Sở Công Thương cùng các ngành, đơn vị liên quan đã tham mưu để UBND tỉnh Cà Mau ban hành Chỉ thị về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Vào cuối tháng 3 vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau cũng đã ban hành Kế hoạch đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá của tỉnh, hướng tới xuất khẩu tôm đạt hơn 1 tỷ USD trong năm nay./.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Quy định quản lý việc ghi nhãn mật ong xuất khẩu vào Đài Loan

Doanh nghiệp ứng phó với phòng vệ thương mại: Chủ động, linh hoạt hơn

Hướng đến cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, theo chuẩn mực quốc tế

Ngành Logistics: Cơ hội “vàng” sau đại dịch

Kết nối hệ thống truy xuất nguồn gốc số hóa chuỗi giá trị sản phẩm
Tin cùng chuyên mục

Truy xuất nguồn gốc, ứng dụng nền tảng số trong hỗ trợ kết nối, tiêu thụ nông sản Việt

Nhiều quy định mới về xuất xứ hàng hoá

Chủ động hơn nữa để tận dụng hiệu quả “đường cao tốc” EVFTA

Gỡ vướng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp

Tận dụng UKVFTA: Khi nào nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

Xuất khẩu giày dép sang EU tăng mạnh nhờ EVFTA

Rất ít C/O bị yêu cầu xác minh xuất xứ

Xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2021 đạt 1,35 tỷ USD

Tránh gian lận trong xuất xứ hàng hóa

Đáp ứng quy tắc xuất xứ trong VJEPA: Điều kiện tiên quyết

Tận dụng ưu đãi từ các FTA: Dệt may vướng "bài toán" nguyên, phụ liệu

Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Tận dụng hiệu quả C/O ưu đãi

Tận dụng cơ hội từ CPTPP: Cần nắm vững quy tắc xuất xứ hàng hóa

EVFTA: Linh hoạt xuất xứ với một số ngành hàng xuất khẩu

Cấp gần 1 triệu bộ C/O sang thị trường có FTA

Quý I/2021: Xuất khẩu cá tra tăng 0,6% so với cùng kỳ

Số C/O được cấp tăng cao, EVFTA tiếp tục được tận dụng hiệu quả

Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong UKVFTA: Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại

Gian nan quả bưởi Việt Nam sang Nga
