Xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt: Cách nào khơi thông thị trường?

Trong thị trường thịt lợn toàn cầu có quy mô 28,5 tỷ USD, mỗi năm Việt Nam chỉ thu về 45 triệu USD từ xuất khẩu thịt lợn. Giấc mơ Việt Nam trở thành "cường quốc" xuất khẩu thịt lợn dường như vẫn rất xa vời. Để khơi thông thị trường xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt nói chung, sản phẩm thịt lợn nói riêng, cùng với việc xây dựng được một thương hiệu đủ lớn, các địa phương cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.
Xuất khẩu thịt các loại giảm mạnh ngay tháng đầu năm Vì sao xuất khẩu thịt của Việt Nam còn khiêm tốn?

Thủ tục xuất khẩu cần được khơi thông

Là doanh nghiệp đã có kinh nghiệm xuất khẩu thịt gà sang thị trường Nhật, song Tập đoàn De Heus vẫn đang loay hoay với bài toán xuất khẩu thịt lợn. Tại Hội nghị Bàn giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi diễn ra mới đây, ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn De Heus - cho biết, doanh nghiệp đang hướng đến xuất khẩu thịt lợn tươi và sản phẩm chế biến nhưng vẫn chưa có nhiều thông tin về thị trường và tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.

Do đó, đề nghị cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin về điều kiện để xuất khẩu. Đồng thời, mong muốn Bộ NN&PTNT cùng các địa phương cần phải công khai kế hoạch về việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh ở khu vực nào, để doanh nghiệp tiến hành liên kết chuỗi chăn nuôi ngay tại địa phương.

vấn đề khó khăn nhất hiện nay là hạ giá thành sản phẩm và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để đẩy mạnh xuất khẩu
Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là hạ giá thành sản phẩm và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để đẩy mạnh xuất khẩu

Khẳng định nhu cầu xuất khẩu thịt là yêu cầu tất yếu của các doanh nghiệp, ông Phan Ngọc Ấn - Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc BaF Việt Nam - cho hay, chúng tôi sẵn sàng chăn nuôi toàn bộ chuỗi theo tiêu chuẩn VietGAP, nhà máy giết mổ theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Tuy nhiên, doanh nghiệp mong muốn thủ tục xuất khẩu cần được khơi thông. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cần có các thông tư hướng dẫn ra sao để tạo nhiều điều kiện cho BaF cũng như các công ty có thể xuất khẩu được sang các nước.

Ở góc độ địa phương, ông Trần Lâm Sinh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai - thủ phủ chăn nuôi của cả nước - cho hay, nếu như trước đây (giai đoạn 2015-2016), Trung Quốc là thị trường chủ lực nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam, nhưng từ năm 2017 đến nay, việc xuất khẩu sang Trung Quốc gần như "đóng băng", khiến đầu ra của doanh nghiệp khó khăn. Do đó, Sở NN&PTNT Đồng Nai kiến nghị Bộ NN&PTNT tham mưu Chính phủ đàm phán với Trung Quốc mở thị trường chính ngạch, nếu chỉ 1-2 tỉnh ở Trung Quốc tiêu thụ thịt lợn thì cơ hội xuất khẩu của Việt Nam rất lớn.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - khẳng định, cần phải đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi bởi nếu chỉ quan tâm thị trường trong nước, không quan tâm tới thị trường nước ngoài, gắn chăn nuôi phát triển theo chuỗi thì đến lúc sản lượng nhiều, ngành chăn nuôi lại phải giải cứu. “Bài học giải cứu thịt lợn năm 2017 là thực tế cần phải ghi nhớ", ông Phùng Đức Tiến lưu ý.

Cần đẩy mạnh xây dựng vùng an toàn dịch bệnh

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2022, Việt Nam xuất khẩu được 1,39 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 6,92 triệu USD, giảm 23,5% về lượng và giảm 40,2% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 giảm 10,3% về lượng, nhưng tăng 17,4% về trị giá. Xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt giảm là do xuất khẩu sang một số thị trường chủ chốt như Trung Quốc, Hồng Kông... giảm mạnh.

Ông Phạm Văn Duy - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) - cho biết, hiện cả nước đang có 65 nhà máy, cơ sở giết mổ chế biến thịt bao gồm lợn, gia cầm, trâu bò. Chế biến theo quy mô công nghiệp với công suất chế biến 1,1 triệu tấn/năm. Nhóm sản phẩm chế biến sâu chiếm 2-5%, còn đa phần chế biến ở cấp độ sơ chế, thịt đông lạnh, thịt mát.

Theo kế hoạch Đề án phát triển cơ sở chế biến, giết mổ theo quy mô công nghiệp thì sản lượng chế biến sẽ nâng lên 25% vào năm 2025, lên 35% vào năm 2030. Đề án đã được xây dựng và trình lên Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian qua, việc xuất khẩu sản phẩm thịt cũng đã có những bước tiến như ngoài xuất khẩu thịt lợn sữa, lượn mảnh sang Malaysia, Hồng Kông, vừa rồi có một số sản phẩm thịt lợn khử trùng xuất sang Hàn Quốc. Đây sẽ là tiền đề để mở rộng thị trường. Tuy nhiên, theo ông Phạm Văn Duy, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là hạ giá thành sản phẩm và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường hơn nữa.

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang có quy mô ngành chăn nuôi nằm trong nhóm dẫn đầu Đông Nam Á, với năng lực sản xuất cơ bản đáp ứng nhu cầu thực phẩm thị trường nội địa và một phần cho xuất khẩu. Ngành chăn nuôi hiện đóng góp 25,2% GDP ngành nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng khá cao, dư địa còn lớn về năng suất, chất lượng và thị trường. Tuy nhiên, việc chưa khơi thông được thị trường xuất khẩu cho thịt và các sản phẩm thịt khiến các doanh nghiệp băn khoăn, lo lắng công suất sẽ phải cắt giảm vì chưa có đầu ra ổn định ở thị trường nước ngoài.

Để phát triển chăn nuôi bền vững trong thời gian tới, thúc đẩy xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt, Bộ NN&PTNT cho biết, sẽ tăng cường chuyển đổi số trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Trên cơ sở phân tích dữ liệu tổng hợp có thể đưa ra nhận định, đánh giá sát thực tế và cảnh báo/dự báo năng lực sản xuất và cung cầu thị trường chăn nuôi giúp điều tiết sản xuất của các doanh nghiệp và người chăn nuôi; xây dựng sàn giao dịch nông sản thực phẩm.

Trong thị trường thịt lợn toàn cầu quy mô 28,5 tỷ USD, mỗi năm Việt Nam chỉ thu về 45 triệu USD từ xuất khẩu thịt lợn. Để giấc mơ Việt Nam trở thành "cường quốc" xuất khẩu thịt lợn trở thành hiện thực, các chuyên gia cho rằng, xu thế chuỗi khép kín là không thể đảo ngược được và nếu không phát triển được chế biến thì rất khó khai phá các thị trường xuất khẩu. Mặt khác, để xuất khẩu được sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là thịt lợn, cần xây dựng được 1 thương hiệu đủ lớn của doanh nghiệp Việt, trong đó phải chủ động trọn gói các khâu. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh làm cơ sở bảo đảm nguồn cung thực phẩm và phục vụ xuất khẩu.

Về giải pháp lâu dài, PGS.TS. Phạm Kim Đăng - Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam - nhận định, cần phát triển một nền chăn nuôi lợn bền vững. Đó là nền chăn nuôi mà ở đó chăn nuôi được quy hoạch, chăn nuôi được sản xuất theo kế hoạch và đặc biệt vận hành trên cơ sở đảm bảo lợi ích kinh tế, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lĩnh vực công nghệ thông minh tại Việt Nam thu hút doanh nghiệp Quảng Đông

Lĩnh vực công nghệ thông minh tại Việt Nam thu hút doanh nghiệp Quảng Đông

Tại triển lãm công nghệ thông minh tại Việt Nam (OCTF 2023), các doanh nghiệp Quảng Đông (Trung Quốc) tham gia với mong muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh.
Tận dụng hiệu quả nguồn lực từ Nhật Bản để hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế

Tận dụng hiệu quả nguồn lực từ Nhật Bản để hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế

Trong những năm qua, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng được củng cố trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, kinh tế, thương mại và đầu tư.
Dự kiến hết quý III/2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ vượt cả năm 2022

Dự kiến hết quý III/2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ vượt cả năm 2022

Dự kiến hết quý III/2023, xuất khẩu rau quả thu về 4,134 tỉ USD, với con số này sẽ vượt kết quả xuất khẩu rau quả năm 2022 và cao hơn con số kỷ lục của năm 2018
Thế giới phụ thuộc thế nào vào xuất khẩu gạo của Ấn Độ?

Thế giới phụ thuộc thế nào vào xuất khẩu gạo của Ấn Độ?

Ấn Độ đã trỗi dậy để trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và nhiều quốc gia phải phụ thuộc vào xuất khẩu gạo của Ấn Độ.
Triển lãm chuỗi cung ứng dệt may đầu tiên tại Bình Dương có gì đặc biệt?

Triển lãm chuỗi cung ứng dệt may đầu tiên tại Bình Dương có gì đặc biệt?

Triển lãm quốc tế thiết bị, công nghệ in thêu, sản phẩm nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam - ITCPE Vietnam Texprint 2023 đã khai mạc tại Bình Dương.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ và EU tăng tốc trở lại

Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ và EU tăng tốc trở lại

Tháng 8/2023, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ và EU đã tăng tốc trở lại với kim ngạch tăng lần lượt 2% và 37% so với cùng kỳ năm trước.
Sơn La: Hoạt động thương mại biên giới góp phần phát triển đời sống cư dân

Sơn La: Hoạt động thương mại biên giới góp phần phát triển đời sống cư dân

Với đường biên giới với Lào, hoạt động thương mại biên giới trên địa bàn Sơn La dù còn khiêm tốn song đã góp phần phát triển đời sống cư dân.
Sắp diễn ra Triển lãm Metalex Vietnam 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Sắp diễn ra Triển lãm Metalex Vietnam 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Từ ngày 4-6/10, sẽ diễn ra Triển lãm “Metalex Vietnam 2023” - Triển lãm quốc tế hàng đầu Việt Nam về máy công cụ và giải pháp gia công kim loại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Hoa Kỳ mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Hoa Kỳ mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Hoa Kỳ mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa của Việt Nam như dệt may, da giày, nông sản.
Indonesia gia hạn áp dụng thuế tự vệ đối với thiết bị làm bay hơi

Indonesia gia hạn áp dụng thuế tự vệ đối với thiết bị làm bay hơi

Uỷ ban Tự vệ Indonesia (KPPI) gia hạn áp dụng thuế tự vệ đối với thiết bị làm bay hơi hoặc ngưng tụ nhập khẩu vào Indonesia kể từ ngày 5/9/2023.
Hạ nhiệt, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn neo ở mức rất cao

Hạ nhiệt, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn neo ở mức rất cao

Dữ liệu của Tổng cục Hải quan ghi nhận, trị giá xuất khẩu gạo trong tháng 8/2023 đạt 593 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 1/2022 đến nay.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dự Khai mạc Triển lãm VIETBUILD Hà Nội 2023 lần thứ 2

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dự Khai mạc Triển lãm VIETBUILD Hà Nội 2023 lần thứ 2

Sáng 20/9, Triển lãm VIETBUILD Hà Nội 2023 đã khai mạc tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tham dự Lễ khai mạc.
Tinh hoa Thủ đô hội tụ tại Festival Thu Hà Nội 2023 và Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội

Tinh hoa Thủ đô hội tụ tại Festival Thu Hà Nội 2023 và Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội

Tinh hoa văn hóa, ẩm thực, du lịch Hà Nội sẽ hội tụ tụ tại Festival Thu Hà Nội năm 2023 và Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội từ 29/9 đến 1/10/2023.
Việt Nam chi 240 triệu USD mỗi năm để nhập khẩu máy móc chế biến gỗ

Việt Nam chi 240 triệu USD mỗi năm để nhập khẩu máy móc chế biến gỗ

Để sản xuất chế biến gỗ đáp ứng nhu cầu của các thị trường nhập khẩu thì mỗi năm ngành này đang bỏ ra khoảng 240 triệu USD để nhập khẩu máy móc.
Úc đề xuất chấm dứt điều tra chống bán phá giá mặt hàng ống đồng Việt Nam

Úc đề xuất chấm dứt điều tra chống bán phá giá mặt hàng ống đồng Việt Nam

Úc vừa ban hành Dữ kiện trọng yếu kiến nghị chấm dứt điều tra trong vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) đối với mặt hàng ống đồng của Việt Nam.
Các nước CLMV: Nâng cao năng lực thực thi chuyển đổi số

Các nước CLMV: Nâng cao năng lực thực thi chuyển đổi số

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa phối hợp với Ban Thư ký ASEAN tổ chức Chương trình Nâng cao năng lực các nước CLMV nhằm thực thi chuyển đổi số.
Quảng Bình-Khăm Muộn: Hội đàm và ký kết Biên bản hợp tác lĩnh vực Công Thương

Quảng Bình-Khăm Muộn: Hội đàm và ký kết Biên bản hợp tác lĩnh vực Công Thương

Hoạt động hợp tác và xúc tiến thương mại biên giới giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong lĩnh vực Công Thương.
Bộ Công Thương đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử cho Bình Định

Bộ Công Thương đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử cho Bình Định

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa tổ chức Hội nghị đào tạo, tập huấn kiến thức thương mại điện tử cho cán bộ quản lý, doanh nghiệp tỉnh Bình Định.
Xuất khẩu tôm tháng 8/2023: Điểm tên các thị trường tiếp đà tăng trưởng dương

Xuất khẩu tôm tháng 8/2023: Điểm tên các thị trường tiếp đà tăng trưởng dương

Xuất khẩu tôm tháng 8/2023 đạt 337 triệu USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó ghi nhận một số thị trường tiếp đà tăng trưởng dương.
Malaysia bắt đầu đàm phán nhập khẩu gạo với Ấn Độ

Malaysia bắt đầu đàm phán nhập khẩu gạo với Ấn Độ

Malaysia sẽ bắt đầu đàm phán với Chính phủ Ấn Độ để tìm ra “giải pháp tốt nhất” đối với các hạn chế xuất khẩu gạo của quốc gia Nam Á này.
Tăng 4 phiên liên tiếp, xuất khẩu cà phê tiếp tục được lợi về giá

Tăng 4 phiên liên tiếp, xuất khẩu cà phê tiếp tục được lợi về giá

Xuất khẩu cà phê Việt Nam tiếp tục thuận lợi khi cả hai loại cà phê là Robusta và Arabica đều đang duy trì đà tăng giá tương đối ổn định.
10h sáng 19/9 diễn ra tọa đàm Thương mại điện tử: Kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho thị trường miền núi

10h sáng 19/9 diễn ra tọa đàm Thương mại điện tử: Kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho thị trường miền núi

Vào lúc 10h sáng nay (19/9), Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm “Thương mại điện tử: Kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả cho thị trường miền núi”.
Nhập khẩu phân bón trong tháng 8 đạt mức cao nhất hơn 2 năm qua

Nhập khẩu phân bón trong tháng 8 đạt mức cao nhất hơn 2 năm qua

Trong tháng 8/2023, Việt Nam nhập khẩu hơn 472.283 tấn phân bón, tăng 54% so với tháng 7 và tăng 92% so với tháng 8/2022.
Sau khi “chạm đáy”, xuất nhập khẩu đang dần khởi sắc

Sau khi “chạm đáy”, xuất nhập khẩu đang dần khởi sắc

Xuất nhập khẩu được nhận định đã “chạm đáy” và có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ nay đến cuối năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động