Xuất khẩu dần phục hồi, WB khuyến nghị tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế

WB vừa công bố báo cáo ngày 22/11, trong đó ngân hàng này khuyến nghị Chính phủ có thể cân nhắc kéo dài chương trình hỗ trợ kinh tế đến năm 2024.
WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 4,7% năm 2023 Ngân hàng Thế giới cảnh báo giá gạo toàn cầu sẽ không hạ nhiệt trước năm 2025

Cụ thể, báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị: “Do tốc độ phục hồi kinh tế chậm, Chính phủ có thể cân nhắc kéo dài chương trình hỗ trợ kinh tế đến năm 2024 để cho phép các dự án đầu tư được triển khai đầy đủ. Việc chuẩn bị các dự án có chất lượng cao hơn - bao gồm thông qua các nghiên cứu khả thi tốt hơn và cải cách thủ tục đầu tư công sẽ giúp đẩy nhanh quá trình thực hiện. Một lộ trình đầu tư mang tính chiến lược và được chuẩn bị tốt, tập trung vào cơ sở hạ tầng xanh, có khả năng phục hồi và mang tính khu vực sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững”.

Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Chính phủ kéo dài chương trình hỗ trợ kinh tế
Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Chính phủ nên kéo dài chương trình hỗ trợ kinh tế đến năm 2024

Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam kỳ tháng 10/2023 của WB cho thấy, các hoạt động kinh tế từ phía cung vẫn tiếp tục có cải thiện nhỏ. Trong tháng 10/2023, IIP đạt tốc độ tăng trưởng là 2,89% so với tháng trước và 5,83% so với cùng kỳ năm trước, so với các mứa tăng trưởng tương ứng là 0,03 phần trăm và 5,51% trong tháng 9.

Mặc dù dữ liệu IIP cho thấy sự suy giảm trong sản xuất công nghiệp đã thoát đáy, nhưng triển vọng phục hồi mạnh mẽ vẫn chưa chắc chắn. PMI của Việt Nam vẫn ở trong vùng suy giảm trong tháng 10 (49,6), so với mức 49,7 trong tháng 9. S&P Global PMI chỉ ra rằng số lượng đơn đặt hàng mới chỉ tăng nhẹ trong tháng 10/2023 và không đủ để khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất.

Trong tháng 10/2023, mức tăng trưởng của doanh số bán lẻ ghi nhận mức -0,01%, trong khi mức tăng trong tháng 9 đạt 0,55%. Sau khi chạm đáy ở mức 5,0% vào tháng 7, tăng trưởng doanh số bán lẻ đã ổn định ở mức khoảng 7 trong tháng 8, tháng 9 và tháng 10, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trước đại dịch là khoảng 13%.

Trong khi đó, doanh số bán dịch vụ của tháng 10 giảm 2,74%, so với mức tăng nhẹ +0,62% trong tháng 9, do doanh số bán dịch vụ du lịch giảm 11,3% và dịch vụ khách sạn tăng 3,42%. Tốc độ tăng trưởng của lượng khách quốc tế tiếp tục ở mức vừa phải trong tháng 10 sau khi kỳ nghỉ hè kết thúc, giảm từ 3,7% (so cùng kỳ) trong tháng 9 xuống còn 3,2% (so cùng kỳ) trong tháng 10.

Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của tháng 10 tiếp tục phục hồi nhằm đáp ứng nhu cầu bên ngoài, tương ứng tăng 1,6% so với tháng trước và 6,01% và 1,05% so với tháng trước. Xuất khẩu tăng trong tháng 10 là do các sản phẩm chính như điện tử (tăng 17,1% so với cùng kỳ), máy móc (tăng 16,7% so với cùng kỳ). Tăng trưởng nhập khẩu có liên quan chặt chẽ với sự phục hồi của xuất khẩu, do nguyên liệu đầu vào nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu chiếm 94% tổng lượng nhập khẩu.

Tuy nhiên, cả xuất khẩu và nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm vẫn ở mức suy giảm so với cùng kỳ năm trước, giảm lần lượt là 6,9% và 12,4% so cùng kỳ năm 2022.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đứng ở mức 3,6% trong tháng 10/2023, so với 3,7% (so cùng kỳ) trong tháng 9, thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính sách đặt ra cho năm 2023 (4,5%). Trong khi đó, lạm phát cơ bản tiếp tục giảm tốc, đạt 3,4% (so cùng kỳ) vào tháng 10/2023, so với 3,8% (so cùng kỳ) trong tháng 9, do tác động vòng hai của cú sốc giá dầu tháng 3/2022 tiếp tục giảm dần.

Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng vẫn tiếp tục chậm với mức tăng trưởng tín dụng trong tháng 10 chỉ đạt 9,3% so với cùng kỳ, so với mức 9,9% trong tháng 9. Con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra (14%) và mức trước đại dịch (12-15%). Sự suy yếu kéo dài của khu vực đầu tư tư nhân và niềm tin của nhà đầu tư tiếp tục là động lực chính khiến tín dụng tăng trưởng chậm.

Suy giảm kinh tế vẫn tiếp tục có tác động bất lợi đối với ngân sách Chính phủ. 10 tháng đầu năm 2023, thu ngân sách giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2022, do hoạt động kinh tế trong và ngoài nước chậm lại. Theo Bộ Tài chính, lũy kế 10 tháng thu từ nguồn trong nước (phần lớn là VAT) giảm 5,9% so cùng kỳ trong khi thu từ thuế xuất nhập khẩu giảm 21,9% vào tháng 10/2023. Mặt khác, chi tiêu công, tăng 11,4% so cùng kỳ, phản ánh nỗ lực của chính phủ nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang trong trạng thái suy giảm. Giải ngân đầu tư công trong 10 tháng đầu năm tăng 35% (so cùng kỳ), tuy nhiên, con số này chỉ chiếm 55,3% mức phân bổ ngân sách vốn hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt cho năm 2023.

Trong khi xuất khẩu đang dần phục hồi, tiêu dùng trong nước vẫn còn khá trầm lắng và tình trạng tín dụng tăng trưởng chậm tiếp tục phản ánh đầu tư tư nhân trong nước và niềm tin của nhà đầu tư còn yếu. Chính phủ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế thông qua việc thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tăng 35% so cùng kỳ trong 10 tháng đầu năm. Tuy nhiên, những thách thức trong quá trình thực hiện vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến việc triển khai ngân sách đầu tư”, Báo cáo của WB đưa ra kết luận.

Song Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tin cùng chuyên mục

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

BIDV khởi động Giải chạy mang Tết ấm cho người nghèo

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ Bac A Bank

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng

Động thái mới sau chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng '0 đồng'

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Đề xuất thay đổi thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng

Tín dụng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng 'vào mùa'

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

9 tháng đầu năm 2024: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Đề xuất quy định mới về hồ sơ, thủ tục tổ chức lại tổ chức tín dụng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Lại Hữu Phước làm quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Vì sao Tập đoàn CIENCO4 bị xử phạt gần 700 triệu đồng?

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Quý cuối của năm, cuộc đua tiền gửi không kỳ hạn ngày càng gay cấn

Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

Sản xuất dẫn dắt đà tăng trưởng GDP 2024

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn; đóng góp tích cực vào Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số

Techcombank tạo dấu ấn tại Smart Banking 2024: Giải pháp ngân hàng số 'vượt trội' Techcombank Mobile

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

CUB HCM hợp tác Thế Giới Di Động triển khai ứng dụng CUB Vietnam

CUB HCM hợp tác Thế Giới Di Động triển khai ứng dụng CUB Vietnam

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Thấy gì từ tiến độ giải ngân các gói tín dụng ưu đãi?

Xem thêm