Xuất khẩu cao su: Nâng cao chất lượng để tăng giá trị
Nông sản 21/07/2022 15:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hiện, thị trường xuất khẩu chính của cao su Việt Nam vẫn chủ yếu là Trung Quốc. Nâng chất lượng là một trong những biện pháp hữu hiệu để gia tăng giá trị cũng như đa dạng hóa thị trường, phát triển bền vững.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 6/2022, Việt Nam xuất khẩu được 187,83 nghìn tấn cao su, trị giá 310,1 triệu USD. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su cả nước đạt 787,26 nghìn tấn, trị giá 1,36 tỷ USD, tăng 10,3% về lượng và tăng 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
![]() |
Ngành cao su cần hỗ trợ để có nguồn cung bền vững |
Hiệp hội Cao su Việt Nam nhận định, Trung Quốc vẫn là thị trường chủ lực cho xuất khẩu mủ cao su và cao su sơ chế của Việt Nam. Năm 2021, thị trường này tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất chiếm trên 70% tổng lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam xuất khẩu. 6 tháng đầu năm thị trường này tiêu thụ 536,32 nghìn tấn, trị giá 899,28 triệu USD, tăng 9,3% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Chủng loại cao su thiên nhiên xuất khẩu từ Việt Nam tương đối đa dạng, trong đó cao su hỗn hợp đóng vai trò chủ đạo, chiếm gần 63% trong tổng lượng xuất khẩu.
Ông Tô Xuân Phúc - Chuyên gia phân tích chính sách Tổ chức Forest Trends - nhận định, sự dễ tính từ thị trường Trung Quốc làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ thuộc khu vực tư nhân, chưa quan tâm nhiều đến việc thay đổi theo hướng đầu tư nâng cao chất lượng. Trong khi đó, khâu xuất khẩu các sản phẩm cao su được chế biến sâu với hàm lượng giá trị gia tăng cao chủ yếu được đầu tư bởi các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI. Chính vì vậy, sản xuất cao su thiên nhiên bền vững trong tương lai được xem là hướng đi tất yếu của Việt Nam. “Đây là cơ hội cho Việt Nam nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị sản phẩm đầu ra; đồng thời, giúp cho việc đảm bảo tuân thủ với các yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường và xã hội trong các khâu sản xuất cũng như đa dạng hóa thị trường xuất khẩu”- ông Tô Xuân Phúc khẳng định và cho biết, trên thế giới hiện có hai hệ thống chứng chỉ bền vững gồm PEFC (Chương trình xác nhận chứng chỉ rừng) và FSC (Hội đồng quản lý rừng). Các tiêu chí FSC được coi là khắt khe hơn so với PEFC.
Việt Nam đã phát triển Hệ thống chứng chỉ rừng Quốc gia (VFCS). Hiện hệ thống này được PEFC công nhận. Đến nay, Việt Nam đã có khoảng 97.300 ha diện tích cao su đạt chứng chỉ VFCS. Toàn bộ diện tích này của các công ty cao su nhà nước. Mặc dù tốc độ mở rộng diện tích đạt chứng chỉ nhanh, tuy nhiên, các diện tích đạt chứng chỉ vẫn chưa xứng với tiềm năng của ngành. Toàn bộ các diện tích cao su tiểu điền đến nay chưa đạt chứng chỉ; đặc biệt chưa có diện tích nào đạt chứng chỉ FSC.
Xu hướng phát triển bền vững và trách nhiệm thúc đẩy những thay đổi trong ngành cao su Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thị trường về chất lượng cao hơn với giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn ở phía trước đòi hỏi sự vào cuộc từ nhiều phía. Trong đó, bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức nhằm phát triển bền vững ngành cao su, về phía các doanh nghiệp cần xây dựng các mô hình liên kết, hỗ trợ nông dân cao su tiểu điền, tạo nguồn cao su bền vững để cung cấp cho thị trường, góp phần xây dựng thương hiệu và uy tín của ngành cao su Việt Nam.
Xu hướng phát triển bền vững và trách nhiệm là kim chỉ nam, thúc đẩy những thay đổi trong ngành cao su Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thị trường về chất lượng cao hơn với giá cả cạnh tranh. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tỷ giá AUD hôm nay 16/11/2023: Tỷ giá đô la Úc VCB tăng mạnh, chợ đen đảo chiều

Bắc Giang: Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho trái cây có múi

Đại biểu Quốc hội: Cần giải pháp hữu hiệu chấm dứt các đợt giải cứu nông sản

Xúc tiến tiêu thụ nông sản: Bắt nhịp xu hướng mới

Phát triển bền vững chính là điều kiện cần của gạo Việt
Tin cùng chuyên mục

Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản

Thanh Hóa: Xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản để mở rộng thị trường

Bắc Ninh đẩy mạnh kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn

Liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam

Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản an toàn

Điện Biên: Ứng dụng khoa học công nghệ nâng tầm giá trị nông sản

Nâng cao giá trị nông sản Yên Bái nhờ chỉ dẫn địa lý

Giá cao su hôm nay ngày 24/10/2023: Giá cao su đang trên đà phục hồi

Phát triển bền vững, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Yên Bái: Xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững

Tăng sức hút cho sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long

Tiền Giang: Đầu tư chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản

Xây dựng vùng nguyên liệu cà phê, hồ tiêu bền vững

Giá hạt tiêu hôm nay 13/10/2023: Giá hạt tiêu trong nước giảm 1.000 đồng/kg

Hà Giang: Trên 5.000ha chè Shan tuyết đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ

Bắc Kạn: Hình thành vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ quả hồng không hạt

Hà Nội: Hơn 130 gian hàng tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2023

Giải pháp nào thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn?
