Xuất hiện đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Bộ Giáo dục và Đào tạo cảnh báo giả mạo
Giáo dục - Đào tạo 17/11/2023 09:57 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đề thi Tốt nghiệp THPT được coi là bí mật Nhà nước, phát tán có thể bị xử lý hình sự Thông tin mới từ Bộ Công an về vụ lộ đề thi Tốt nghiệp THPT |
Hiện nay, trên mạng xã hội lan truyền một văn bản đề thi môn Toán được cho là đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Về thông tin này Bộ Giáo dục và Đào tạo phát đi thông báo khẳng định, đây không phải là đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
"Bộ đang hoàn thiện Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 và sẽ được công bố trong thời gian tới" - thông báo nêu.
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo dự thảo phương án tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025 gửi Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Được biết trong dự thảo, Bộ cho biết đã xin ý kiến các địa phương, chuyên gia về số lượng môn thi phù hợp với Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 theo 3 phương án lựa chọn là 4+2, 3+3 và 2+2.
Trên cơ sở phân tích khách quan, ý kiến góp ý của các Sở Giáo dục và Đào tạo và dựa theo các nguyên tắc cốt lõi trong quá trình xây dựng Phương án thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị, đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo phương án: Mỗi thí sinh thi 4 môn (lựa chọn 2+2), gồm: Thi bắt buộc môn Ngữ văn, Toán và được lựa chọn 2 môn học trong lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ).
![]() |
Đề thi giả mạo xuất hiện trên mạng xã hội |
Lý do tổ chức thi theo phương án này là: Giảm áp lực thi cử cho học sinh, giảm chi phí cho gia đình các em và cả xã hội; Không gây nên sự mất cân bằng giữa việc chọn khối khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên.
Đồng thời, đối với 9 môn học thí sinh được lựa chọn để dự thi, các môn học này đã có kiểm tra, đánh giá, có thể hiện điểm số vào học bạ; trong quá trình dạy học, học sinh đã được đánh giá quá trình học tập một cách toàn diện, trong quá trình dạy trên lớp.
Việc được chọn 2 môn trong số 9 môn học này (có 36 cách thức lựa chọn khác nhau), tạo điều kiện để thi sinh lựa chọn môn thi phù hợp với định hướng nghề nghiệp, năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lựa chọn 2+2 có ưu điểm là giảm áp lực thi cử cho học sinh và giảm chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi cũng giảm 1 số buổi thi so với hiện nay.
Ngoài ra, điều này cũng không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em, tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp.
Thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào đại học. Tuy nhiên, nhược điểm là ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện nay đang là môn bắt buộc học.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Mức thưởng Tết của các trường đại học năm 2024 như thế nào?

Bộ Giáo dục và Đào tạo chốt phương án thi tốt nghiệp THPT với 4 môn

Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ được công bố vào chiều 29/11

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư chia buồn với nạn nhân vụ cháy trường ở Sơn La

Chuyển đổi số: Cơ hội, thách thức và giải pháp để phát triển kinh tế số
Tin cùng chuyên mục

KMS Back2School Scholarship và hành trình 4 năm tiếp lửa tài năng công nghệ thông tin toàn quốc

Phát huy năng lực cán bộ quản lý cấp phòng qua công tác đào tạo

Một trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh cấm sinh viên nằm đệm

Chuẩn hóa cán bộ quản lý, giảng viên tại các cơ sở đào tạo ngành Công Thương

Dự kiến cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2025

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2024 có gì mới?

Nguồn nhân lực chất lượng là một trong ba trụ cột của ngành giáo dục

Giáo sư trẻ nhất năm 2023 là ai?

Hơn 200 học bổng dành cho sinh viên ngành kỹ thuật và âm nhạc

BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng

Trao học bổng “TTC - Nâng bước thành công” lần thứ 38 năm 2023

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh có thêm 8 chương trình đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục

Trao Chứng nhận kiểm định chất lượng 8 chương trình đào tạo cho Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh

Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại: Động lực từ hợp tác quốc tế và chuyển đổi số

Trường Đại học Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp: Hướng tới mô hình hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Trường Cao đẳng Công nghiệp Nam Định: Đáp ứng đào tạo nghề theo chuẩn quốc tế

Trường Đại học công nghiệp Dệt may Hà Nội: Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao

Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội: 95% sinh viên ra trường có việc làm

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì: Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp
