Hút thuốc lá nơi công cộng, bán thuốc lá cho trẻ em sẽ bị xử phạt như thế nào? Hà Nội: Hút thuốc lá điện tử, 7 học sinh tiểu học nhập viện |
Theo thống kê của cơ quan chức năng, báo cáo của cơ quan chức năng, Việt Nam nằm trong 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới với 15,3 triệu người trưởng thành. Con số người hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc) lên tới hàng chục triệu người. Mỗi năm, Việt Nam có hàng chục nghìn ca tử vong hoặc phải điều trị tại các bệnh viện vì có liên quan đến khói thuốc lá.
Nhận thức được mức độ nguy hiểm của thuốc lá đối với sức khoẻ con người và nền kinh tế - xã hội, Việt Nam đã ban hành Luật phòng chống tác hạn của thuốc lá và hàng chục văn bản dưới luật với những quy định rõ ràng về sản xuất, buôn bán, vận chuyển, hành vi bị cấm khi hút thuốc lá.
Đối với hành vi vi pham về địa điểm cấm hút thuốc lá, vi phạm quy định về bán thuốc lá, vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá, vi phạm quy định về cai nghiện thuốc lá, vi phạm quy định khác về phòng chống tác hại thuốc lá…đã được quy định rõ tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Trong Nghị định này cũng quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền xử phạt của những cơ quan, đơn vị như Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra y tế; Quản lý thị trường, Công an nhân dân. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác gồm: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Cục trưởng Cục Hóa chất, Thanh tra các ngành: Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính … Đồng thời quy định người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bao gồm: Người có thẩm quyền xử phạt; Công chức, viên chức thuộc ngành y tế, bảo hiểm xã hội đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính có trách nhiệm lập biên bản và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Tại Việt Nam, chỉ sân bay mới có phòng hút thuốc lá cho những người sử dụng |
Thế nhưng theo thông tin từ Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế và Bộ Công an giai đoạn 2019-2021, Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ Công an và công an các địa phương đã kiểm tra gần 2.000 đơn vị/cơ sở, xử phạt 376 trường hợp vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá. Cùng đó, các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành đã tổ chức gần 400 đợt giám sát tại gần 3.500 đơn vị. Tổng số tiền phạt là 563,9 triệu đồng.
Như vậy có thể thấy, số lượng các vụ việc vi phạm bị xử lý còn quá ít so với thực tế. Điều này, bên cạnh nguyên nhân như ý thức tuân thủ quy định về địa điểm cấm hút thuốc của nhiều người dân người dân còn chưa cao; chưa có công cụ giám sát vi phạm…còn có nguyên nhân đến từ ý thức trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương dù cũng là nhiệm vụ nhưng không phải là nhiệm vụ chuyên môn nên chưa được quan tâm đúng mức thêm vào đó nguồn lực (tài chính, nhân sự) còn thiếu; công tác phối hợp còn hạn chế.
Bên cạnh đó, chúng ta mới chỉ có quy định nơi cấm hút thuốc lá một cách chung chung mà chưa có quy định cụ thể về nơi hút thuốc lá (ngoại trừ sân bay có phòng hút thuốc riêng biệt).
Thiết nghĩ, trong thời gian tới, để công tác phòng chống tác hại của thuốc lá có hiệu quả cần sự chung tay của các Bộ/ngành, địa phương và cả cộng đồng. Cơ quan quản lý cần rà soát các quy định để sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp, dễ quản lý, thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát.