Xử lý vi phạm giao thông lứa tuổi học sinh: Cần sự vào cuộc của cả xã hội

​​​Vi phạm giao thông ở lứa tuổi học sinh trở thành vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm. Muốn giải quyết triệt để tình trạng này, cần sự vào cuộc của toàn xã hội.
Hải Phòng: Tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm người lái xe vi phạm nồng độ cồn Bắc Giang: Xử lý nghiêm cán bộ bỏ qua lỗi của người vi phạm giao thông Hà Nội: Xử lý hơn 3.000 trường hợp học sinh vi phạm giao thông

Vấn nạn của toàn xã hội

Đầu tháng 10/2024, lực lượng cảnh sát giao thông và các đơn vị chức năng liên quan trên cả nước đã đồng loạt ra quân xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông đối với học sinh tại các trường học trên địa bàn quản lý. Tính đến nay, cũng đã có hàng ngàn trường hợp vi phạm bị xử lý, hàng nghìn thông báo được gửi cho nhà trường và phụ huynh…

Mặc dù cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp để kết hợp với nhà trường nhằm giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành các quy định về an toàn giao thông tới các em học sinh nhưng tình trạng này dường như không có nhiều chuyển biến.

Theo nhận định của cơ quan công an, vi phạm của các học sinh tập trung vào các hành vi như: Điều khiển xe không có giấy phép lái xe; không đội mũ bảo hiểm; chở quá số người quy định; không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông; chạy dàn hàng ngang; đi ngược chiều; bấm còi, rú ga; điều khiển xe chạy một bánh trên xe hai bánh; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; lạng lách, đánh võng; tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép. Điều đáng nói là những hành vi này cứ tiếp diễn hết lần này tới lần khác, gây bức xúc trong toàn xã hội.

Không chỉ khiến cho công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông gặp khó khăn, vi phạm của nhiều em học sinh còn để lại những hậu quả vô cùng nặng nề.

Chỉ tính riêng trong năm 2023, đã xảy ra 881 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh (độ tuổi từ 16-18 tuổi) làm chết 90 người, bị thương 827 người. Trong đó có 737 vụ do thiếu niên, học sinh dưới 18 tuổi đi bộ, trực tiếp điều khiển phương tiện liên quan trong vụ tai nạn giao thông, làm chết 378 người, bị thương 658 người.

Những con số đáng báo động này khiến dư luận không khỏi bàng hoàng. Bởi đối với các em học sinh đang tuổi ăn, tuổi học, việc vi phạm an toàn giao thông hay thậm chí gây tai nạn làm chết người là điều không ai mong muốn. Nhưng nay, việc vi phạm an toàn giao thông ở lứa tuổi học sinh thực sự đã trở thành vấn nạn.

Xử lý vi phạm giao thông lứa tuổi học sinh: Cần sự vào cuộc của cả xã hội
Thời gian qua, tình trạng học sinh vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông ngày càng diễn biến phức tạp. Ảnh: Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh

Lỗi không chỉ ở con trẻ

Tuy nhiên, cũng giống như bất cứ câu chuyện nào khác, tình trạng vi phạm giao thông ở lứa tuổi học sinh ngày một phức tạp cũng có nhiều nguyên nhân. Việc thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về quy định pháp luật cùng những sự bồng bột, tò mò, thích thể hiện bản thân đã khiến các em học sinh điều khiển phương tiện giao thông mà không quan tâm đến an toàn tính mạng và các quy định về trật tự an toàn giao thông.

Nhưng đó chỉ là một phần nguồn cơn của sự việc. Những hành vi vi phạm của lứa tuổi học sinh không thể không có phần trách nhiệm của những người lớn tuổi.

Hàng ngày, cứ mỗi khi tham gia giao thông trên đường, không khó để chúng ta bắt gặp những người lớn tuổi không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng hay thực hiện nhiều hành vi vi phạm giao thông khác. Những hành vi này diễn ra không kể ngày đêm, thậm chí phơi bày ngay trước mắt các em học sinh.

Và khi nhìn thấy những hình ảnh vi phạm của người lớn, không học sinh cứ vậy mà học theo, không nghĩ đó là điều sai trái. Thậm chí, kể cả khi những học sinh này nhận thức được những việc làm đó là vi phạm, trong đầu những các em cũng không khỏi thắc mắc về việc vì sao những người lớn tuổi luôn vi phạm còn các em lại không thể làm? Nói như vậy để thấy rằng, nếu muốn triệt để xử lý những vi phạm của học sinh, trước tiên cần triệt để xử lý những vi phạm của người lớn tuổi. Người lớn cũng cần phải nghiêm túc nhìn vào những khuyết điểm của mình để sửa chữa, làm gương cho con em mình học theo.

Nhưng câu chuyện không chỉ dừng lại ở chỗ các học sinh đang học theo những vi phạm của người lớn, bởi ở nhiều gia đình tại Việt Nam, vẫn còn nhiều phụ huynh sẵn sàng giao xe cho con đi học mà bất chấp các quy định về độ tuổi được phép cầm lái.

Dường như sự thờ ơ, thiếu nghiêm khắc này đã góp phần tạo điều kiện cho sự bồng bột, thích thể hiện bản thân trong các em ở lứa tuổi học sinh lên cao. Có những trường hợp cơ quan chức năng và nhà trường dù đã răn đe, giáo dục nhưng vẫn tái diễn các vi phạm.

Khi các em học sinh ở nhà, trách nhiệm quản lý thuộc về cha mẹ. Còn khi tham gia môi trường học đường, trách nhiệm ấy phải thuộc về các thầy cô, những người trực tiếp giám sát các em trong quá trình học tập, rèn luyện.

Không thể phủ nhận rằng, thời gian qua, các nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức chương trình học tập, tham quan thực tế hay nhiều hình thức tuyên truyền khác để giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận vào thực tế một số bài giảng, chương trình nặng về mặt lý thuyết có thể khiến các em học sinh khó tiếp nhận. Khi học sinh không hào hứng với những kiến thức được nhà trường truyền tải, thật khó để làm thay đổi nhận thức của các em về lâu về dài.

Có thể thấy, mặc dù tình trạng vi phạm giao thông ở lứa tuổi học sinh đã trở nên nhức nhối trong thời gian dài, tuy nhiên, việc làm sao để giải quyết tình trạng này vẫn là một bài toán khó. Đã đến lúc, toàn xã hội cần có trách nhiệm quan tâm, tìm giải pháp cho vấn đề này.

Bởi nếu như không có sự chung tay của toàn xã hội, tình trạng này vẫn sẽ cứ tiếp diễn và hậu quả có thể sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu như không có giải pháp căn cơ để giải quyết tận gốc tình trạng vi phạm giao thông ở các em học sinh thì dù có bao nhiêu “đợt ra quân”, “cao điểm” hay các “chiến dịch” cũng không thể khiến những hành vi vi phạm bị loại bỏ triệt để.

Ngay lúc này, các phụ huynh cần quan tâm hơn nữa tới việc các em học sinh tham gia giao thông, không để sự thờ ơ, vô tâm và chủ quan của mình khiến tương lai của các em học sinh đi theo hướng tiêu cực. Thêm vào đó, cần chấm dứt tình trạng các em học sinh điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi hoặc chưa có giấy phép lái xe. Người lớn cũng cần nêu cao trách nhiệm, làm gương cho con em mình trong việc tuân thủ các quy định pháp luật khi tham gia giao thông.

Về phía nhà trường, các chương trình, kế hoạch học tập cần được thiết kế, tổ chức một cách khoa học, dễ hiểu, gần gũi để giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về các quy định của pháp luật trong đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Hy vọng rằng, trong tương lai, cùng với nỗ lực của các cơ quan chức năng, tình trạng vi phạm giao thông ở lứa tuổi học sinh sẽ được kiểm soát triệt để, tạo lập cho học sinh một môi trường sống, học tập và rèn luyện thật an toàn và lành mạnh.

Phong Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: an toàn giao thông

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Trong kỷ nguyên số, khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nhà giáo nắm bắt, thúc đẩy ngành giáo dục vươn mình.
Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt Nam đã, đang và sẽ chịu sức ép từ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc xử lý các đại dự án thua lỗ, tồn đọng.
Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Những năm gần đây, vấn đề tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam trở thành tâm điểm tranh luận về việc thế nào là tôn vinh đúng? Thế nào là tặng quà hợp lý?
Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Để thu hút đầu tư vào Khu thương mại tự do Đà Nẵng, theo các chuyên gia, cần tăng cường vai trò của cơ quan hải quan trong tạo thuận lợi thương mại.

Tin cùng chuyên mục

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Giải ngân vốn đầu tư công cả nước hiện đạt 52,29% kế hoạch, thấp hơn cùng kỳ 2023 (56,74%) đặt ra cho các tháng cuối năm những thách thức không nhỏ.
Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Để những hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không tái diễn, chính những người lớn cần giáo dục bản thân về lịch sử.
Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Các chuyên gia cho rằng trước mắt, việc cấm phân lô, bán nền sẽ khiến thị trường khan hiếm nguồn cung, nhưng sẽ ổn định về lâu dài.
Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Máy tính Apple được sản xuất tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt lo cơ xưởng cho sản xuất bán dẫn là chỉ dấu Việt Nam đã là nơi của những sản phẩm công nghệ cao.
Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đề xuất người lao động bị sa thải hoặc kỷ luật buộc thôi việc không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, đang gây nhiều tranh luận.
Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Nhằm chống lãng phí tài nguyên, đại biểu Quốc hội đề nghị sử dụng tro xỉ các nhà máy nhiệt điện thay thế vật liệu san lấp nền đường giao thông.
Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng:

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Vụ công ty GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng từ tiền góp tài sản của hơn 7.500 khách hàng dấy lên hồi chuông báo động trong quản lý, giám sát công ty huy động vốn.
Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Công an TP. Hồ Chí Minh đang tạm giữ ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây do liên quan đến ma tuý. Trước đó, nhiều nghệ sĩ cũng từng dính dáng đến tệ nạn xã hội này.
Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Giá vàng đang trượt dốc mạnh kể từ khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngã ngũ. Trong khi đó, nhu cầu huy động vốn của ngân hàng tăng cao, dấy lên cuộc đua lãi suất.
Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Giá vàng trong nước những ngày gần đây liên tục nhảy múa, tăng giảm liên tục chỉ trong ngày hoặc thậm chí vài giờ... kéo theo sự "quay cuồng" của người mua.
Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Để giảm thiểu tai nạn giao thông cho lứa tuổi học sinh, cần sự đồng hành, giáo dục từ gia đình, đặc biệt là sự giám sát và định hướng của phụ huynh.
Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Việc hàng Việt Nam phải liên tiếp “đối đầu” với hàng giá rẻ từ nước ngoài không phải câu chuyện mới. Hàng Việt đã chuẩn bị tâm thế ra sao cho việc này?
Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.
Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách.
Từ vụ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Thời gian qua, nhiều kẻ xấu đội lốt hoạt động tâm linh, dùng chiêu trò mê tín dị đoan trên mạng xã hội với mục đích lừa đảo, trục lợi bất chính.
Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Lần đầu tiên một cá nhân trốn thuế nhiều tỷ đồng khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử đã bị cơ quan công an tiến hành lập hồ sơ truy tố.
Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần

Kêu gọi từ thiện: Khi lòng tốt cần 'đi đôi' với chấp hành quy định pháp luật

Những "lùm xùm", tranh cãi về hoạt động kêu gọi từ thiện trong thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tình về sự tuân thủ các quy định pháp luật.
Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Quốc hội đang thảo luận dự án 1 luật sửa 4 luật, trong đó có Luật Quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ thực thi, tránh chồng chéo dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động