Xử lý nợ xấu vẫn ngóng đợi Luật

Nợ xấu là “bóng ma” luôn đồng hành cùng các tổ chức tín dụng. Nếu không có giải pháp hữu hiệu thì sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế thời gian qua.

Đó là nhận định của các nhà quản lý, chuyên gia, đại diện các ngân hàng tại Hội thảo trực tuyến "Xử lý nợ xấu trong đại dịch COVID-19 và hoàn thiện chính sách pháp luật về xử lý nợ xấu theo hướng Luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14" do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức sáng ngày 24/11.

Hơn 3 triệu tỷ đồng dư nợ ảnh hưởng từ dịch Covid-19

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng: Nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Nợ xấu tăng cao có thể dẫn đến tổ chức tín dụng bị thua lỗ, nếu không xử lý kịp thời có thể gây ra sự đổ vỡ ngân hàng, đe dọa an ninh tài chính quốc gia. Nợ xấu là hiện tượng không thể tránh khỏi của bất kỳ nền kinh tế nào. “Chính vì vậy, việc nhận diện nợ xấu và xử lý nợ xấu là một trong những vấn đề quan trọng trong việc giữ cho hệ thống tài chính ổn định, an toàn và bền vững” - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng nhấn mạnh.

Thời gian qua, để tạo hành lang pháp lý trong quá trình xử lý nợ xấu Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định về việc xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín; trong đó có Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong xử lý nợ xấu, tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả giúp các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.

Nghị quyết có hiệu lực, tạo điều kiện cho các Bộ, ngành, địa phương tích cực phối hợp với ngành ngân hàng trong xử lý nợ xấu, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 42; cùng với những quy định mới của Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010), khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại được hoàn thiện, đưa tỷ lệ nợ xấu về mức thấp, có kiểm soát.

Xử lý nợ xấu vẫn ngóng đợi Luật
Hội thảo trực tuyến "Xử lý nợ xấu trong đại dịch COVID-19 và hoàn thiện chính sách pháp luật về xử lý nợ xấu theo hướng Luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14"

Ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, từ năm 2017 trở về trước, việc xử lý nợ rất khó khăn. Tuy nhiên, tới khi có Nghị quyết 42, thái độ của khách hàng trong việc phối hợp xử lý nợ xấu đã có chuyển biến, nhiều khách hàng trước đây chây ì, thiếu thiện chí trong việc bàn giao tài sản, chống đối nhằm kéo dài thời gian xử lý, thì sau đó đã hợp tác với các tổ chức tín dụng, bàn giao tài sản để các tổ chức tín dụng xử lý phát mại và thu hồi nợ.

Tính đến cuối tháng 8/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 1.300 nghìn tỷ đồng nợ xấu; trong đó, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đến 31/8/2021 là 424,1 nghìn tỷ, đã xử lý được 364,1 nghìn tỷ đồng kể từ 15/08/2017 - 31/08/2021.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng được phép chủ động quyết định biện pháp xử lý khoản nợ là bán nợ, thu giữ tài sản cho dù có hay không có sự đồng ý của bên vay/bên bảo đảm đã tạo áp lực rất lớn buộc bên vay/bên bảo đảm phải có trách nhiệm trong việc trả nợ và phải hợp tác với các tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý nợ nếu không muốn mất tài sản.

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, cho rằng, nhờ các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần giải quyết nhanh, dứt điểm nợ xấu tại các tổ chức tín dụng thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã xử lý được khối lượng khá lớn nợ xấu, lành mạnh hóa bảng cân đối, góp phần cải thiện đáng kể hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng.

Ông Nguyễn Quốc Hùng nhận định, kết quả đạt được là rất tích cực nhưng khó khăn, vướng mắc vẫn còn, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng vì nợ xấu là vấn đề liên tục, luôn hiện hữu của ngành Ngân hàng. “Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 từ năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến nợ xấu tăng đột biến mà bản thân các tổ chức tín dụng không thể tự xử lý trên cơ sở các quy định hiện hành, cần phải có chính sách, cơ chế đặc thù của Nhà nước mới xử lý được” - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng nói.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành 3 Thông tư 01, 03, 14 quy định về cơ cấu nợ, giãn nợ. Theo đó, trên 600 nghìn tỷ đã được cơ cấu nợ, tuy nhiên theo nhìn nhận của Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, đây mới chỉ là số liệu bước đầu. Từ nay đến cuối năm hoặc sang năm 2022, con số này sẽ còn tăng cao, bởi dư nợ bị ảnh hưởng từ dịch bệnh lên tới hơn 3 triệu tỷ đồng. Ông Hùng lo ngại, việc xử lý nợ xấu đã gần thành công và đưa tỷ lệ nợ xấu về mức cho phép thì lại xảy ra dịch Covid-19 khiến thành quả mà hệ thống ngân hàng phấn đấu thời gian qua nguy cơ bị xoá. "Đây là một áp lực rất lớn, ngành ngân hàng đang phải gồng mình để khắc phục, vừa hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo vốn đầu tư cho nền kinh tế, và vừa đảm bảo chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu".

Xử lý nợ xấu vẫn ngóng đợi Luật
Dịch Covid-19 khiến nợ xấu tăng đột biến

Trao đổi về việc xử lý nợ xấu trong bối cảnh hiện tại, đại diện Ngân hàng Vietcombank cho biết, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến tăng nợ xấu, làm chậm tiến độ xử lý và giảm hiệu quả thu hồi nợ. Bên cạnh đó, văn bản quy định pháp luật chưa hoàn thiện, nhiều văn bản chưa rõ ràng, chưa hỗ trợ công tác xử lý, thu hồi nợ. Trong khi đó, thị trường hoạt động mua, bán nợ vận hành chưa hiệu quả. “Khách hàng, chủ tài sản chây ỳ, bất hợp tác, không có ý thức phối hợp trả nợ xử lý tài sản bảo đảm, đồng thời, việc xử lý nợ thông qua cơ quan pháp luật tại một số địa phương còn chậm” - đại diện Vietcombank cho biết.

Trong khi đó, theo đại diện Vụ Pháp chế - Ngân hàng Nhà nước thì Nghị quyết 42 là nghị quyết thí điểm nên hiệu lực chỉ kéo dài 5 năm, đến ngày 15/8/2022, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực thi hành. Khi hết hiệu lực thi hành, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết 42. Điều này sẽ tác động lớn đến quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản.

Đề xuất 2 phương án pháp lý cho xử lý nợ xấu

Để đẩy mạnh công tác xử lý nợ trong thời gian tới, Vietcombank kiến nghị các cơ quan nhà nước cần tiếp tục các duy trì chính sách để hỗ trợ khách hàng trong tình hình nền kinh tế vẫn còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Đối với Ngân hàng Nhà nước, đại diện Vietcombank đề xuất nhà quản lý cần sớm hoàn thiện các quy định, quy chế về hoạt động mua bán nợ để tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng khi thực hiện mua bán nợ, cũng như tham gia sàn giao dịch mua bán nợ. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước cần tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện mua bán nợ trong thời gian vừa qua. “Chẳng hạn, hiện chưa có quy định liên quan đến công khai thông tin của khoản nợ. Bởi để bán khoản nợ trên sàn giao dịch mua bán nợ, ngân hàng sẽ phải công khai rất nhiều thông tin của khoản nợ nhưng quy định liên quan về bảo mật thông tin khách hàng bị chồng chéo giữa 2 quy định này” - đại diện Vietcombank nói.

Cũng theo đại diện Vietcombank, điểm vướng mắc lớn nhất trong quá trình mua bán nợ là chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về cách thức xác định giá bán nợ. Mặc dù khoản nợ là loại hàng hoá được giao dịch trên thị trường nhưng pháp luật về thẩm định giá lại chưa có quy định cụ thể về cách thức xác định giá trị khoản nợ.

Tại hội thảo, theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước và một số chuyên gia, hội viên Hiệp hội Ngân hàng, việc xây dựng chính sách về xử lý nợ xấu có thể thực hiện theo 2 phương án. Cụ thể, phương án 1 đề nghị với Chính phủ đề xuất Quốc hội xây dựng luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Hướng xây dựng luật là tiếp tục kế thừa các quy định về xử lý nợ xấu tại Nghị quyết 42 còn phù hợp và sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị quyết 42 mà thực tiễn triển khai trong thời gian qua gặp khó khăn, vướng mắc.

Với phương án 2 là kéo dài hiệu lực của Nghị quyết 42, theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, việc ban hành luật theo trình tự, thủ tục rút gọn thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Trường hợp Quốc hội không đồng ý việc xây dựng luật theo trình tự, thủ tục rút gọn, để tránh khoảng trống pháp lý khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, đồng thời tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả của các cơ chế về xử lý nợ xấu tại Nghị quyết 42, Ngân hàng Nhà nước đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục có hiệu lực của Nghị quyết 42 với thời hạn 3 năm.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

MB chia cổ tức 20%, tổng tài sản dự kiến vượt 1 triệu tỷ đồng

MB chia cổ tức 20%, tổng tài sản dự kiến vượt 1 triệu tỷ đồng

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo MB đã chia sẻ những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngân hàng.
Dự trữ ngoại hối đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá diễn biến bất lợi

Dự trữ ngoại hối đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá diễn biến bất lợi

Đó là khẳng định của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý I năm 2024.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024: Đồng loạt tăng sau ngày nghỉ lễ

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024: Đồng loạt tăng sau ngày nghỉ lễ

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 19/4/2024, lãi suất tiết kiệm 19/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
BIC chi trả hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Trà Vinh

BIC chi trả hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Trà Vinh

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV và Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Trà Vinh vừa tổ chức gặp gỡ và trao số tiền hơn 1,5 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn.
Tỷ giá tăng kịch trần, chuyên gia ADB nói: “Chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp”

Tỷ giá tăng kịch trần, chuyên gia ADB nói: “Chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp”

Kinh tế trưởng của ADB cho rằng, diễn biến tỷ giá hiện vẫn nằm trong biên độ của Ngân hàng Nhà nước, nên chưa cần thiết phải sử dụng ngoại tệ để can thiệp.

Tin cùng chuyên mục

Cổ đông LPBank đồng ý đổi tên ngân hàng, giữ lại cổ tức để tăng năng lực tài chính

Cổ đông LPBank đồng ý đổi tên ngân hàng, giữ lại cổ tức để tăng năng lực tài chính

Ngày 17/4, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đã thông qua việc đổi tên thành Lộc Phát Việt Nam.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024: Mức lãi suất cao nhất thị trường là bao nhiêu?

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024: Mức lãi suất cao nhất thị trường là bao nhiêu?

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 17/4/2024, lãi suất tiết kiệm 17/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Vay mua căn hộ chung cư ở ngân hàng nào có lợi nhất?

Vay mua căn hộ chung cư ở ngân hàng nào có lợi nhất?

Nhiều ngân hàng tung ra gói tín dụng cho vay mua nhà với lãi suất thấp cùng với hàng loạt ưu đãi như giãn trả nợ gốc, thủ tục giải ngân nhanh chóng.
Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Quản lý Fintech cần “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi

Thay vì quản lý theo cách “chờ đợi và quan sát” thì Fintech tại Việt Nam cần được chuyển sang cách tiếp cận mới “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi hơn.
Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Mùa đại hội cổ đông ngân hàng: Vắng bóng kế hoạch M&A

Khác với các năm trước, mùa Đại hội cổ đông của các ngân hàng năm nay, kế hoạch mua bán - sáp nhập (M&A), chào bán cổ phần cho nhà đầu nước ngoài vắng bóng.
Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Câu chuyện đấu thầu vàng đang được dư luận rất quan tâm, song lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước khẩn trương triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có các văn bản gửi các bộ, ngành chức năng nhằm tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng.
Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2024

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2024

2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.
BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay, trao doanh nghiệp “Đặc quyền vượt trội” để bứt phá kinh doanh

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay, trao doanh nghiệp “Đặc quyền vượt trội” để bứt phá kinh doanh

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay, trao doanh nghiệp nhiều đặc quyền vượt trội “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.
Tín dụng bất động sản đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng nhưng cho vay nhà ở xã hội thấp

Tín dụng bất động sản đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng nhưng cho vay nhà ở xã hội thấp

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2018 đến nay, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản có tỷ lệ tăng trưởng cao, đến cuối năm 2023 đạt khoảng 2,88 triệu tỷ đồng
VietinBank ra mắt sản phẩm dành riêng cho khách hàng kinh doanh và tặng ưu đãi đến 1.000.000 VNĐ

VietinBank ra mắt sản phẩm dành riêng cho khách hàng kinh doanh và tặng ưu đãi đến 1.000.000 VNĐ

Từ ngày 16/04 đến 16/12, VietinBank dành tặng khách hàng kinh doanh sản phẩm “Siêu ưu đãi lãi, phí” cùng vô vàn quà tặng bằng tiền và ấn phẩm VietQR hấp dẫn.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/4/2024: Xuất hiện ngân hàng phá "đáy" lãi suất

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/4/2024: Xuất hiện ngân hàng phá "đáy" lãi suất

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/4/2024, lãi suất tiết kiệm 15/4 giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
Từ ngày mai (15/4), seri của tiền mới in sẽ được quản lý như thế nào?

Từ ngày mai (15/4), seri của tiền mới in sẽ được quản lý như thế nào?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 01/2024/TT-NHNN quy định về quản lý seri tiền mới in. Thông tư có hiệu lực từ ngày mai (15/4).
Ngân hàng NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện trong năm 2024

Ngân hàng NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện trong năm 2024

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB), đã thông qua kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ để tái cơ cấu toàn diện.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đề xuất gói tín dụng 50.000 tỉ đồng cho ngành lâm, thủy sản

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đề xuất gói tín dụng 50.000 tỉ đồng cho ngành lâm, thủy sản

Nếu hết gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng, Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng đề xuất gói 45.000 tỉ, thậm chí 50.000 tỉ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp lâm, thủy sản vượt khó.
Mở rộng gói tín dụng, hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD

Mở rộng gói tín dụng, hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD

Nhằm hỗ trợ lĩnh vực lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD, Chương trình tín dụng 15.000 tỉ đã được ngành ngân hàng mở rộng lên 30.000 tỉ đồng.
Doanh nghiệp hưởng phí ưu đãi từ BAC A BANK, sẵn sàng kinh doanh bứt phá trong năm 2024

Doanh nghiệp hưởng phí ưu đãi từ BAC A BANK, sẵn sàng kinh doanh bứt phá trong năm 2024

Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai Chương trình “Phí cạnh tranh - Kinh doanh bứt phá” ngay từ những ngày đầu năm 2024 với nhiều nội dung ưu đãi hấp dẫn
Thúc đẩy sản xuất dừa bền vững với tín dụng xanh

Thúc đẩy sản xuất dừa bền vững với tín dụng xanh

Dừa được công nhận là cây công nghiệp mũi nhọn với kim ngạch gần 1 tỷ USD/năm. Việc được hỗ trợ tài chính xanh sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất dừa bền vững.
Xử lý chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước tăng cung vàng miếng SJC

Xử lý chênh lệch giá, Ngân hàng Nhà nước tăng cung vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ thực hiện tăng cung vàng miếng SJC để xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới.
Chưa bao giờ tiền gửi ngân hàng tăng cao như hiện nay

Chưa bao giờ tiền gửi ngân hàng tăng cao như hiện nay

Chưa bao giờ tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tăng cao như hiện nay, năm qua tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng hơn 1 triệu tỷ, của cư dân tăng thêm 500.000 tỷ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động