Xử lý nợ xấu đã thực chất hơn

Đó là đánh giá của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức 28/8, tại Hà Nội.    
xu ly no xau da thuc chat hon
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Đã xử lý 138,29 nghìn tỷ đồng nợ xấu

Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Đề án cơ cấu lại các Tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 ban hành theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đi vào triển khai được 1 năm. Tính đến hết 30/6/2018, hệ thống tín dụng đã xử lý được 138,29 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết (không bao gồm 61,04 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng).

Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 70,23 nghìn tỷ đồng (chiếm 50,78%), xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán là 21,59 nghìn tỷ đồng (chiếm 15,61%) và xử lý các khoản nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 46,46 nghìn tỷ đồng (chiếm 33,59%).

Theo thống kê ban đầu khi ban hành Nghị quyết 42 bao gồm nợ xấu nội, ngoại bảng, nợ bán VAMC, lúc đó có khoảng 565 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Như vậy, con số 138,29 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 20% tổng số nợ xấu.

Đại diện NHNN cũng nhận định, chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng được cải thiện trong hơn 1 năm qua. Các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, Nghị quyết 42 bước đầu đã tạo điều kiện quan trọng góp phần xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng (TCTD). Tỷ lệ nợ xấu vào cuối tháng 6/2018 là 2,09%, giảm so với con số 2,46% tại cuối năm 2016.

Cùng với đó, năng lực tài chính của các TCTD cũng được củng cố, vốn điều lệ tăng nhanh dần qua các năm. Đến hết tháng 6/2018, vốn điều lệ của toàn hệ thống ước đạt 519,01 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2017 và tăng 6,3% so với cuối năm 2016. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ước đạt 720,43 nghìn tỷ dồng, tăng 9,1% so với cuối năm 2017, tăng 21,1% so với cuối năm 2016.

Mặc dù công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã đạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc. Đó là khó khăn của TCTD về thu giữ tài sản do khách hàng không hợp tác trong việc bàn giao tài sản; một số cơ quan chức năng (UBND, cơ quan công an…) chưa phối hợp, tham gia hỗ trợ một cách tích cực để giải quyết khó khăn cho TCTD. Mặt khác, điều kiện tài sản bảo đảm được xử lý phải không là tài sản tranh chấp, trong khi hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là tài sản đang tranh chấp, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp là khác nhau, gây khó khăn khi xử lý tài sản theo Nghị quyết số 42.

Đồng tình với báo cáo của NHNN và ý kiến của đại diện các TCTD, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu được ban hành cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội. Cùng với việc sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017 trở thành công cụ quan trọng trong tái cơ cấu hệ thống và xử lý nợ xấu.

Những số liệu tại hội nghị đã cho thấy “xử lý nợ xấu đã thực chất hơn” - Phó Thủ tướng nói và cho rằng, qua đó hệ thống ngân hàng đã được gia cố chắc chắn hơn nhìn từ tỷ lệ an toàn vốn tăng, dự trữ thanh khoản tốt, vốn điều lệ tăng, quy mô tài sản, hoạt động các ngân hàng tăng trưởng ấn tượng.

xu ly no xau da thuc chat hon
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng phát biểu tại Hội nghị

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 42

Để thực hiện mục tiêu cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, NHNN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và các đơn vị, tổ chức có liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá trình phân loại, sắp xếp các doanh nghiệp, trọng tâm là các doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện tái cơ cấu, năng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện để hệ thống các TCTD xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng giao nhiệm vụ: NHNN tiếp tục phát huy vai trò đầu mối, phối hợp với các bộ ngành liên quan thực hiện Nghị quyết 42 và Quyết định 1058 theo hướng tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đồng bộ, kịp thời phát hiện và chủ động thực hiện những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu.

Cụ thể, phấn đấu từ nay đến năm 2020, hoàn thành và hoàn thành vượt các chỉ tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 42 và Quyết định số 1058; riêng năm 2018, phấn đấu hoàn thành 30% mục tiêu đặt ra cho cả giai đoạn 2016-2020; Đến năm 2020 tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các NHTM;

Bên cạnh đó, xử lý và kiểm soát nợ xấu để đến năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%. Phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu của hệ thống TCTD về mức an toàn theo thông lệ quốc tế.

Tập trung nguồn lực thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 42 và Quyết định số 1058, trong đó xác định những giải pháp then chốt, hiệu quả, đúng pháp luật để xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra những rủi ro phát sinh trong quá trình cơ cấu lại, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của cả ngân hàng, người đi vay và người gửi tiền”- Phó Thủ tướng lưu ý.

xu ly no xau da thuc chat hon

Quán triệt tới toàn ngành ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng, ông Lê Minh Hưng Thống đốc NHNN khẳng định: Những kết quả đạt được trong thời gian qua đối với xử lý nợ xấu là rất tích cực. Nhìn lại quá trình từ khi triển khai xây dựng tới ban hành có thể thấy “chúng ta hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong một thời gian ngắn”, Thống đốc nói và cho rằng, trên cơ sở Nghị quyết 42 và Luật các TCTD, NHNN đã ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn để đảm bảo tính minh bạch, tăng cường kiểm soát nội bộ, cải thiện môi trường kinh doanh cho hoạt động ngân hàng.

Về nhiệm vụ thời gian tới, ông Lê Minh Hưng yêu cầu chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố, các TCTD nắm vững các nội dung của Chỉ thị 07 mới ban hành và các văn bản, thông tư của NHNN để tích cực triển khai xử lý nợ xấu. “Các chi nhánh NHNN phải phối hợp với các sở, ban ngành địa phương, nhất là với hoạt động thu giữ tài sản trong xử lý nợ xấu. Nếu gặp vướng mắc, khó khăn gì phải báo cáo về trung ương để có giải pháp xử lý”, ông Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

Thùy Linh- Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nợ xấu

Tin cùng chuyên mục

Tài sản số, tín chỉ carbon:

Tài sản số, tín chỉ carbon: 'Mảnh ghép' mới cho tài sản bảo đảm?

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

Tăng tín dụng của nhiều ngân hàng cao hơn toàn hệ thống

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

VIB: Lợi nhuận quý 1/2025 đạt hơn 2.400 tỷ đồng, CASA tăng 17%, thực hiện chia cổ tức 21%

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

Đại hội cổ đông 2025: LPBank xác định tầm nhìn chiến lược trong kỷ nguyên số

TPBank – Uy tín vững chắc như

TPBank – Uy tín vững chắc như 'vàng ròng' giữa biến động thị trường

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Vì sao SHB ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về mức độ hài lòng của khách hàng?

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng

Agribank trao giải chương trình tiết kiệm dự thưởng 'Xuân tích lũy - Quỹ đong đầy'

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

Agribank – Điểm tựa vững vàng cho kinh tế tư nhân bứt phá

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

ĐHĐCĐ Vietcombank 2025 sẽ phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kiện toàn nhân sự cấp cao

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

Cổ tức nghìn tỷ, lợi nhuận kỷ lục - nhưng Techcombank chưa dừng lại!

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

MB lập ngân hàng con tại Lào, mở rộng ra châu Á

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Sau 9 năm, Sacombank chia cổ tức cho cổ đông

Chiến lược

Chiến lược 'chiêu mộ người Việt toàn cầu' của Techcombank: Dẫn dắt làn sóng trở về, kiến tạo hệ sinh thái 'make in Vietnam'

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

Đã đủ 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng và công nghệ số

KienlongBank dự kiến chia 50% cổ tức, chào bán thêm cổ phiếu

KienlongBank dự kiến chia 50% cổ tức, chào bán thêm cổ phiếu

Có chủ tịch mới, PGBank dự kiến tăng lợi nhuận 135,3%

Có chủ tịch mới, PGBank dự kiến tăng lợi nhuận 135,3%

Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”

Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”

Vietcombank rót vốn cho 50 máy bay của Vietnam Airlines

Vietcombank rót vốn cho 50 máy bay của Vietnam Airlines