Xử lý các dự án yếu kém: Nhiều dự án hồi sinh

Đối với Nhà máy Đóng tàu Dung Quất - một trong những dự án yếu kém của ngành công thương, theo đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, những hạng mục nào đã hoàn thành, đưa vào chuỗi dây chuyền sản xuất cần được tính toán khấu hao; còn những hạng mục nào đầu tư quá lớn, thì phải chuyển giao. Doanh nghiệp này cũng có kế hoạch chuyển nhượng dự án nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất.

"Xử lý tích cực và xử lý có kết quả"

Tại Toạ đàm "Xử lý các dự án yếu kém: Bài học kinh nghiệm và hướng đi tiếp theo" do Cổng thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức ngày 5/4, ông Hồ Sỹ Hùng - Phó chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, liên quan đến việc các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương, hiện đã có 1 doanh nghiệp là DAP-1 Hải Phòng thuộc Tập đoàn Hóa chất cơ bản khắc phục các tồn tại yếu kém, sản xuất kinh doanh có lãi.

Hình minh họa
Hình minh họa

Bốn dự án, doanh nghiệp khác thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (gồm Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ; Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước; Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Dung Quất; Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ) cơ bản không còn vướng mắc về cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước.

"Đây là một quá trình dài. Bộ Công Thương đã tập trung xử lý cao độ và có những tranh luận, thảo luận, đến năm 2021 đã rõ hơn. Đây cũng là cơ sở để đưa các dự án ra khỏi diện theo dõi, từ đây tạo sự chủ động cho doanh nghiệp hoạt động. Năm dự án này đều bám sát các mục tiêu cụ thể: Khắc phục thua lỗ, thậm chí có lãi", ông Hùng nói.

Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội dùng từ "hồi sinh" để nói về 5 dự án nêu trên. "Năm nay, khối lượng việc đầu nhiệm kỳ mới, Chính phủ và các bộ ngành đã nỗ lực rất cao. Rõ ràng với nỗ lực làm việc như vậy, phải có kết quả.

Có những dự án gọi là hồi sinh, tạo ra sản phẩm về mặt kinh tế. Nhưng vẫn có những dự án bị dừng, gây thiệt hại vốn, lỗ lũy kế. Tuy nhiên, với việc xử lý các dự án lần này, cá nhân tôi đánh giá cao 2 điểm, đó là xử lý tích cực và xử lý có kết quả", ông Hiếu nói.

Không có phương án xử lý nào là hoàn hảo

Ông Nguyễn Hùng Dũng - Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, dư luận vẫn cho rằng, PVN có 5 dự án thua lỗ, yếu kém, nhưng thực chất các dự án này không hoàn toàn của PVN.

Ví dụ như dự án Nhiên liệu sinh học Bình Phước, PVN chỉ sở hữu 29% cổ phần, còn lại doanh nghiệp nước ngoài nắm cổ phần chi phối; PVN cũng chỉ nắm 35% cổ phần của Nhà máy Nhiên liệu sinh học Phú Thọ, còn 65% là các doanh nghiệp bên ngoài. Việc tham gia, chỉ đạo, điều hành hay có những can thiệp, hỗ trợ rất khó.

Đối với dự án Nhiên liệu sinh học Dung Quất cũng có các công ty con của tập đoàn nắm cổ phần chi phối. Khi triển khai dự án này, tại thời điểm giá dầu vào khoảng 120 USD - 130 USD/thùng. Khi hoàn thành do khủng hoảng năng lượng và giá dầu xuống, dự án không hiệu quả.

"Tuy nhiên, chúng tôi vẫn cố gắng chỉ đạo, điều hành, báo cáo các cấp thẩm quyền, giúp PVN xử lý các vấn đề nội tại. Về cơ bản Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất đã vận hành thương mại, các hạng mục công việc đã được xử lý và kiến nghị đưa ra khỏi các dự án yếu kém ngành công thương", ông Dũng nói.

Với Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ, theo ông Dũng, PVN tham gia đầu tư với mong muốn góp phần đảm bảo nguồn sợi cho may mặc trong nước. Nhưng khi đầu tư, do khó khăn về thị trường, doanh nghiệp không chủ động được vấn đề nguyên liệu và thị trường nên đã gặp nhiều khó khăn.

Đến thời điểm hiện tại, dự án cơ bản đã được xử lý những tồn đọng, PVN cũng đã tìm kiếm các đối tác cùng PVN xử lý các vấn đề tài chính, đảo bảo nguyên liệu đầu vào cũng như vấn đề tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.

"Nhà máy cơ bản hoạt động ổn định, vận hành gần như toàn bộ các dây chuyền, doanh nghiệp bắt đầu có lãi dù không lớn. Chúng tôi sẽ chủ động xử lý các dự án này, sau đó có thể cổ phần hoá hoặc chuyển nhượng cổ phần của PVN tại dự án này, ông Dũng khẳng định.

Ông Nguyễn Hùng Dũng, Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (trái) trao đổi tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ông Nguyễn Hùng Dũng, Thành viên HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (trái) trao đổi tại Tọa đàm

Còn với nhà máy đóng tàu Dung Quất, đại diện PVN cho biết, khi tiếp nhận từ Vinashin, dự án này đang đầu tư dở dang. PVN đã chỉ đạo, ký kết các hợp đồng và hoàn thiện nhiều hạng mục. Đến thời điểm này, nhà máy đã đóng được một số tàu siêu trường, siêu trọng. Với phần tài sản đã đưa vào sử dụng và tính riêng tài sản tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, thì nhà máy đã có lãi và tự chủ được tài chính.

"Tại toạ đàm, chúng tôi đề xuất, đối với Nhà máy đóng tàu Dung Quất, những hạng mục nào đã hoàn thành, đưa vào chuỗi dây chuyền sản xuất của nhà máy, thì sẽ được tính toán khấu hao, thể hiện trong báo cáo tài chính, còn những hạng mục nào đầu tư quá lớn, thì phải chuyển giao hoặc xử lý về mặt tài chính.

Với nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất, chúng tôi đang có kế hoạch chuyển nhượng, chuyển giao vì đây không phải lĩnh vực chính của PVN", ông Dũng nói.

Ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, không có phương án xử lý nào là hoàn hào, mà có chỉ có phương án xử lý tối ưu. Những vấn đề liên quan tới chính sách, cơ chế đã căn bản được tháo gỡ và đấy cũng là cơ sở để chúng ta báo cáo Bộ Chính trị xử lý bước đầu các dự án. Một số dự án đã được đưa ra khỏi danh mục các dự án nhóm này.

"Hiện nay, một số dự án đã có khởi sắc thực sự. Như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu, vì thời gian kéo dài lâu cho nên ta phải tìm cách xử lý dứt điểm, cái gì làm được ta phải xử lý dứt điểm, không sẽ kéo dài từ ngày này sang tháng khác. Kết quả tích cực bước đầu như vừa qua có sự chỉ đạo rất quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ", ông An cho hay.

Theo Báo Lao động
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Dầu khí và Than

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Báo Công Thương sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn về một chiến lược đầu tư hấp dẫn, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 72): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 7)

Báo Công Thương sẽ giới thiệu đến bạn đọc một chiến lược giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận trong trường hợp giá thị trường của tài sản cơ sở sẽ ít biến động.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 71): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 6)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 71): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 6)

Báo Công Thương sẽ tiếp tục giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về chiến lược giao dịch số 6 là “Chiến lược Long Straddle”.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 70): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 5)

Trong số Hỏi đáp trước, bạn đọc đã được tìm hiểu về chiến lược Long Call-một chiến lược hiệu quả khi giá tài sản cơ sở tăng trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 69): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 4)

Chiến lược mua quyền chọn mua (Long Call) được thực hiện bằng việc mua quyền chọn mua một loại tài sản cơ sở ở mức giá thực hiện nhất định.

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 68): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 3)

Trong số Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa trước, bạn đọc đã được tìm hiểu về chiến lược dàn trải giá lên (Bull Spreads) trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 67): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 2)

Báo Công Thương sẽ tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc một chiến lược đầy hấp dẫn được rất nhiều nhà đầu tư thường lựa chọn khi giao dịch hợp đồng này.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 66): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn

Trong giao dịch hàng hóa, hợp đồng quyền chọn là một trong những hợp đồng được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất bởi lợi thế bảo hiểm giá.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn

Trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới, hợp đồng quyền chọn là công cụ hiệu quả để bảo hiểm rủi ro cho các bên tham gia thị trường.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến một số hình thức xử lý vi phạm thành viên tại MXV như nhắc nhở bằng văn bản, cảnh cáo.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.
Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Năm 2024, Bộ Công Thương đề ra nhiều giải pháp mới để điều hành giá cũng như bảo đảm nguồn cung xăng, dầu trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ về những kết quả năm 2023 và nhiệm vụ cụ thể trong năm 2024 của ngành.
Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Mặc dù, dự báo kinh tế năm 2024 vẫn đối diện với nhiều khó khăn, song mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu được đưa ra tăng khoảng 6% so với năm 2023...
Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn chưa từng có đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Song lĩnh vực công nghiệp vẫn là một trụ cột của nền kinh tế...
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hoạt động giao dịch ký quỹ tạo ra những cơ hội tốt, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Trong số hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Trong thị trường giao dịch hàng hóa,ngày đáo hạn hợp đồng là thời điểm rất quan trọng để nhà đầu tư kịp thời thực hiện đóng các vị thế,chốt lời/cắt lỗ hiệu quả.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Báo Công Thương đã tiếp tục nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến hoạt động giao dịch hàng hóa tại MXV.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động