CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 4 THÁNG 12)
Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cục Công nghiệp đóng góp tích cực vào thành tựu chung của công nghiệp Việt Nam
Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân
Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư
Tiêu điểm
Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
10 sự kiện chứng khoán năm 2024
'Chốt' mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ 1/1/2025
Việt Nam sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy trí tuệ nhân tạo
Tinh gọn bộ máy: Bộ Nội vụ thông tin về chế độ đối với cán bộ
Quảng Nam: Công bố khẩn cấp sạt lở bờ biển Hội An
Kiến nghị 'gỡ vướng' cho dự án Khu dân cư Vịnh Tre
Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới
Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi
Kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương
PGS.TS. Lê Hải Bình: Vai trò của người đứng đầu trong giám sát, chống lãng phí không thể thiếu
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Ngành công nghiệp ‘nhìn thẳng vào sự thật’, thực hiện loạt giải pháp đột phá
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị tổng kết Cục Công nghiệp năm 2024
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình
Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng
Xây dựng Quân chủng Hải quân 'cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại'
'Chốt' mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ 1/1/2025
Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng
Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024
Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới
Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư
Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Hệ lụy khôn lường từ việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong
Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Chiều 28/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì hội nghị triển khai Văn bản 9600 ngày 26/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Tham dự buổi họp có các Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long; đại diện các cơ quan Cục, Vụ trực thuộc Bộ Công Thương, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam và nhiều đơn vị liên quan..
Ngày 28/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì hội nghị triển khai Văn bản 9600 ngày 26/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Ảnh: Ngọc Tiến. |
Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết đã tham mưu Lãnh đạo Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ và triển khai một số công việc của điều chỉnh Quy hoạch điện VIII gồm: Kết quả rà soát Quy hoạch điện VIII, xin chủ trương về việc điều chỉnh Quy hoạch điện VII và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập điều chỉnh quy hoạch điện VIII. Đã họp Hội đồng thẩm định ngày 26/12/2024, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã cơ bản hoàn thiện các hồ sơ liên quan để trình và đang xây dựng đề cương, dự toán của đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII và Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của đề án; chuẩn bị báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến về việc lựa chọn nhà thầu lập đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị ưu tiên, tập trung rà soát Quy hoạch, phân giao nhiệm vụ rõ ràng, sử dụng dữ liệu đã có cùng với việc cập nhật số liệu mới. Để hoàn thành dự thảo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ trưởng cho rằng, rất cần có sự đồng tình, ủng hộ của các bộ, ngành, địa phương.
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, các đơn vị liên quan phải tập trung hoàn thiện dự thảo đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ lần thứ nhất vào ngày 8/2; sau thẩm định sẽ trình lần 2 vào 18/2; đồng thời tiếp thu ý kiến, sửa đổi, hoàn thiện dự thảo đề xuất trình chính thức Chính phủ vào ngày 26/2/2025.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cục Công nghiệp đóng góp tích cực vào thành tựu chung của công nghiệp Việt Nam
Chiều 27/12, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Theo Cục Công nghiệp, năm 2024, đơn vị này đã chủ động thực hiện tốt công tác điều hành, tham mưu, tập trung rà soát, tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ và các chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển công nghiệp, góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu của ngành Công Thương trong năm 2024.
Những nỗ lực của Cục Công nghiệp và Bộ Công Thương đã góp phần quan trọng để sản xuất công nghiệp năm 2024. Ảnh: Cấn Dũng |
Những nỗ lực của Cục Công nghiệp và Bộ Công Thương đã góp phần quan trọng để sản xuất công nghiệp năm 2024 không chỉ phục hồi tích cực mà còn có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ so với cùng kỳ năm 2023.
Đáng chú ý, quy mô sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, trên diện rộng và liên tục được mở rộng trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, giữ vai trò động lực, dẫn dắt tăng trưởng chung của nền kinh tế. Dự kiến cả năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng trên 8%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 7-8%).
Trong năm 2024, Cục Công nghiệp đã tiếp tục triển khai các nội dung: Hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm, cụ thể Cục Công nghiệp đã báo cáo Lãnh đạo Bộ lấy ý kiến Bộ, ngành và đăng tải thông tin về dự thảo mới nhất của Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm để trình Chính phủ cho ý kiến. Dự kiến sẽ đăng ký bổ sung vào Chương trình xây dựng luật năm 2025-2026 của Quốc hội.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá, công nghiệp là một trong các ngành sản xuất vật chất, đóng vai trò quan trọng và quyết định sự tăng trưởng của kinh tế đất nước. Chính vì vậy Lãnh đạo Bộ rất quan tâm đến lĩnh vực này. Trong năm vừa qua, ngành công nghiệp đạt được những thành tựu rất quan trọng và tăng trưởng ngoạn mục.
Năm 2025 là một năm có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ đây là năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, năm cuối của kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và cũng là nền tảng cho những năm tiếp theo.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nêu 5 giải pháp trong năm 2025, trong đó, quán triệt và triển khai thực hiện quyết liệt các quan điểm, chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, nhất là những định hướng để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, theo hướng ứng dụng mạnh khoa công nghệ đổi mới sáng tạo; phát triển nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trở lên.
Để góp phần đạt được tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước năm 2025, dự kiến tăng trưởng 8% trở lên. Đặc biệt là phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP hai con số theo định hướng của Đảng, ngành công nghiệp phải đạt tăng trưởng 12-13%. Đó là một thách thức lớn, đòi hỏi ngành thực sự phải đột phá trong tư duy và quyết liệt trong hành động.
Kỳ vọng thị trường bất động sản bứt phá trong kỷ nguyên mới
Vừa qua, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, Viện Nghiên cứu đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam tổ chức diễn đàn “Thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới”. Tại diễn đàn các chuyên gia đã phân tích thời cơ và thách thức của thị trường bất động sản Việt Nam trong kỉ nguyên mới, vận hội mới.
Thị trường bất động sản 2025 kỳ vọng bứt phá trong kỷ nguyên mới |
Các chuyên gia nhận định lượng giao dịch ở các phân khúc tăng đáng kể so với năm 2023, trong bối cảnh giá nhà đất neo ở mức cao. Tuy nhiên, giá bất động sản của Việt Nam so với thu nhập trung bình đang mất khoảng gần 24 năm đi làm người lao động mới mua được nhà còn với thế giới là gần 15 năm. Giá trị bất động sản đang tăng ở mức cao do nhiều nguyên nhân trong đó có nguồn cung hạn hẹp, hàng năm tổng cung tiền của Việt Nam cao hơn GDP cộng với lạm phát…
Với những diễn biến dần tích cực, năm 2024 được xem là năm bản lề của thị trường bất động sản Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng cho giai đoạn tiếp theo từ 2025 trở đi. Với những quyết sách quyết liệt của Chính phủ thì thị trường bất động sản Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
TS. Nguyễn Minh Phong: Kết quả nổi bật của năm 2024 là dấu son lịch sử trong phát triển ngành Công Thương
Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế - xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng. Đây cũng là năm mà ngành Công Thương Việt Nam đạt được nhiều thành tựu vượt bậc khi tiếp tục giữ vững vai trò là trụ cột của nền kinh tế.
Dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp kịp thời, hiệu quả của các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương, ngành Công Thương đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đã đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác.
2024 là năm mà ngành Công Thương Việt Nam đạt được nhiều thành tựu vượt bậc khi tiếp tục giữ vững vai trò là trụ cột của nền kinh tế. Ảnh: Cấn Dũng |
Ngành Công Thương đã tạo được sự đột phá trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách với hàng loạt luật, nghị định, thông tư được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp; đồng thời, đã tập trung, nỗ lực tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và cơ chế tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo, giúp khai thông các điểm nghẽn, tránh lãng phí nguồn lực xã hội.
Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng ngoạn mục 8,4% trong đó ngành chế biến chế tạo tăng gần 10%; thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm 2023; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mốc lịch sử 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu ở mức cao đạt gần 25 tỷ USD; nguồn cung hàng hóa thiết yếu giữ ổn định và không bị đứt gãy; thị trường trong nước phát triển ổn định ở mức cao; công tác hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai đồng bộ, hiệu quả…
Các chuyên gia đánh giá, đây là những con số ấn tượng và là những dấu son lịch sử phát triển ngành Công Thương nói riêng của nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Trên cơ sở những thành tích ngành Công Thương đạt được năm 2024 đã tạo đà cho việc thực hiện mục tiêu năm 2025, trong đó, tập trung trung bứt tốc để thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
Truyền thông về thị trường carbon - 'chìa khóa' thúc đẩy nền kinh tế xanh
Sáng 25/12, tại Hà Nội, được sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Báo Công Thương đã tổ chức Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tiến Cường - Phó Tổng Biên tập Báo Công Thương cho biết, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Công Thương trong việc thực hiện nhiệm vụ thu hút đầu tư, phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại với quan điểm “không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Đi cùng với đó, công tác bảo vệ môi trường cũng đạt được những kết quả khá tích cực.
Tại hội thảo các chuyên gia nhận định, thị trường carbon đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu |
Tại hội thảo các chuyên gia nhận định, thị trường carbon đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu. Để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia tích cực vào thị trường này, vai trò của truyền thông là không thể thiếu. Truyền thông hiệu quả không chỉ giúp nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tầm quan trọng của việc giảm phát thải mà còn tạo ra một động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
Tại Bộ Công Thương, trong các chương trình, kế hoạch, cũng đã đưa ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể gắn liền với nhiệm vụ chung của ngành. Đồng thời, tiếp tục rà soát, xây dựng các văn bản pháp luật, các quy định, tiêu chuẩn; tổ chức các hội thảo quán triệt, nâng cao nhận thức, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện… đẩy mạnh công tác truyền thông.
Phát triển thị trường carbon là một trong những chìa khóa quan trọng để đạt được mục tiêu chuyển đổi xanh và bảo vệ môi trường. Thị trường này không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra nguồn tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường, khuyến khích sự đổi mới công nghệ và nâng cao nhận thức cộng đồng.
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, nhưng với sự hợp tác và cam kết của Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng, thị trường carbon hứa hẹn sẽ là chìa khóa cho thành công trong quá trình chuyển đổi xanh.