Thứ sáu 18/04/2025 20:59

Xét xử vụ lộ đề thi môn Sinh: Bị cáo thừa nhận mang câu hỏi về nhà cho học sinh ôn

Ngày 14/7, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đưa ra xét xử 2 bị cáo vụ án lộ đề thi môn Sinh học tại kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021.

Bị cáo Bùi Văn Sâm: "Tôi rất ân hận, đau khổ"

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, hai bị cáo Bùi Văn Sâm, 74 tuổi và bà Phạm Thị My, 60 tuổi, cùng là cựu giáo viên Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng đóng vai trò Tổ trưởng, Tổ phó xây dựng ngân hàng câu hỏi, ra đề thi môn Sinh học, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Trong quá trình xây dựng ngân hàng câu hỏi đề thi, bà My 3 lần mang các tài liệu ra khỏi khu vực quy định, gồm các bảng thống kê số lượng câu hỏi mới được biên soạn. Bà chỉnh sửa, hoàn thiện trên máy tính ở nhà, rồi in đưa ông Sâm.

Hai bị cáo Bùi Văn Sâm và bà Phạm Thị My tại toà

Nhận các tài liệu trên, ông Sâm chỉnh sửa trực tiếp trên bản in, trao đổi để bà My ghi chép lại, đưa về nhà chỉnh sửa, hoàn thiện. Họ sau đó đưa nội dung câu hỏi này vào ngân hàng câu hỏi trong các đợt xây dựng ngân hàng câu hỏi tiếp theo.

Biết được quy luật rút câu hỏi của phần mềm quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hai người thống nhất sắp xếp câu hỏi do mình biên soạn, biên tập vào các vị trí "ngắm sẵn" với mục đích để khi được chọn thì các câu hỏi này sẽ cùng một tổ hợp. Sau đó khi tham gia Hội đồng ra đề thi, họ sẽ chọn các tổ hợp câu hỏi này để làm đề thi chính thức, cáo trạng nêu.

Cùng quá trình đó, hai bị can dùng các câu hỏi đã được đưa vào ngân hàng câu hỏi thi để ôn thi cho 8 học sinh lớp 12 "có mối quan hệ họ hàng, quen biết" muốn xét tuyển Đại học khối B.

Tại phiên toà, đại diện Viện kiểm sát đánh giá bị cáo My khai báo quanh co, chưa thành khẩn, còn bị cáo Sâm thành khẩn khai báo.

Trước đó, khai tại toà, bị cáo Sâm cho biết sau nghỉ hưu, nhiều năm liền được Bộ Giáo dục và Đào tạo tín nhiệm và động viên tham gia công tác ra đề thi. Năm 2021, công tác ra đề được Bộ chia làm 5 đợt, mỗi đợt khoảng 1 tuần, tổ ra đề có khoảng 10 thầy, cô khắp cả nước. Tất cả các giáo viên đều được phổ biến và ký cam kết về việc bảo mật trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi.

Theo bị cáo Sâm, trong các đợt làm đề, bị cáo được bị cáo My 3 lần đưa cho các quyển câu hỏi lấy ra từ khu vực quy định, trong đó có các bảng thống kê số lượng câu hỏi mới được biên soạn. Bị cáo Sâm sau đó trực tiếp chỉnh sửa, đưa lại cho bị cáo My để đánh máy, in ra thành bản cứng tại nhà riêng.

Bị cáo Sâm thừa nhận mang các câu hỏi này dạy cho 4 học sinh sắp thi tốt nghiệp mượn photocopy lại tài liệu câu hỏi.

"Tôi chỉ là ông giáo viên già, chưa có sai lầm gì đáng tiếc. Tôi rất ân hận, đau khổ" - bị cáo Sâm nói.

Kiểm sát viên công bố bản luận tội

Bị cáo Phạm Thị My quanh co, phủ nhận tội

Khai tại toà, bị cáo My cho rằng nhiều chi tiết trong cáo trạng cáo buộc chưa chính xác. Bị cáo khẳng định tài liệu bản thân mang ra khỏi khu vực xây dựng đề thi không phải là câu hỏi, chỉ là ý tưởng câu hỏi do bị cáo nghĩ ra. Từ các ý tưởng này, 2 bị cáo đã chỉnh sửa thành câu hỏi để đưa vào ngân hàng câu hỏi.

Bị cáo My cho rằng bị Sâm "cao tuổi, trí nhớ không tốt" nên mới khai bị cáo mang câu hỏi đã in sẵn ra đưa cho bị cáo Sâm, bị cáo My cho cho biết không có tập tài liệu nào, mà chỉ là một mảnh giấy A4 bị cáo này viết tay.

Bị cáo My phủ nhận việc mang câu hỏi trong đề thi do mình xây dựng dạy cho 4 học sinh. Theo bị cáo, từ lúc nghỉ hưu, bị cáo không dạy thêm hay ôn cho ai mà chỉ tư vấn phương pháp ôn thi, đánh giá mức độ giải bài tập, hiểu lý thuyết của các cháu.

Bị cáo My cho biết người duy nhất được bị cáo đưa tập tài liệu câu hỏi là một phụ huynh học sinh, cũng là cán bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng sau đó bị cáo đã "thu lại luôn". "Kiến thức sẵn có trong sách, việc trùng nội dung không thể tránh" - bị cáo My nói.

Tại toà, đại diện Viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên phạt bị cáo Phạm Thị My mức án 15-18 tháng tù; Bùi Văn Sâm mức án 1 năm cải tạo không giam giữ về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Hội đồng xét xử đánh giá hành vi của các bị cáo vì động cơ cá nhân, làm trái công vụ, vi phạm pháp luật, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý nhà nước, dẫn đến thiếu tính công bằng, minh bạch, gây bức xúc cho dư luận. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021.

Theo đó, Tòa tuyên phạt bị cáo Phạm Thị My mức án 13 tháng 4 ngày tù, bằng thời gian tạm giam về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Cùng tội danh, bị cáo Bùi Văn Sâm (74 tuổi) lãnh mức án 12 tháng cải tạo không giam giữ.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện 2 doanh nghiệp sử dụng bằng giả để đấu thầu tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty Thanh Hoa tại Tuyên Quang

Cưỡng chế thuế Công ty TNHH Thạch Anh tại Đắk Lắk

Phú Thọ: Bắt khẩn đối tượng 'làm khống' chứng nhận hợp quy

Cưỡng chế thuế Công ty Giấc Mơ Tây Bắc tại Lai Châu

Thanh Hóa: Phạt nặng doanh nghiệp sản xuất hơn 67 tấn phân bón giả

Quảng Ninh: Thượng úy Nguyễn Đăng Khải anh dũng hy sinh khi truy bắt đối tượng ma túy

Đắk Nông: Cưỡng chế thuế Công ty Highland và Công ty Hưng Thịnh

Thanh Hóa: Chủ mỏ đất 'xẻ thịt' đồi Cánh Chim 'đút túi' hơn 13 tỷ

Tuyên Quang: Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng Phú Tuấn

Quảng Trị: Công ty HT Minh Nhật bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bắt nhóm giang hồ bảo kê chợ Bình Tây, thủ đoạn như Khánh 'trắng'

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng lừa đảo bằng hình thức ôn thi IELTS

Đồng Nai: Công ty hóa chất Dong Lim Vina Chemical bị phạt nặng

Những loại thuốc nào bị làm giả tại 'ổ' thuốc giả 200 tỷ vừa bị triệt phá?

Sau ‘lò’ sữa giả 500 tỷ, công an phá ‘ổ’ thuốc giả 200 tỷ, chủ yếu chữa xương khớp

Cưỡng chế thuế Công ty Ánh Dương tại Tiền Giang

Đồng Nai: Nhiều doanh nghiệp sắp di dời khỏi Khu công nghiệp Biên Hòa 1

Nợ thuế hơn 220 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Xây dựng Bách Khoa Việt bị cưỡng chế hóa đơn

Long An: 3 doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn