Xét xử phúc thẩm vụ án vi phạm thương hiệu Tôn Phương Nam

Ngày 27/4, Phiên tòa phúc thẩm vụ buôn tám cuộn tôn giả nhãn hiệu của Công ty Tôn Phương Nam đã được mở theo kháng cáo của Công ty Tôn Phương Nam.
Tôn Phương Nam lần đầu tiên đạt Thương hiệu quốc gia Tôn Phương Nam: Phần thưởng cho 25 năm không ngừng nỗ lực

Doanh nghiệp thiệt hại

Ngày 27/4, Toà án nhân dân tỉnh Thái Nguyên mở phiên toà xét xử phúc thẩm các bị cáo Nguyễn Minh Hưng (SN 1983, trú tại phường Kỳ Bá, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình); Lê Văn Hùng (SN 1994, ở thị trấn Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên) và Phan Tuấn Anh (SN 1986, trú phường Quang Trung, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) về tội "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp".

Xét xử phúc thẩm vụ án vi phạm thương hiệu Tôn Phương Nam
Các bị cáo tại phiên xét xử phúc thẩm

Trước đó, ngày 22/10/2021, Công an huyện Đại Từ kiểm tra Công ty sản xuất và thương mại thép Hùng Cường do bị cáo Hùng quản lý và phát hiện 8 cuộn tôn mạ màu dán tem nhãn của Công ty Tôn Phương Nam (địa chỉ tại TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai). Sau đó, cảnh sát trưng cầu giám định 8 cuộn tôn nêu trên, cho kết quả chúng không do Công ty tôn Phương Nam sản xuất và có giá trị tương đương số hàng thật là hơn 1,2 tỉ đồng.

Khai báo với cơ quan chức năng, nhóm này cho rằng, Hưng là Trưởng phòng kinh doanh của Công ty tôn Vikor (ở Thái Bình) và Tuấn Anh là nhân viên kinh doanh dưới quyền. Cả 2 còn là cộng tác viên bán hàng cho Công ty Kim khí Thái Bình.

Tháng 9/2021, các bị cáo tới huyện Đại Từ gặp Hùng giới thiệu sản phẩm "Tôn Phương Nam" do Công ty tôn Vikor sản xuất với "hình dạng giống nhau" song có giá trị thấp hơn trên thị trường. Đến tháng 10/2021, Hùng đã liên hệ với Phan Tuấn Anh để đặt mua 8 cuộn tôn màu giả nhãn hiện tôn Phương Nam với giá 800 triệu đồng nhằm mục đích bán ra thị trường để kiếm lợi nhuận.

Lời khai ban đầu của bị cáo Hưng thể hiện anh ta báo lại đơn hàng cho lãnh đạo Công ty tôn Vikor và được đồng ý sản xuất, cung cấp 8 cuộn tôn giả nhãn hiệu "Tôn Phương Nam". Qua đó, lãnh đạo Công ty tôn Vikor đã đồng ý nhận đơn đặt hàng sản xuất nêu trên.

Sau đó, các bị cáo Hưng, Tuấn Anh đã giao số hàng này cho Hùng kèm phiếu thể hiện bên giao hàng là Công ty Kim khí Thái Bình. Phần mình, Hùng thuê người in mẫu tem phụ của Công ty Tôn Phương Nam, dán vào số tôn vừa mua song chưa kịp bán đã bị công an phát hiện.

Làm việc với cảnh sát, Công ty tôn Vikor phủ nhận việc sản xuất tôn Phương Nam và bán lô hàng nói trên. Cùng với đó, các bị cáo Hưng, Hùng, Tuấn Anh lại thay đổi lời khai, nói số hàng trên là mua trôi nổi, không giấy tờ từ một người tên Tú ở Hải Phòng với giá 480 triệu đồng.

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm vào tháng 12/2022, TAND huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Minh Hưng, Lê Văn Hùng, Phan Tuấn Anh từ 18 tháng tù đến 30 tháng tù (cho hưởng án treo) về tội "Xâm phạm sở hữu công nghiệp".

Giữ nguyên bản án với các bị cáo

Đại diện Công ty Tôn Phương Nam cho biết, do bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nạn hàng giả, trong đó có hành vi của các bị cáo trong vụ án nên những năm gần đây, doanh nghiệp này bị thiệt hại hơn 158,7 tỷ đồng. Về sản lượng hàng hóa, hành vi của các bị cáo là nguyên nhân trực tiếp khiến Tôn Phương Nam bị sụt giảm 31.715 tấn, tương ứng với lợi nhuận bị mất là hơn 78,4 triệu đồng...

Đây là lý do ngày 27/4, Phiên tòa phúc thẩm đã được mở theo kháng cáo của Công ty Tôn Phương Nam theo hướng hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại và thay đổi tội danh đối với các bị cáo sang tội "Buôn bán hàng giả".

Bảo vệ quyền lợi cho Công ty Tôn Phương Nam, tại phiên toà, luật sư Nguyễn An Nhân, từ Công ty luật hợp danh NGHIÊM & CHÍNH, thuộc Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh cho biết, về tội buôn bán hàng giả theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 192 Bộ luật hình sự, tại điểm a, b, đ, e khoản 7 và khoản 8 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, hàng giả gồm:

7.“Hàng giả” gồm:

a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa...

đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.”.

“8. “Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.”

“Theo các quy định nêu trên, có thể thấy có rất nhiều yếu tố để xác định hàng giả chứ không phải chỉ căn cứ vào chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật của hàng hóa. Vì vậy, việc Tòa án sơ thẩm có nhận định do không giám định được tiêu chuẩn chất lượng đối với 08 cuộn tôn mạ màu thu giữ của bị cáo Lê Văn Hùng nên Tòa án sơ thẩm không xem xét 08 cuộn tôn mạ màu trên là hàng giả là chưa chính xác” – Luật sư cho biết.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP: “2. “Buôn bán” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông.”

Như vậy, buôn bán được hiểu là một hoặc một số hoạt động đưa hàng hóa vào lưu thông trên thị trường bao gồm việc chào hàng, lưu giữ, vận chuyển, mua bán đưa hàng hóa vào lưu thông trên thị trường. Trong vụ án này, các Bị can đã có các hành vi như chào hàng, lưu giữ, vận chuyển, giao nhận tiền mua bán 08 cuộn tôn mạ màu giả, điều này được thể hiện rõ qua các lời khai của các bị cáo tại các Bản tự khai, Biên bản hỏi cung Bị can và đã được ghi nhận tại Bản kết luận điều tra số 92/KLĐT ngày 22/08/2022 và Cáo trạng số 112/CT-VKSĐT ngày 24/9/2022.

Căn cứ vào các quy định pháp luật và hành vi của các bị cáo nêu trên, luật sư cho rằng có đủ cơ sở kết luận bị cáo Nguyễn Minh Hưng, Lê Văn Hùng và Phan Tuấn Anh đã vi phạm quy định pháp luật hình sự về tội buôn bán hàng giả theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 192 Bộ luật hình sự:

“3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;”.

Nêu quan điểm đối đáp, viện kiểm sát cho rằng về nguồn gốc hàng hóa, cơ quan điều tra đã tiến hành thu thập tài liệu và hóa đơn chứng từ tại các công ty Viko và Kim khí Thái Bình, xác định tất cả hóa đơn đầu vào không có tài liệu chứng minh.

Sau 1 ngày xét xử, Toà án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên cho rằng không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của Công ty Tôn Phương Nam, do hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội "Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp", đúng như bản án sơ thẩm xác định. Trên cơ sở ấy, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định bác kháng cáo của Công ty Tôn Phương Nam, đồng thời giữ nguyên các quyết định tại bản án sơ thẩm.

Công ty Tôn Phương Nam cho biết sẽ tiếp tục có đơn đề nghị xem xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm.

Năm 2018, Tôn Phương Nam vinh dự là một trong 97 thương hiệu toàn quốc đạt Thương hiệu quốc gia.
PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

50 năm sau ngày giải phóng chúng ta chứng kiến nhiều câu chuyện vươn mình, lớn lên của các doanh nghiệp. Hàng hóa, dịch vụ của họ ở khắp mọi nơi, được tin dùng.
Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Chia sẻ của doanh nhân Việt về khát vọng đưa nông sản vươn tầm thế giới, kết nối nông dân với thị trường quốc tế, lan tỏa giá trị văn hóa qua từng sản phẩm.
Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Doanh nghiệp tư nhân đang trở thành lực lượng chủ lực, góp phần nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam bằng đổi mới sáng tạo, chất lượng sản phẩm.
Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp tư nhân vươn lên mạnh mẽ, trở thành những thương hiệu quốc gia tiêu biểu, có sức lan tỏa và được thị trường trong nước và quốc tế ghi nhận.
Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, khi công nghệ và dữ liệu ngày càng đồng nhất, giá trị vô hình từ thương hiệu quốc gia mới là lợi thế cạnh tranh bền vững nhất.

Tin cùng chuyên mục

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Xây dựng thành công thương hiệu là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài.
Ngày Thương hiệu Việt Nam: Từ mùa Xuân đại thắng đến mùa Xuân kiến tạo thương hiệu

Ngày Thương hiệu Việt Nam: Từ mùa Xuân đại thắng đến mùa Xuân kiến tạo thương hiệu

50 năm sau mùa Xuân 1975, Việt Nam cần một cuộc tổng tiến công mới – kiến tạo thương hiệu quốc gia bằng đổi mới, sáng tạo và lòng tử tế của chính người Việt.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Tự hào và khát vọng

Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Tự hào và khát vọng

Giá trị thương hiệu không chỉ là con số kinh tế mà còn là tấm gương phản chiếu vị thế và uy tín của một quốc gia trên trường quốc tế...
Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Với chủ đề "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo" là động lực để các doanh nghiệp nỗ lực xây dựng thương hiệu mạnh trên trường quốc tế.
Chung tay phát triển sản phẩm gốm sứ, thuỷ tinh Việt Nam

Chung tay phát triển sản phẩm gốm sứ, thuỷ tinh Việt Nam

Các sản phẩm gốm sứ, thuỷ tinh Việt Nam không chỉ được ưa chuộng tại thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu đến rất nhiều thị trường.
Xây dựng thương hiệu gạo Việt:  Có làm nhưng chưa

Xây dựng thương hiệu gạo Việt: Có làm nhưng chưa 'tới'

Theo kinh nghiệm từ xây dựng thương hiệu gạo nổi tiếng của thế giới như ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia thì "có làm nhưng chưa tới đâu".
Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt: Cần sự đồng hành của 3 nhà

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt: Cần sự đồng hành của 3 nhà

Dù là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, tuy nhiên, thương hiệu quốc gia cho gạo Việt vẫn còn vắng bóng và việc này rất cần sự đồng hành của 3 nhà.

'Kết tinh' giá trị xuất khẩu từ những thương hiệu lớn

Xuất khẩu hàng hoá không những đã và đang thu được kết quả tích cực mà còn lấp lánh niềm vui khi nhiều thương hiệu Việt đã được thị trường biết đến và ưa thích.
Ấn tượng gian hàng Thương hiệu Quốc gia tại Vietnam Foodexpo 2024

Ấn tượng gian hàng Thương hiệu Quốc gia tại Vietnam Foodexpo 2024

Tại Triển lãm Quốc tế công nghiệp và thực phẩm Việt Nam (Vietnam Foodexpo 2024) vừa diễn ra, các gian hàng Thương hiệu Quốc gia gây ấn tượng và nhận sự quan tâm
L’amant Café: Hành trình từ nông trại hữu cơ đến Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

L’amant Café: Hành trình từ nông trại hữu cơ đến Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

L'amant Café được vinh danh Thương hiệu quốc gia 2024 là thành quả của hành trình 15 năm kiên định với sứ nâng tầm giá trị cà phê Việt Nam.
HABECO tự hào được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 7 liên tiếp

HABECO tự hào được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 7 liên tiếp

Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) vinh dự là doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận Thương hiệu Quốc gia 7 lần liên tiếp.
Tập đoàn TH ra mắt sản phẩm mới Sữa chua uống tiệt trùng TH true YOGURT TOPPING

Tập đoàn TH ra mắt sản phẩm mới Sữa chua uống tiệt trùng TH true YOGURT TOPPING

Tập đoàn TH ra mắt sữa chua uống tiệt trùng TH true YOGURT TOPPING, hoàn toàn từ thiên nhiên, với topping nha đam mát lành, mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo
Nutricare khẳng định vị trí tiên phong Thương hiệu quốc gia Dinh dưỡng Y học 8 năm liên tiếp

Nutricare khẳng định vị trí tiên phong Thương hiệu quốc gia Dinh dưỡng Y học 8 năm liên tiếp

Tối ngày 04/11, Nutricare được vinh danh Thương hiệu quốc gia Dinh dưỡng Y học 8 năm liên tiếp tại Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
Phân bón Đầu Trâu tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Phân bón Đầu Trâu tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Sản phẩm Phân bón Đầu Trâu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Tập đoàn BRG tiếp tục được vinh danh

Tập đoàn BRG tiếp tục được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia Việt Nam'

Tập đoàn BRG đã có lần thứ ba liên tiếp vinh dự nhận danh hiệu “Thương hiệu quốc gia Việt Nam” cho hai thương hiệu BRG Golf và BRG Hotels.
Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) tiếp tục vinh dự được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024.
Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

Tối 04/11/2024, Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia năm 2024 tại Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
SASCO lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam

SASCO lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024 vừa qua, SASCO vinh dự lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam gia tăng vị thế qua các năm

Thương hiệu quốc gia Việt Nam gia tăng vị thế qua các năm

Tại kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia lần thứ 9, số lượng doanh nghiệp đã được tăng lên cho thấy tác động tích cực của chương trình...
Mobile VerionPhiên bản di động