Xét tuyển đại học sớm gây mất công bằng trong tuyển sinh

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét tuyển đại học sớm khiến thí sinh sao nhãng việc học tập, đồng thời gây mất công bằng cho nhiều thí sinh khác.
Gần 703.000 thí sinh đã đăng ký xét tuyển đại học Gần 70% thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm 2024 Các trường đại học nào dự kiến công bố điểm chuẩn trong ngày 17/8?

Cần siết chặt để đảm bảo tính công bằng cho thí sinh

Xét tuyển sớm là phương thức xét tuyển đã và đang được hầu hết các cơ sở giáo dục đại học sử dụng để tuyển sinh. Với phương thức này, thí sinh có thể biết mình trúng tuyển đại học trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Theo danh mục công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện có 20 phương thức xét tuyển đang được áp dụng; trong đó có hơn 10 phương thức không sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thời gian qua, phương thức xét tuyển này đã nhận được nhiều ý kiến đánh giá trái chiều từ các trường đại học. Tại Hội nghị giáo dục đại học năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức, một lần nữa phương thức xét tuyển sớm nhận được nhiều ý kiến phản hồi. Phần lớn cho rằng, cần phải xem xét và siết chặt phương thức này để phát huy hiệu quả và đảm bảo tính công bằng.

Xét tuyển đại học sớm gây mất công bằng trong tuyển sinh
Hội nghị giáo dục đại học năm 2024. Ảnh: Xuân Phú

“Nên bỏ phương thức tuyển sinh sớm khi học sinh chưa hoàn thành chương trình giáo dục THPT” - là đề xuất của PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. Theo ông Phúc, chỉ nên tuyển sinh một lần duy nhất qua mạng, điều này giúp thí sinh có sự công bằng hoàn toàn.

“Đa phần học sinh khi đã trúng tuyển sớm gần như không tập trung hết khả năng để thi tốt nghiệp THPT vì các em chỉ cần đỗ tốt nghiệp, không cần đạt điểm cao” - là thực trạng phản ánh của PGS.TS Lê Thành Bắc, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng.

Cũng theo PGS.TS Lê Thành Bắc, tỷ lệ ảo của phương thức xét tuyển sớm những năm vừa qua ở mức rất cao, khoảng 200 - 300%. Khi xét tuyển sớm, dữ liệu về khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên chưa có nên khi hậu kiểm phát hiện có nhiều sai sót. Do vậy, “từ năm 2025, Bộ nên có quy định chỉ được công bố trúng tuyển sau khi thí sinh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT” - PGS.TS Lê Thành Bắc nêu kiến nghị.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Hữu Công, Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên - cho rằng, từ năm 2025, cần xem xét lại phương thức xét tuyển sớm; đồng thời nên hạn chế phương thức này, bởi mặc dù ưu điểm của xét tuyển sớm là giúp người học yên tâm nhưng nhiều khi yên tâm quá lại dẫn đến chủ quan với các nhiệm vụ học tập ở giai đoạn cuối lớp 12. “Tốt nhất chỉ xét tuyển sớm với những ngành đặc thù, trọng yếu” - PGS.TS Nguyễn Hữu Công đề xuất.

Nhìn lại công tác tuyển sinh năm 2024, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - cũng thừa nhận, công tác tuyển sinh năm nay mặc dù đã có nhiều đổi mới, nhưng việc cho phép các cơ sở đào tạo thực hiện tuyển sinh theo nhiều phương thức cũng gây khó khăn cho thí sinh trong quá trình lựa chọn; mặt khác, phương thức xét tuyển sớm chưa thực sự bảo đảm độ tin cậy, khách quan, công bằng cho các thí sinh và giữa các cơ sở đào tạo.

Xét tuyển đại học sớm gây mất công bằng trong tuyển sinh
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, từ kỳ tuyển sinh năm sau, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có định hướng lại về phương thức xét tuyển sớm. Ảnh: Xuân Phú

Sẽ định hướng lại từ kỳ tuyển sinh 2025

Nhìn từ hai phía, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho rằng, xét tuyển sớm có ưu điểm và nhược điểm. Về ưu điểm, xét tuyển sớm giúp các trường chủ động hơn, giảm tải áp lực cho cả thí sinh và cho các trường.

Ngược lại, phương thức này cũng tạo tâm lý lo lắng cho thí sinh bởi khi thấy bạn bè xét tuyển sớm mình cũng phải lo xét tuyển sớm. Chẳng những vậy, những thí sinh trúng tuyển xét tuyển sớm cũng xuất hiện tư tưởng chủ quan, xao nhãng trong học tập.

Với cơ sở giáo dục, xét tuyển sớm làm tăng lượng thí sinh ảo, các trường khó dự báo tỷ lệ nhập học.

Đặc biệt, xét tuyển sớm cũng dẫn đến thiếu công bằng trong tuyển sinh. Khi tăng chỉ tiêu xét tuyển sớm, các trường sẽ giảm chỉ tiêu từ điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này khiến điểm chuẩn của phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT tăng lên và làm hạn chế cơ hội cho những thí sinh xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp. “Đáng lưu ý, hiện tượng thiếu công bằng này không phải chỉ xuất hiện ở một trường mà rất nhiều trường” - Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho hay.

Bởi vậy, theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, xét tuyển sớm nếu dành cho tuyển thẳng, thí sinh rất tài năng, năng khiếu hay trường có thể nhận thoải mái mà không lo chỉ tiêu thì rất tốt. Nhưng nếu không kiểm soát được chỉ tiêu, sẽ dẫn đến mất công bằng.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng, xét tuyển sớm tác động không tốt đến giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối cùng nên từ kỳ tuyển sinh năm sau, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có định hướng về vấn đề này.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, các trường không nên có quá nhiều phương án xét tuyển, các phương thức xét tuyển càng đơn giản càng tốt để tạo thuận cho học sinh và xã hội.

“Các đại học tự chủ có tự chủ cao trong vấn đề tuyển sinh nhưng không có nghĩa thích làm gì thì làm. Tự chủ là tự chủ trong khuôn khổ các quy định. Vì việc này, Bộ có thể gia tăng một số khung, chế tài để điều tiết tuyển sinh năm sau. Tự chủ nhưng phải để cao trách nhiệm xã hội” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ga Hải Phòng chính thức trở thành điểm du lịch

Ga Hải Phòng chính thức trở thành điểm du lịch

Sáng 10/5, tại thành phố Hải Phòng đã tổ chức Lễ công bố Ga Hải Phòng trở thành “Điểm du lịch” và khai trương đoàn tàu mang tên “Hoa Phượng Đỏ”.
Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Bộ Nội vụ trình phương án sắp xếp cấp xã năm 2025

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký tờ trình gửi Chính phủ bao gồm nội dung về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.
Thời tiết hôm nay 10/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 10/5: Bắc Bộ có mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay 10/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có những nơi mưa to hoặc rất to. Riêng phía Đông Bắc Bộ ngày 11/5 có mưa vài nơi.
Thời tiết biển hôm nay 10/5/2025: Gió đông bắc mạnh dần

Thời tiết biển hôm nay 10/5/2025: Gió đông bắc mạnh dần

Dự báo thời tiết biển hôm nay 10/5/2025, Vịnh Bắc Bộ và vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió chuyển hướng đông bắc và hoạt động mạnh dần lên.
Doanh thu

Doanh thu 'Viết tiếp câu chuyện hòa bình' tháng 4 sẽ dành tặng cựu chiến binh

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sẽ dùng doanh thu nhạc số của ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" trong tháng 4 để tặng cho cựu chiến binh.

Tin cùng chuyên mục

SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

Học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong top đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết so với các nước khu vực Đông Nam Á.
Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Việc hỗ trợ nguồn vốn sẽ giúp các nhóm sinh viên hoàn thiện và hiện thực hóa các dự án khởi nghiệp hướng đến khởi tạo doanh nghiệp tạo tác động xã hội.
Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định chất lượng cho bốn ngành học, khẳng định cam kết về đào tạo chất lượng cao trong năm 2025.
Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện: Xã sẽ nhận thêm 120 việc

Theo Bộ Nội vụ, sau khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, cấp xã/phường dự kiến sẽ nhận thêm 120 nhiệm vụ.
Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nam tính toán lại chi phí đầu tư tuyến cao tốc theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, trước khi trình Thủ tướng xem xét hỗ trợ vốn.
Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, báo chí không chỉ là công cụ truyền thông mà là đối tác chiến lược, đồng hành, phản biện, kiến tạo và lan tỏa giá trị.
Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Chiều 9/5 tại Hải Phòng, Thiếu tướng Nguyễn An Phong nhận bàn giao chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân chủng Hải quân từ Trung tướng Nguyễn Văn Bổng.
Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển xác nhận có tổ chức chương trình tôn vinh thương hiệu, nhưng chưa thông tin việc cấp chứng nhận cho Lòng Chát quán.
Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Chiều 9/5, Bộ tư lệnh Quân khu 3 tổ chức Hội nghị bàn giao công việc Phó Chính ủy Quân khu giữa Thiếu tướng Bùi Công Chức và Thiếu tướng Nguyễn Nam Tiến.
Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Bộ tư lệnh Quân đoàn 34 tổ chức Hội nghị bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 34 giữa Thiếu tướng Nguyễn Bá Lực và Trung tướng Đào Tuấn Anh.
Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Nhiều Đại biểu Quốc hội đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm nhựa dùng một lần nhằm giảm phát thải, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường.
Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Mận cherry Sơn La đỏ rực phố chợ Hà Nội, giá chỉ từ 10.000 đồng/kg, gây "sốt" nhờ hình đẹp, vị ngọt, đóng gói chuyên nghiệp và phân phối cực nhanh.
Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Thành công sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo quy trình Hợp Trí, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tháp Mười đề xuất nhân rộng lên 1.200 ha.
Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

Đại hội Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 nhiệm kỳ 2025 - 2030 khẳng định quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo và xây dựng đơn vị chính quy, mẫu mực, tiêu biểu.
70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Sáng 9/5, PC Hải Phòng kỷ niệm 70 năm ngành Điện, tri ân quá khứ, lan tỏa khát vọng và giữ vững dòng điện niềm tin cho thành phố Cảng.
Trung tâm dạy thêm mọc như

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Sau khi Thông tư 29 đi vào thực thi, các trung tâm giáo dục mọc lên như “nấm sau mưa”, cảnh báo công tác quản lý và chất lượng dạy, học.
Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Ngày hội hướng nghiệp giúp sinh viên ngành dầu khí rèn luyện bản thân, chuẩn bị hành trang hội nhập vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều thách thức.
Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Cuộc thi “Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám” tôn vinh khí phách dân tộc, lan tỏa tinh thần yêu nước, hun đúc lý tưởng cách mạng qua ngòi bút người làm báo.
Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Sau 8 năm trở lại Trường Sa, Thiếu tướng Trần Ngọc Thanh xúc động trước sự đổi thay kỳ diệu của đảo xanh và càng vững tin vào thế trận lòng dân nơi hải đảo.
Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Sau khi xem xét hành động vô lễ đối với cựu chiến binh của N.N.G, trường Đại học Văn Lang đã ra thông báo kỷ luật khiển trách đối với nam sinh viên này.
Mobile VerionPhiên bản di động