Thứ sáu 16/05/2025 05:10

Xem xét đưa xử lý hình sự đối với một số trường hợp nợ đọng BHXH

Sáng 5/4, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH ) Phạm Thị Hải Chuyền đã có buổi đối thoại trực tuyến tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Đây cũng là thành viên Chính phủ đầu tiên tham gia đối thoại với nhân dân cả nước trong năm 2013.

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền

 - Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã giải đáp nhiều vấn đề mà người dân, dư luận quan tâm như việc làm, đào tạo dạy nghề, xuất khẩu lao động…

An toàn vệ sinh lao động: Quan trọng nhất là ý thức

Trong năm 2012 cả nước để xảy ra 6.777 vụ tai nạn lao động làm 606 người chết, 6.361 người bị thương. Có những trường hợp chết và bị thương do cháy nổ như sang chiết ga, hàn xì gây cháy… Nói về khung khổ pháp lý, các văn bản của Nhà nước, từ Bộ Luật Lao động, cũng như Pháp lệnh về thanh tra an toàn vệ sinh lao động đã quy định rõ. Tuy vậy ý thức chấp hành của một bộ phận chủ sử dụng lao động chưa được nghiêm. Chưa kể một bộ phận chủ lao động dù có biết, nhưng có hiện tượng vì lợi nhuận, vì lơ là trách nhiệm đối với tính mạng của người lao động nên không thực hiện nghiêm vấn đề này.

Đối với vấn đề tai nạn lao động luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, một số ý kiến cho rằng nên tái thành lập Thanh tra nhà nước chuyên ngành về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) để phù hợp với thực tế hiện nay, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, số lượng cán bộ làm công tác thanh tra so với đối tượng cần thanh tra thì quá mỏng.

Trong thời gian tới, Bộ LĐTBXH sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật về ATVSLĐ, tăng cường hơn nữa công tác quản lý thông qua việc thanh tra và xử nghiêm những trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, “quan trọng là giáo dục ý thức đảm bảo an toàn của người lao động, trách nhiệm của chủ sử dụng lao động” – Bộ trưởng nói.

Xuất khẩu lao động: Có tín hiệu tích cực

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cũng đã nhận được khá nhiều ý kiến liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động tại buổi Tọa đàm. Lý giải nguyên nhân trong năm 2012 chỉ tiêu là đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng kết thúc năm cả nước mới đưa được 80.000 lao động, Bộ trưởng cho rằng, thời gian qua, một số thị trường nhận lao động Việt Nam cũng có khó khăn về kinh tế nên việc tiếp nhận lao động hạn chế, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Ngoài ra, một số thị trường không còn hấp dẫn về thu nhập ví dụ như Malaysia, thu nhập chỉ 8-10 triệu đồng/tháng.

Thị trường lao động Hàn Quốc bị chững lại cũng đã tác động không nhỏ đến tổng thể mục tiêu đưa lao động ra ngoài nước của năm 2013. Về chỉ tiêu đưa 100.000 lao động ra nước ngoài trong năm 2013, nếu thời điểm hiện tại thì chúng ta thấy khó khăn nhưng cũng có những tín hiệu tích cực nhất định như triển vọng đưa lao động là y tá, hộ lý sang Nhật Bản, Đức, hay một số thị trường Trung Đông nếu tình hình ổn định trở lại thì chúng ta có thể tiếp tục đưa lao động sang được.

Doanh nghiệp nợ BHXH: Xem xét đưa xử lý dân sự sang hình sự

Nợ đọng BHXH gần đây rất lớn, nằm ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên 40%,  doanh nghiệp FDI là 14%, tình trạng này có nhiều nguyên nhân trong đó quan trọng nhất là ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đóng BHXH cho người lao động. Thậm chí, có những doanh nghiệp đã thu tiền đóng BHXH của người lao động nhưng lại không đóng, dẫn đến việc khi người lao động đến thời gian được nghỉ, được hưởng chế độ thì phía BHXH lại nói là doanh nghiệp chưa nộp.

Trước nhiều ý kiến cho rằng cần xem xét nghiên cứu đưa việc xử lý nợ đọng bảo hiểm của doanh nghiệp từ dân sự sang hình sự nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động, theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, để giải quyết vấn đề này, năm 2012, Bộ LĐTBXH đã có văn bản kiểm tra các doanh nghiệp có nợ đọng, đồng thời yêu cầu địa phương đôn đốc tích cực để yêu cầu chủ doanh nghiệp đóng. Chính vì vậy nợ đọng BHXH giảm 13,7% so với năm 2011.

Một trong những nguyên nhân chủ sử dụng lao động nợ đọng bảo hiểm là từ chính sách, do mức phạt chậm đóng BHXH chỉ chiếm 10% nhưng nếu vay bên ngoài lãi suất lên đến 15-20%/năm, vì vậy, doanh nghiệp chấp nhận nợ BHXH để có vốn quay vòng. Cần phải xử lý nghiêm những doanh nghiệp này. Bộ LĐTBXH đã gửi công văn sang Bộ Tư pháp đề nghị xem xét các quy định pháp lý để có thể xử lý hành vi nợ đọng tiền BHXH mà người lao động đã đóng nhưng doanh nghiệp chưa đóng cho BHXH theo hướng hình sự.

Với các giải pháp đồng bộ, tích cực thì số nợ BHXH sẽ giảm hẳn, nhưng đối với những doanh nghiệp quá khó khăn thì cũng cần phải xem xét, có sự chia sẻ từ phía nhà nước cũng như người lao động.

Nâng tuổi nghỉ hưu với lao động nữ: Cần thông tin ý kiến hai chiều

Nâng tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ là thông điệp rõ ràng nhất cho thấy Việt Nam đang tích cực thực hiện Luật Bình đẳng giới, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng việc này sẽ làm thu hẹp đầu vào, ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của rất đông lực lượng lao động trẻ có trình độ, là câu hỏi chị Bích Hiệp (trú tại Hoàng Cầu, Hà Nội) đặt ra đối với Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.  Theo Bộ trưởng, đây là vấn đề nhạy cảm và khó, cần thận trọng mở rộng thông tin xin ý kiến hai chiều.

Có ý kiến cho rằng những người có kinh nghiệm, nhất là nữ nên kéo dài thời gian nghỉ hưu để phát huy năng lực và cũng là thực hiện bình đẳng giới. Nhưng theo luồng ý kiến khác, nếu kéo dài tuổi nghỉ hưu thì nghĩ gì đến thế hệ trẻ, những người được đào tạo cơ bản mà hiện nay không có việc làm. Số liệu thống kê cho thấy, có những địa phương 25 nghìn, 15 nghìn người đã được đào tạo chưa có việc làm. Bộ LĐTBXH đang rất cân nhắc và tranh thủ ý kiến một cách thận trọng hơn để tới đây trình Chính phủ phương án theo đúng các quy định của luật nhưng đồng thời xử lý được vấn đề mà 2 luồng ý kiến trên đặt ra. Và phải có lộ trình từng bước để những người có khả năng được tiếp tục trọng dụng và phát huy và các lao động trẻ có cơ hội việc làm.

Quan tâm trợ giúp người khuyết tật

Theo Đề án trợ giúp người khuyết tật 2011- 2020, đã được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2015 sẽ có 250.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động sẽ được học nghề và tạo việc làm phù hợp. Có ý kiến đặt ra là, thực tế hiện nay các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao, có nhiều cơ hội xin được việc làm thì hiếm có người khuyết tật có khả năng theo học, còn những ngành thủ công đơn giản đã có nhiều người học thì người khuyết tật sẽ khó tìm việc do cạnh tranh cao.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, để giải quyết vấn đề này, thời gian qua Bộ LĐTBXH đã bố trí ngân sách khoảng 10 tỷ đồng để hỗ trợ các tổ chức dạy nghề và tạo việc làm cho các đối tượng trên. Theo đánh giá của Bộ LĐTBXH, các Hội, ví dụ Hội người mù, rất quan trọng trong việc giúp người khuyết tật tạo được việc làm và học nghề. Đến thời điểm này kinh phí dành cho khoảng 40 tỷ đồng để Hội tuyên truyền, tổ chức đội ngũ giáo viên, tổ chức các lớp để cho người khuyết tật được đi học.

Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng bày tỏ mong muốn có sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội khác giúp họ tiếp cận dịch vụ học nghề và tạo việc làm phù hợp. “Người khuyết tật có rất nhiều khả năng có thể học nghề công nghệ cao, nhưng trách nhiệm xã hội từ doanh nghiệp, đến nơi tiêu thụ sản phẩm phải có chính sách hỗ trợ cũng là rất quan trọng” - Bộ trưởng nói.

Thúy Ngọc

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Bộ Ngoại giao thông tin đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang được tích cực triển khai

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm của Việt Nam về hệ thống thương mại đa phương hiện nay

Đại biểu Quốc hội kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên 5 năm

Tổng Bí thư: Nghệ An phải trở thành mô hình phát triển hiện đại của miền Trung trong kỷ nguyên mới

Chính phủ giao các bộ đánh giá kỹ đề xuất của VinSpeed

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp, làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản tại APEC 2025

Kiến nghị bổ sung cơ chế thu hút nhân lực ngành năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cơ chế đặc biệt xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chia sẻ quan điểm về AI và thương mại tại APEC 2025

Trình Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc tại APEC 2025

Sửa đổi luật nhằm rút gọn quy trình lập pháp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp song phương với Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo - Iweala

Đại biểu có thể xin phép vắng mặt qua App Quốc hội

Bác bỏ đề xuất tăng mức phạt hành chính gấp 2 lần tại Hà Nội

Thủ tướng: Cần phân cấp, phân quyền hơn nữa cho địa phương

Thông qua Nghị quyết cơ chế đặc thù cho kinh tế tư nhân vào ngày 17/5

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để học sinh nào bị bỏ lại phía sau trong hành trình đổi mới giáo dục

Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua

Cần tiêu chí riêng để đánh giá cán bộ, công chức theo vị trí việc làm