TS. Nguyễn Xuân Anh khuyến cáo không chủ quan với động đất Hà Nội: Người dân một số chung cư “hoảng hốt” khi có rung lắc Xảy ra 2 trận động đất tại Sơn La và Kon Tum trong ngày 24/12 |
Theo thông tin từ Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), vào hồi 17 giờ 5 phút 9 giây (giờ GMT) ngày 12.1.2024, tức 00 giờ 5 phút 9 giây (giờ Hà Nội) ngày 13 tháng 1 năm 2024, một trận động đất có độ lớn 2.8 xảy ra tại vị trí có tọa độ (20.746 độ vĩ Bắc, 105.645 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 10km.
Bản đồ chấn tâm trận động đất. Ảnh: Viện Vật lý Địa cầu. |
Động đất xảy ra tại khu vực huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Trước đó, vào lúc 14h52 ngày 29/12/2022, một trận động đất có độ lớn 4 xảy ra tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Độ sâu chấn tiêu khoảng 10km. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.
Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Hiện nay cách phân loại cấp độ động đất theo thang Richter và MKS-64 (hoặc KMS-81).Thang MSK-64 gồm 12 cấp, được Hội đồng địa chấn Châu Âu thông qua năm 1964 và áp dụng cả ở Ấn Độ cụ thể như sau: Cấp 1: Động đất không cảm thấy, chỉ có máy mới ghi nhận được. Cấp 2: Động đất ít cảm thấy (rất nhẹ). Trong những trường hợp riêng lẻ, chỉ có người nào đang ở trạng thái yên tĩnh mới cảm thấy được. Cấp 3: Động đất yếu. Ít người nhận biết được động đất. Chấn động y như tạo ra bởi một ô tô vận tải nhẹ chạy qua. Cấp 4: Động đất nhận thấy rõ. Nhiều người nhận biết động đất, cửa kính có thể kêu lạch cạch. Cấp 5: Thức tỉnh. Nhiều người ngủ bị tỉnh giấc, đồ vật treo đu đưa. Cấp 6: Đa số người cảm thấy động đất, nhà cửa bị rung nhẹ, lớp vữa bị rạn. Cấp 7: Hư hại nhà cửa. Đa số người sợ hãi, nhiều người khó đứng vững, nứt lớp vữa, tường bị rạn nứt. Cấp 8: Phá hoại nhà cửa; Tường nhà bị nứt lớn, mái hiên và ống khói bị rơi. Cấp 9: Hư hại hoàn toàn nhà cửa; nền đất có thể bị nứt rộng 10 cm. Cấp 10: Phá hoại hoàn toàn nhà cửa. Nhiều nhà bị sụp đổ, nền đất có thể bị nứt rộng đến 1 mét. Cấp 11: Động đất gây thảm họa. Nhà, cầu, đập nước và đường sắt bị hư hại nặng, mặt đất bị biến dạng, vết nứt rộng, sụp đổ lớn ở núi. Cấp 12: Thay đổi địa hình. Phá huỷ mọi công trình ở trên và dưới mặt đất, thay đổi địa hình trên diện tích lớn, thay đổi cả dòng sông, nhìn thấy mặt đất nổi sóng. |