Thứ sáu 09/05/2025 14:48

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Doanh nghiệp bị lãng quên

Doanh nghiệp (DN) là đối tượng chính chịu ảnh hưởng và cần được tham vấn mỗi khi có điều chỉnh hoặc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh. Tuy nhiên, điều này đang bị các cơ quan soạn thảo văn bản “lãng quên”.

Văn bản quy phạm pháp luật tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Lợi ích “kép”

Thực tiễn cho thấy, rất nhiều góp ý của DN đã phát huy tác dụng trong quá trình xây dựng, hình thành các văn bản luật. Đơn cử như trong lĩnh vực vận tải biển, cơ quan quản lý đưa ra quy định bắt buộc phải lưu trữ chứng từ vận tải bằng giấy. Xét thấy điều này bất hợp lý, các DN vận tải biển kiến nghị chuyển sang phương thức lưu trữ hồ sơ điện tử. Đề xuất được chấp thuận, lưu trữ hồ sơ điện tử đã rút ngắn được công sức quản lý cho cơ quan nhà nước từ 208 ngày công/năm xuống chỉ còn dưới 10 ngày/năm, thuận lợi và giảm chi phí cho DN.

Trong lĩnh vực nhập khẩu phế liệu, cơ quan chức năng yêu cầu DN phải ký quỹ tới 80% giá trị lô hàng với lãi suất không kỳ hạn tại Quỹ Bảo vệ môi trường. Điều này gây nhiều khó khăn về tài chính, thiệt thòi cho DN. Hiệp hội Thép và Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam đã kiến nghị cho DN ký Quỹ Bảo vệ môi trường tại ngân hàng, lãi suất thỏa thuận, mức ký quỹ chỉ cần từ 10%- 20% giá trị lô hàng. Kiến nghị hợp lý trên đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Ông Đậu Anh Tuấn- Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)- cho rằng: DN nên chủ động góp ý về chính sách nếu điều đó thuận lợi cho việc kinh doanh hiệu quả. Ngược lại, nếu phía cơ quan nhà nước lắng nghe, xem xét, cân nhắc ý kiến của DN thì sẽ có được những quy định pháp luật sát với thực tiễn, có tính khả thi cao, đảm bảo được mục tiêu quản lý nhưng vẫn tạo được điều kiện thuận lợi cho DN.

78% doanh nghiệp không được tham vấn

Dẫn thông tin từ kết quả điều tra về Chỉ số “Xây dựng và thực thi pháp luật kinh doanh của các bộ (MEI)” và Chỉ số “Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)” năm 2014 do VCCI thực hiện, ông Đậu Anh Tuấn cho biết, có tới 66% DN cho rằng rủi ro về chính sách là một trong ba rủi ro lớn nhất họ gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Theo thống kê của VCCI, mỗi năm có khoảng hơn 1.000 văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành, trong số đó có tới 70% liên quan đến hoạt động kinh doanh của các DN. Tham vấn ý kiến DN để đưa ra được các quy định pháp luật sát thực tiễn, có tính khả thi, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước nhưng vẫn tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo chủ trương của Đảng và Nhà nước là rất cần thiết. Tuy nhiên, có tới 78% DN phản hồi 2 cuộc điều tra nêu trên cho biết, chưa bao giờ họ được các cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tham vấn ý kiến.

Hệ quả của việc không tham vấn, lắng nghe ý kiến DN đã khiến văn bản quy phạm pháp luật có khi vừa ban hành xong đã phải sửa đổi, bổ sung. Thậm chí, có những quy định không khả thi trong thực tiễn gây rất nhiều vướng mắc, khó khăn cho DN trong sản xuất, kinh doanh.

Việc tham vấn, tiếp thu ý kiến của DN trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, dẫn tới DN gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh.

Tin cùng chuyên mục

Gỡ rào cản thủ tục, mở đường tăng trưởng

Vinpearl niêm yết 1,8 tỷ cổ phiếu, định giá gần 130.000 tỷ

Nghị quyết 68: Tạo xung lực mới giúp kinh tế tư nhân bứt phá

Biên Hòa Consumer & UOB Venture Management: Cái bắt tay chiến lược vì tăng trưởng bền vững

3 triệu lít nước uống sạch được trao đến cộng đồng

PVD RUN 2025 hơn 1.200 vận động viên đăng ký tham gia

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt

Ông Trương Gia Bình và FPT mở liên minh tạo lớp người tiên phong mang tên ‘kỹ sư 57’

Vầng Trăng Khuyết cùng hành trình nhân đạo kiểu mới: Làm điều tốt bằng trái tim và lý trí

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Vietjet ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan

Petrolimex trao học bổng cho sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội

CapitaLand Development hợp tác chiến lược cùng Vingroup, mở rộng quy mô tại Việt Nam

Gần 90 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, hoạt động trở lại

Nữ công PC Đắk Nông trao tặng tivi cho các trường học

Gỡ nút thắt về vốn: Cơ hội để doanh nghiệp nhỏ 'vươn mình'

Doanh nghiệp tư nhân đã được đặt đúng vị trí trong bức tranh phát triển kinh tế

Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Nhà máy Ninh Điền – Hành trình hồi phục và định vị lại vai trò ngành mía đường tại Tây Ninh