Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực: Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Để XD và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, như đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo hướng phát huy dân chủ
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát, phòng, chống tham nhũng Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách gắn phát triển du lịch nông thôn với xây dựng nông thôn mới

Để xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, như đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo hướng phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp; nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm soát quyền lực trong nội bộ hệ thống hành pháp; tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng…

Không khoan nhượng và hành động thật quyết liệt

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) giai đoạn 2012-2022 diễn ra tháng 6/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC nhận định, cơ chế kiểm soát quyền lực, công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm đúng mức; luật pháp, cơ chế, chính sách còn nhiều kẽ hở, dễ để bị lợi dụng; việc thực thi pháp luật nói chung và các quy định của Đảng, Nhà nước về PCTN nói riêng ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa nghiêm.

Tại Nghị quyết 01/NQ-CP về phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh năm 2023, Chính phủ xác định rõ nhiệm vụ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu gắn với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực, PCTN, TC, lãng phí.

Từ thực tiễn công tác đấu tranh PCTN ở nước ta thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra rằng, tham nhũng thường diễn ra trong nội bộ, do người có chức, có quyền thực hiện. PCTN là cuộc đấu tranh ngay trong chính bản thân mỗi con người, trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình; liên quan đến lợi ích, chức vụ, danh vọng, uy tín của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, phải có thái độ thật kiên quyết, không khoan nhượng và hành động thật quyết liệt, cụ thể, hiệu quả. “Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế; quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn; bất kể ai lạm dụng, lợi dụng quyền lực để trục lợi đều phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm. Nói phải “nhốt” quyền lực vào trong “lồng” cơ chế là với ý nghĩa như vậy”, Tổng Bí thư nêu rõ.

Vẫn theo Tổng Bí thư, cùng với “nhốt” quyền lực vào trong “lồng” cơ chế, thể chế, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình là điều kiện đầu tiên để kiểm soát quyền lực, bảo đảm quyền lực được vận hành đúng đắn, không bị “tha hoá”. Vì vậy, phải tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và các biện pháp bảo đảm để công dân thực hiện đầy đủ quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật.

Gần đây, tại Hội nghị Trung ương 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Nghị quyết nêu rõ một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, bảo đảm quyền lực Nhà nước là thống nhất, được kiểm soát hiệu quả. Nghị quyết số 27-NQ/TW cũng xác định một số trọng tâm, bao gồm hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước, đẩy mạnh PCTN, TC.

Trên thực tế, có ý kiến chỉ ra rằng, việc phát hiện, xử lý nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, liên quan tới một số cán bộ lãnh đạo cao cấp thời gian gần đây cho thấy đây là kết quả của tình trạng lạm dụng và lợi dụng quyền lực. Việc lạm quyền, lợi dụng quyền lực chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước. Tình trạng này đặt ra yêu cầu tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác giám sát, kiểm soát quyền lực nhằm đưa công tác này trở nên thiết thực, hiệu quả hơn.

Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực: Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp ảnh 1
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà kiến nghị, cần bảo đảm tính độc lập, có đủ thực quyền của hệ thống cơ quan thanh tra Nhà nước.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (QH) Đỗ Đức Hồng Hà (đoàn đại biểu QH TP Hà Nội) cho rằng, để kiểm soát được quyền lực, không xảy ra tham nhũng, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đại biểu, cần đổi mới tổ chức và hoạt động của QH theo hướng đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp. Đại biểu kiến nghị, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng quy trình lập pháp, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. QH, các cơ quan thuộc QH, các Đại biểu QH cần tăng cường hoạt động chất vấn, giám sát chuyên đề về công tác PCTN, TC…

Cùng với đó, cần tiếp tục sắp xếp tinh gọn lại hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước, xây dựng nền hành chính Nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Cần bảo đảm tính độc lập, có đủ thực quyền của hệ thống cơ quan thanh tra Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm soát quyền lực trong nội bộ hệ thống hành pháp. Xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng tư pháp.

Đặc biệt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực Nhà nước. Theo đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trong quá trình hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trong việc phát hiện, đấu tranh PCTN, lãng phí. “Hoạt động kiểm soát quyền lực Nhà nước của các tổ chức chính trị - xã hội cần được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tránh tổ chức tràn lan, dàn trải”, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà nêu rõ.

Theo ý kiến của đại biểu, cần tăng cường phối hợp, tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các hoạt động giám sát, đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật và cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm mọi biểu hiện tiêu cực, tham nhũng cả trong khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Phát biểu tại phiên chất vấn của QH đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Thanh tra tại Kỳ họp thứ 4, QH khóa XV, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, trách nhiệm nêu gương là một trong những yếu tố hàng đầu để có thể xử lý thực sự hiệu quả kiểm soát quyền lực, tránh lạm quyền trong thực thi công vụ. “Với trách nhiệm của mình là người đứng đầu thì Tổng Thanh tra Chính phủ đã triển khai những nội dung gì liên quan đến trách nhiệm nêu gương của mình trong hệ thống thanh tra?”, đại biểu đặt câu hỏi.

Trả lời, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong khẳng định, bản thân ông luôn có tinh thần thực hiện trách nhiệm nêu gương theo tất cả các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước quy định. Gương mẫu từ việc lãnh đạo, chỉ đạo, trực tiếp thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi xem xét các vấn đề trọng trách. Một là vấn đề xem xét các báo cáo kết luận và dự thảo kết luận thanh tra trong lĩnh vực thanh tra. Thứ hai là chú trọng việc xem xét giải quyết theo chỉ đạo của các bộ, ban, ngành, đặc biệt là của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và trực tiếp cũng đã tham gia tiếp công dân tại Ban tiếp công dân Trung ương. Thứ ba, với công tác PCTN, luôn lãnh đạo, chỉ đạo, yêu cầu cán bộ, đảng viên và nhất đối với cán bộ, đảng viên làm trực tiếp công tác thanh tra phải thực hiện đầy đủ những điều đảng viên không được làm và thực hiện đầy đủ những quy định liên quan.

baophapluat.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia: Biểu tượng đoàn kết khu vực

Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia: Biểu tượng đoàn kết khu vực

Chiều ngày 25/11, tại thủ đô Phnom Penh (Campuchia), cuộc gặp thường niên giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã diễn ra.
Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm trường mầm non Việt-Bun

Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm trường mầm non Việt-Bun

Chiều 25/11, Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã đến thăm Trường Mầm non Việt - Bun.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã tới tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, chiều 25/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Chiều 25/11, Giáo sư, Tiến sỹ, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Thủ tướng Chính phủ vừa ký công điện ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký công văn chỉ đạo về việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria gặp gỡ báo chí

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria gặp gỡ báo chí

Ngay sau hội đàm, sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã có cuộc gặp gỡ báo chí.
Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria: Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực

Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria: Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực

Việt Nam-Bulgaria ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân hai nước, hòa bình, phát triển bền vững.
Nên để cơ quan báo, tạp chí quyết định diện tích quảng cáo trên báo in

Nên để cơ quan báo, tạp chí quyết định diện tích quảng cáo trên báo in

Góp ý về Luật Quảng cáo (sửa đổi) vấn đề tăng diện tích quảng cáo báo in, ràng buộc trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo được đại biểu quan tâm.
Kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến: Thiết lập chế tài mạnh

Kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến: Thiết lập chế tài mạnh

Để kiểm soát nội dung quảng cáo trực tuyến, đại biểu Quốc hội đề nghị nâng mức phạt hành chính với hành vi quảng cáo sai sự thật lên 2-3 lần lợi ích thu được.
Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nhiều nội dung công việc.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định khai trừ Đảng các đồng chí Phạm Văn Vọng, Ngô Đức Vượng, Nguyễn Doãn Khánh.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria

Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tối 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân gặp gỡ Hội hữu nghị Việt Nam - Bulgaria và bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria.
Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) đang lấy ý kiến Quốc hội, vấn đề phân cấp, phân quyền được nhiều đại biểu quan tâm.
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam (từ ngày 24-28/11) theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11 (IPTP 11).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11
Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung nhấn mạnh chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm đã củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho phát triển quan hệ Việt Nam-Malaysia.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Chiều 23/11, với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thống nhất thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước đầu tư có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm và xây dựng ngành hóa chất của chúng ta mang tính hiện đại hơn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động