Xây dựng Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế đóng vai trò động lực lan tỏa

Ngày 20/6, tại Thái Nguyên đã diễn ra Hội nghị “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.

Hoàn thành vượt mức các mục tiêu

Ông Vũ Hồng Bắc - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên - cho biết, Thái Nguyên là tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc bộ, thuộc quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW và Kết luận số 26-KL/TW và Kết luận số 26-KL/TW, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch hằng năm và kế hoạch 5 năm.

xay dung thai nguyen la mot trong nhung trung tam kinh te dong vai tro dong luc lan toa
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tham dự và phát biểu tại hội nghị

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2004-2018 tăng 12,8%/năm, giai đoạn 2004-2008 là 10,73%, giai đoạn 2014 đến nay là 20,13%; trong đó năm 2015 tăng cao nhất là 33,2%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp. Năm 2004, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng đạt 32,6%; dịch vụ đạt 41,9%; nông, lâm, ngư nghiệp đạt 25,5%. Đến năm 2018, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng tăng lên 57,2%; khu vực dịch vụ chiếm 31,9%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm còn 10,9%. “GRDP bình quân đầu người tăng từ 5,9 triệu đồng (năm 2004) lên 77,7 triệu đồng (năm 2018), gấp 13 lần, tương đương 3.370 USD/người/năm (mục tiêu đến năm 2020 đạt 2.000 USD/người/năm)” - ông Vũ Hồng Bắc khẳng định.

Đáng chú ý năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đạt 29,224 triệu USD, đến năm 2018 đạt 25.066,2 triệu USD, gấp 857 lần. Năm 2018, Thái Nguyên là tỉnh đứng đầu vùng trung du và miền núi Bắc bộ và đứng thứ 4 cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đóng góp 10,2% vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2004 đạt 432,2 tỷ đồng, năm 2018 đạt 15.023 tỷ đồng (gấp 34,7 lần), tăng bình quân trên 26,3%/năm.

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác về cơ bản đều hoàn thành và vượt kế hoạch giao hàng năm và kế hoạch 5 năm. Cụ thể, về phát triển kinh tế: Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng cao. Các thành phần kinh tế được phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ bản hoàn thành việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã có bước phát triển, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong 15 năm thực hiện Nghị quyết 37, tỉnh Thái Nguyên cũng thẳng thắn thừa nhận về những tồn tại, hạn chế. “Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; các ngành kinh tế chủ yếu sử dụng nhiều lao động; phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài, khu vực doanh nghiệp trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ngân sách địa phương dành cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp”- ông Vũ Hồng Bắc bày tỏ.

xay dung thai nguyen la mot trong nhung trung tam kinh te dong vai tro dong luc lan toa
Các đại biểu trao đổi bên lề hội nghị

Bên cạnh những đánh giá khách quan về thành tựu, kết quả nổi bật đã đạt được, các đại biểu đã tập trung thảo luận; những khó khăn, hạn chế qua 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chia sẻ tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết: Thu hút FDI được đánh giá là điểm sáng lớn nhất trong bức tranh kinh tế của Thái Nguyên với nhiều dự án lớn, chất lượng tốt, hàm lượng khoa học công nghệ cao. Bên cạnh đó, năm 2018 tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 18 trong bảng xếp hạng PCI, so với năm 2017, tỉnh Thái Nguyên giảm 3 thứ hạng. “Tuy nhiên Thái Nguyên vẫn đứng thứ hai trong bảng xếp hạng chỉ số PCI các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc” - Thứ trưởng Đặng Hoàng An đánh giá.

Thời gian tới cần xây dựng Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế. Cụ thể, đối với phát triển công nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp theo chiều sâu, đầu tư cho công nghiệp chế biến, chế tạo tăng giá trị gia tăng. Đây được xem như động lực chính của tăng trưởng kinh tế Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo.

Riêng lĩnh vực phát triển doanh nghiệp, Thứ trưởng An cho rằng, cái yếu của nhiều tỉnh là không có doanh nghiệp trung tâm, nhưng đối với Thái Nguyên có Tổ hợp Samsung là một doanh nghiệp có sức lan tỏa tốt, nhất là về lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đã tạo điều kiện tốt, góp phần phát triển công nghiệp nói chung.

Đối với thương mại, theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An cần quan tâm đến phát triển hạ tầng thương mại, cụ thể là chợ nông thôn. Hiện Thái Nguyên có 104 chợ, chợ loại I và II chỉ có 14 chợ, còn lại 90 chợ loại III. “Thời gian tới cần đầu tư và xây dựng hệ thống chợ tốt hơn phục vụ đời sống nhân nhân. Sở Công Thương phải có trách nhiệm xây đề án và Bộ Công Thương sẵn sàng hỗ trợ đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại” - Thứ trưởng lưu ý.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh, ngành Công Thương dưới góc độ quản lý công nghiệp thương mại sẽ sát cánh với Thái Nguyên trong các chương trình phát triển công nghiệp, thương mại, khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương, xúc tiến thương mại và phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Tập trung hơn vào phát triển kinh tế tư nhân

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương ghi nhận và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và sự chuẩn bị nghiêm túc của tỉnh ủy Thái Nguyên trong việc triển khai tổng kết Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị - một Nghị quyết có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với vùng trung du và miền núi Bắc bộ nói chung và đối với tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Đây sẽ là một trong những cơ sở quan trọng nhất để xây dựng Báo cáo tổng kết chung, trình Bộ Chính trị ban hành một Nghị quyết mới về phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh của vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; là cơ sở quan trọng để các địa phương trong vùng xây dựng Nghị quyết Đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Ông Nguyễn Văn Bình đề nghị, tỉnh ủy Thái Nguyên tiếp tục hoàn thiện Báo cáo về công tác lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, Kết luận. Về kết quả thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết 37- NQ/TW, Báo cáo cần làm sâu sắc vị trí, vai trò, chức năng của tỉnh với tư cách là “cực tăng trưởng” của vùng; làm rõ quy mô khu vực FDI trong quy mô nền kinh tế của tỉnh; cần bổ sung làm rõ hơn, sâu sắc hơn nội dung phát triển kinh tế tư nhân…

xay dung thai nguyen la mot trong nhung trung tam kinh te dong vai tro dong luc lan toa
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trao Bằng khen cho các nhân có thành tích xuất sắc thực hiện Nghị quyết số 37

Theo đó, cần phân tích thêm các thách thức và cơ hội cho phát triển trong thời đại CMCN 4.0; công cuộc cải cách thể chế và kinh tế đang tiến hành; cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung; biến đổi khí hậu và tai biến thiên nhiên… đối với địa phương nói riêng và đối với toàn vùng nói chung. “Đặc biệt là Thái Nguyên có lợi thế phát triển công nghiệp, dịch vụ; nắm bắt cơ hội, tạo dựng môi trường, chuẩn bị tốt các điều kiện đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc”- ông Nguyễn Văn Bình nêu rõ.

Phân tích một cách kỹ lưỡng, khoa học các yếu tố về vị trí địa lý, địa hình, đất đai, điều kiện kết nối hạ tầng giao thông, trình độ phát triển… mặt khác, Thái Nguyên đã thuộc quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; do vậy, có thể xem xét việc chuyển Thái Nguyên ra khỏi vùng trung du và miền núi Bắc bộ để có môi trường và điều kiện phù hợp cho phát triển hay tập trung thêm nguồn lực để Thái Nguyên trở thành trung tâm phía Nam của vùng trung du và miền núi Bắc bộ, đóng vai trò động lực lan tỏa.

Ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, đối với phát triển của từng ngành, lĩnh vực, cần xác định các ngành chủ lực, các sản phẩm chủ lực (đột phá và mũi nhọn); đồng thời cần nhấn mạnh hơn về chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng dựa nhiều hơn vào đối mới, sáng tạo và tăng năng suất (ứng dụng những thành tựu của CM CN 4.0 và chuyển đổi số); khai thác các lợi thế về phát triển công nghiệp, dịch vụ và cần chú trọng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. “Cần các giải pháp căn cơ hơn để ưu tiên phát triển logicstic với lợi thế về địa kinh tế; phát triển kinh tế gắn với đảm bảo sinh kế cho người dân, giảm nghèo đa chiều bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng các chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị về công nghiệp, nông - công nghiệp, du lịch theo địa phương và toàn vùng”- ông Nguyễn Văn Bình khẳng định.

Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thái Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành Công Thương Khánh Hoà tổng kết khối thi đua các doanh nghiệp ngoài nhà nước

Ngành Công Thương Khánh Hoà tổng kết khối thi đua các doanh nghiệp ngoài nhà nước

Chiều 29/3, Khối thi đua các doanh nghiệp (DN) ngoài nhà nước ngành Công Thương tỉnh Khánh Hoà tổ chức Hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024.
Thanh Hoá: Sẽ lấy ý kiến về việc sáp nhập Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc và Lê Văn Tám

Thanh Hoá: Sẽ lấy ý kiến về việc sáp nhập Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc và Lê Văn Tám

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) Nguyễn Văn Cận cho biết, việc sáp nhập Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc sẽ được lấy ý kiến người dân.
Quý I/2024, Bắc Ninh “hút’’ gần 745,2 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài

Quý I/2024, Bắc Ninh “hút’’ gần 745,2 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài

Trong quý I/2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh 105 dự án, với gần 745,2 triệu USD, đứng thứ 2 cả nước.
Thừa Thiên Huế: Cảnh báo thời tiết nắng nóng, giông lốc nguy hiểm

Thừa Thiên Huế: Cảnh báo thời tiết nắng nóng, giông lốc nguy hiểm

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế phát thông báo cảnh báo về tình hình nắng nóng diện rộng và thời tiết giông lốc nguy hiểm những ngày tới.
Nhà thầu nào trúng gói thầu xây dựng trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Khánh Hoà?

Nhà thầu nào trúng gói thầu xây dựng trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Khánh Hoà?

Liên danh Công ty CP Vinhomes - Công ty CP Cơ điện Đoàn Nhất trúng gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị dự án trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Khánh Hoà.

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận 22 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh cho 14 đơn vị trên địa bàn.
TP. Hồ Chí Minh: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không có vùng cấm, không ngoại lệ

TP. Hồ Chí Minh: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không có vùng cấm, không ngoại lệ

Công an TP. Hồ Chí Minh tiếp tục xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không ngoại lệ.
Lào Cai và VCCI hợp tác cải thiện môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp

Lào Cai và VCCI hợp tác cải thiện môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp

UBND tỉnh Lào Cai và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ký kết hợp tác triển khai cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp.
Hải Phòng chuyển 920 tỷ đồng tiền thưởng vượt thu cho đầu tư công và cho vay giải quyết việc làm

Hải Phòng chuyển 920 tỷ đồng tiền thưởng vượt thu cho đầu tư công và cho vay giải quyết việc làm

Với trên 920 tỷ đồng được thưởng từ vượt thu xuất nhập khẩu, Hải Phòng thống nhất chi đầu tư công và cho vay giải quyết việc làm để phát triển kinh tế -xã hội.
Quảng Bình- Quảng Trị: Rà soát các dự án trồng và chăm sóc cây xanh

Quảng Bình- Quảng Trị: Rà soát các dự án trồng và chăm sóc cây xanh

Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị vừa yêu cầu các địa phương liên quan kiểm tra tình hình thực hiện các dự án trồng và chăm sóc cây xanh mà Bộ Công an yêu cầu.
Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Ngày 28/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc nghe báo cáo vướng mắc của các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Trong quý I/2024, thành phố Hà Nội đã hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng về duy trì và phát triển kinh tế.
17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Long An có 386/474 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng, tương ứng trên 80%.
Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái đang đặt mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện định hướng giảm vốn đầu tư khu vực nhà nước, tăng đầu tư khu vực ngoài nhà nước.
Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ổn định khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Yên Bái quý I/2024 ước tăng 8,11%.
Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ban hành văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản tại thôn Toòng, xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên theo quy định
Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Tỉnh Phú Yên vừa chấp thuận chủ trương đầu tư khu chung cư cao cấp tại TP. Tuy Hoà, rộng hơn 2,1 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng.
Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng sẽ có 23 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính và tần suất kiểm kê là 2 năm/lần gồm 19 cơ sở ngành Công Thương, 1 cơ sở ngành TN&MT và 3 công trình xây dựng.
Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tối 26/3, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã phối hợp Đội tuần tra Đại đội quản lý biên giới huyện Nà Pô (Trung Quốc) kiểm tra liên hợp biên giới Hà Giang.
Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Đến chiều ngày 27/3, gần 95% cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ đã “về đích” thực hiện xuất hóa đơn điện tử.
Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Ngành điện Long An đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn và hiệu quả.
Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai cho biết, trong quý I/2024, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 2.022.816 lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 218.421 lượt.
Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Bình Dương phát hiện hơn 300 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm gần 100 tỷ đồng.
Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay lượng khách đến chợ truyền thống giảm 20-30% so với thời điểm trước dịch và giảm 30-50% so với thời điểm năm 2019.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động