Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2023 có gì hấp dẫn? Cà Mau: Dành nguồn lực đầu tư hạ tầng thương mại nông thôn Lâm Đồng: Phát triển hạ tầng thương mại - liên kết cung cầu hàng hóa |
Có những quy định không thể thực hiện được
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có 98/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100%; xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao có 54/98, đạt 55,1%; xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu có 26/98, đạt 26,5%.
Cô Tô là huyện đảo đầu tiên của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới |
Đánh giá về tình hình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới các cấp và quy trình thẩm định, xét, công nhận xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, theo Văn phỏng Điều phối nông thôn mới tỉnh Quang Ninh, đối với Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới (gồm 9 tiêu chí và 36 chỉ tiêu), tăng 22 chỉ tiêu so với giai đoạn 2016 - 2020, trong đó, điều chỉnh nội hàm, tên, nội dung 03 tiêu chí (3, 8, 9); lược bỏ 02 chỉ tiêu cũ (9.1 và 9.2); bổ sung 24 chỉ tiêu mới cho phù hợp với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các chính sách mới ban hành trong thời gian qua và yêu cầu thực tế xây dựng huyện nông thôn mới.
Đối với Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao (gồm 9 tiêu chí và 38 chỉ tiêu), được ban hành mới. Các bộ tiêu chí huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới khá toàn diện và chi tiết đảm bảo thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện.
Đối với Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đã được phân theo 7 vùng sinh thái. Tuy nhiên, ngay trong nội vùng, nội tỉnh cũng có sự khác biệt rất lớn về điều kiện tự nhiên tại các huyện, các xã miền núi, vùng dân tộc thiểu số, đồng bằng, ven biển và hải đảo.
Dẫn đến nhiều chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới rất khó thực hiện, nhất là đối với các xã vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số có địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, nhận thức còn nhiều mặt hạn chế, như: Đối với Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới: Chỉ tiêu 13.3 Thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã (đối với xã chủ yếu phát triển kinh tế lâm nghiệp); chỉ tiêu 13.5 có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động (theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 1680/QĐ-BNNVPĐP rất khó thực hiện, đặc biệt nội dung đánh giá về hiệu quả của tổ khuyến nông cộng đồng); chỉ tiêu 17.1 tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung...
Đối với Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, chỉ tiêu 12.3 tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế chủ lực trên địa bàn (rất khó xác định); chỉ tiêu 14.3 tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa; chỉ tiêu 17.7 tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường; chỉ tiêu 17.10 tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng (đối với xã đảo, xã xa khu vực có cơ sở hỏa táng); chỉ tiêu 18.1 tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung...
Theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, một trong những điều kiện để được công nhận: Thành phố, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới: “Có 100% số phường trên địa bàn đạt chuẩn đô thị văn minh”; huyện đạt chuẩn nông thôn mới: “Có 100% số thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Tại Điểm a, Khoản 3, Điều 4, Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét, công nhận đạt chuẩn đô thì văn minh: “Công nhận lần đầu, sau 2 năm kể từ ngày đăng ký”; Quyết định có hiệu lực từ ngày 15/4/2022. Như vậy, nếu các phường, thị trấn đăng ký xây dựng đạt chuẩn đô thị từ sau ngày 15/4/2022 thì phải đến 2 năm sau (kể từ ngày 15/4/2024) mới được công nhận lần đầu. Đây là vướng mắc không thể thực hiện được.
Nhiều kiến nghị được gửi lên các Bộ, ngành
Tỉnh Quảng Ninh có 98 xã, trong đó chỉ có 12/98 xã đồng bằng, có 64 xã vùng đồng bào dân tộc và 22 xã miền núi và hải đảo. Tuy nhiên thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo vùng đồng bằng sông Hồng với chỉ tiêu cao nhất rất cao, cho nên nhiều chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới rất khó thực hiện.
Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Quang Ninh đề nghị các Bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chí tiêu xây dựng nông thôn mới theo hướng quy định riêng theo xã đồng bằng, xã miền núi, xã hải đảo; điều chỉnh nội dung đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu khó khăn, vướng mắc nêu trên để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện của các địa phương.
Đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện việc chuyển tiếp như sau: Đối với các huyện, thị xã, thành phố đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2021, được sử dụng kết quả công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn theo các quy định trước đây mà không phải công nhận lại; UBND cấp huyện có báo cáo rà soát, đánh giá việc xây dựng đô thị văn minh đến ngày 31/12/2021 theo “Bảng đánh giá tiêu chí phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh” ban hành theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các huyện, thị xã, thành phố đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2022, 2023 được sử dụng kết quả công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn theo các quy định trước đây mà không phải công nhận lại; UBND cấp huyện có báo cáo rà soát, đánh giá việc xây dựng đô thị văn minh đến ngày 31/12/2022 hoặc ngày 31/12/2023 (theo năm địa phương đề nghị công nhận) theo “Bảng đánh giá tiêu chí phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh” ban hành theo Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các phường, thị trấn công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2022, 2023: Cấp huyện thực hiện việc xét, công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh theo quy định tại Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ; các phường, thị trấn có đăng ký xây dựng đạt chuẩn đô thị văn minh, thời gian công nhận lần đầu không yêu cầu bắt buộc đủ 2 năm kể từ ngày đăng ký.
Đối với các huyện, thị xã, thành phố đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm từ năm 2024, việc công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh từ năm 2024 thực hiện đúng theo quy định tại Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Dự kiến, trong quý III/2023, sẽ hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét công nhận tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2022 báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |