Xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ có một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế

Công nghiệp hỗ trợ đã có bước chuyển mình ấn tượng trong hơn 10 năm qua, tuy nhiên cần thúc đẩy xây dựng để ngành này có một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế.
Hiệu quả từ chương trình tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Tăng liên kết để thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển

Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) đã có cuộc trao đổi với Báo Công Thương xung quanh nội dung này.

Xây dựng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế

Thời gian qua, công nghiệp hỗ trợ cũng được quan tâm thúc đẩy, tăng cường liên kết, đặc biệt là trong những ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, điện tử, công nghiệp chế biến nông sản ... Bước đầu hình thành hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. Bà có thể nêu rõ hơn vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ?

Trải qua 10 năm phát triển, trong giai đoạn 2011 – 2020 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có bước phát triển khá ấn tượng. Thành quả này trước hết là nhờ sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt năm 2011 trên diễn đàn của Quốc hội đã đề cập “nóng” về cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và sự cần thiết phải hình thành một ngành công nghiệp hỗ trợ để tạo ra một hệ sinh thái như chúng ta từng nói là “xây tổ đón đại bàng”.

Năm 2015 Chính phủ đã banh hành Nghị định 111/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ và Nghị định chính thức có hiệu lực từ 1/1/2016. Với chính sách này, đã góp phần thúc đẩy cho công nghiệp chế biến, chế tạo, đặc biệt là ngành công nghiệp hỗ trợ “cất cánh”. Vào thời điểm đó số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chỉ có hơn 300 doanh nghiệp nhưng sau 5 năm phát triển chúng ta đã có trên 1.000 doanh nghiệp, dù con số này còn khiêm tốn so với các nước song cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng về mở rộng sản xuất, cũng như sức phát triển của doanh nghiệp rất lớn.

Bên cạnh đó, với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong các FTA thế hệ mới cũng tạo đà cho doanh nghiệp nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam. Đây cũng là tiền đề cho phát triển, mở rộng một loạt các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mà chúng tôi gọi là mở rộng chuỗi cung ứng, có nhiều "ông lớn" đầu chuỗi tại Việt Nam.

Từ các thành quả đó, hiện tại vấn đề đặt ra đó là chúng ta làm sao tạo được giá trị gia tăng nhiều hơn trong chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như phát triển ngành bền vững chứ không phải tăng trưởng nhanh về số lượng.

Việc phụ thuộc lớn vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu đã làm cho giá trị gia tăng tạo ra trong nước của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực. Bà có đánh giá như thế nào về thực trạng này?

Trước hết, theo tôi chúng ta cần nhìn nhận và xem xét lại quan điểm về giá trị nhập khẩu. Hiện chúng ta cố gắng giảm giá trị nhập khẩu nhưng có một số nguyên liệu các quốc gia phát triển đều dựa trên các lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp điện tử thì tính liên kết toàn cầu được thiết lập ngay từ khi hình thành. Theo đó, việc các quốc gia phải nhập khẩu nguyên liệu là điều hết sức bình thường. Do vậy, trong quá trình thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển, phải tìm lợi thế cạnh tranh của mình là gì hoặc phải chuyển đổi những ưu điểm ra sao để biến thành lợi thế cạnh tranh.

Qua đây chúng ta phải nhìn nhận, câu chuyện giá trị gia tăng nội địa đang thấp so với khu vực cũng cần xem xét lại bởi trong vòng 10 năm trở lại đây giá trị gia tăng nội địa của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã và đang tăng trưởng nhiều hơn đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử. Đơn cử trong vòng 5 năm trở lại đây, ngành công nghiệp điện tử có giá trị xuất khẩu là trên 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cả nước. Đồng thời, lĩnh vực này luôn thuộc top xuất khẩu dẫn đầu. Ngoài ra, trong 5 năm trở lại đây điện tử cũng là ngành xuất siêu. Trong đó, năm 2018-2019 trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, xuất siêu của ngành công nghiệp điện tử đạt trên 20 tỷ USD. Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 xuất siêu của ngành công nghiệp điện tử đạt từ 4 đến 11 tỷ USD. Đáng chú ý, năm 2021, khi Việt Nam xuất siêu 4 tỷ USD nhưng riêng ngành công nghiệp điện tử xuất siêu là 11 tỷ USD. Điều này cho thấy, nếu không có ngành công nghiệp điện tử thì Việt Nam đã thành nhập siêu.

Bên cạnh đó, thời gian qua, chưa có số liệu thống kê cụ thể phản ánh năng lực sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và giá trị gia tăng thực tế vì chúng ta chỉ nhìn vào khai báo xuất khẩu của doanh nghiệp đầu chuỗi khi xuất hàng ra nước ngoài mà không có tính toán, đóng góp giá trị của doanh nghiệp nội địa trong giá trị xuất khẩu. Đến nay, trong báo cáo xuất khẩu có hơn 90% giá trị xuất khẩu rơi vào doanh nghiệp FDI. Vì thế, những đóng góp của doanh nghiệp nội địa trong chuỗi cung ứng lớn nhưng chưa được ghi nhận và chỉ gọi là xuất khẩu gián tiếp.

Thời gian tới, để xây dựng hệ sinh thái ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo là tiền đề để thu hút công nghệ hiện đại chất lượng vào Việt Nam thì chúng ta phải có hệ sinh thái ngành công nghiệp đầy đủ, được quan tâm đúng mức. Đây cũng là một trong các mong muốn, đề nghị từ Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam tới các cơ quan quản lý trong đó có Bộ Công Thương trong việc xây dựng dự thảo Luật Công nghiệp làm sao để ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ có một chỗ đứng, có một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế.

Xây dựng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế
Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI)

Việc Việt Nam đã ký cam kết tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) có thể mang lại lợi ích và cơ hội gì cho ngành công nghiệp hỗ trợ đẩy mạnh liên kết tham gia chuỗi cung ứng. Lời khuyên nào đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ để nắm bắt cơ hội này, thưa bà?

Vốn, công nghệ, nhân lực là 3 yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển, tạo động lực để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu một cách bền vững. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chế biến, chế tạo hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu và yếu về vốn, công nghệ, nhân lực.

Vì vậy, cần có chính sách để hỗ trợ tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp. Trước hết về vốn, tự thân doanh nghiệp rất khó, nên các chính sách cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận một cách thuận lợi, phù hợp ngay khi doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh.

Về công nghệ, ngoài nội lực của doanh nghiệp cũng cần sự hỗ trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển giao công nghệ.

Đối với nhân lực, mô hình liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh hơn nữa, để tạo động lực và cung cấp cho thị trường lao động đội ngũ nhân lực có tay nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, để nắm bắt cơ hội này, trước hết phải có cơ chế, chính sách theo kịp, đáp ứng các lợi thế của thị trường. Thực tế, so với các nước lân cận chính sách chúng ta không thiếu, nhưng tính thực thi, thời điểm thực thi chưa phù hợp với sức phát triển của doanh nghiệp; làm cho doanh nghiệp thiệt thòi, thua kém so với doanh nghiệp cùng điều kiện, cùng hoàn cảnh trong khu vực. Do đó, chúng tôi mong muốn những chính sách ban hành cần kịp thời và có tính thực thi cao.

Bên cạnh đó, hiện Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi so với các nước trong khu vực, nhưng cách chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để đón bắt cũng như biến cơ hội thành lợi thế hoàn toàn phụ thuộc vào sự sẵn sàng của doanh nghiệp và cách điều hành nền kinh tế của Chính phủ thông qua các quy định và luật.

Xin cảm ơn bà!

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước

Thời gian qua Bộ Công Thương đã chủ động nhiều giải pháp, từng bước kiểm soát các nguồn thải trong các ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

Sản xuất công nghiệp 4 tháng năm 2024: Những địa phương nào giữ được phong độ?

54/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trong 4 tháng đầu năm là kết quả đáng mừng, chứng tỏ sự hồi phục khá đồng đều của ngành công nghiệp.
Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Thanh Hoá: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 ước tăng 10,26%

Trong tháng 4/2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có sự phục hồi tích cực với chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,26% so với cùng kỳ.
Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Vĩnh Phúc: IIP phục hồi tích cực, sản xuất linh kiện điện tử tăng 26,86%

Tháng 4/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận phục hồi tích cực, trong đó ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng tới 26,86%.
Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Doanh nghiệp công nghiệp "linh hoạt" ngày nghỉ lễ để đảm bảo tiến độ đơn hàng

Dịp lễ được nghỉ liên tục 5 ngày nhưng để đảm bảo tiến độ đơn hàng, đa số các doanh nghiệp phải sắp xếp lại lịch hoạt động sản xuất.

Tin cùng chuyên mục

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trưởng

Từ đầu năm tới nay, Nam Định luôn nằm trong top tỉnh, thành phố có chỉ số sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước.
Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

2 khuyến nghị của Bình Thuận để phát triển cụm công nghiệp

Bình Thuận đã đưa ra một số khó khăn và khuyến nghị để phát triển cụm công nghiệp tại địa phương.
4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

4 tháng: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu

Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo, bảo vệ sản xuất trong nước.
Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Yên Bái: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Dù tăng 2,95% nhưng đây vẫn là mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 thấp nhất so với cùng kỳ 3 năm gần đây của Yên Bái.
Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Bài 3: Phát huy hơn nữa vai trò bệ đỡ từ chính sách, tạo "cú huých" đủ mạnh

Theo các chuyên gia, công nghiệp hỗ trợ vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên cần có những chính sách hỗ trợ đủ mạnh, tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Bài 2: Doanh nghiệp hiện thực hóa khát vọng tự chủ công nghiệp

Để chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã phải liên tục thay đổi, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn mà các nhà mua hàng đưa ra.
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Bài 1: Tầm quan trọng của tự chủ công nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ được xem là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, từ đó giúp tự chủ công nghiệp.
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.
Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động