Xây dựng Hòa Bình (HBC) khi nào qua "cơn bĩ cực"?

Đối lập với sự tự tin của Chủ tịch Lê Viết Hải khi thông báo Hòa Bình (HBC) đã qua "cơn bĩ cực", giới chuyên gia "rụt rè" nói đà phục hồi rất "mong manh".
Ông Lê Viết Hải tiếp tục làm chủ tịch hợp pháp của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình "Nội chiến" ở Xây dựng Hòa Bình: Ông Nguyễn Công Phú rút khỏi HBC Hé lộ danh sách chủ các khoản nợ hơn 6.000 tỷ đồng tại Xây dựng Hòa Bình

"Tứ bề thọ địch"

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) là doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, có sức ảnh hưởng nhất định trên thị trường. Những dự án tiêu biểu mang đậm dấu ấn của HBC có thể kể đến: Tòa nhà văn phòng Vinfast, Keangnam Hanoi Landmark Tower, Saigon Centre, Vietinbank Tower...

Chiến lược phát triển của HBC trong giai đoạn 5 - 10 năm tới là mở rộng quy mô ra trường quốc tế, trọng tâm các thị trường châu Phi, Úc, Canada… Tuy nhiên, những năm gần đây, HBC gặp nhiều thách thức trong hoạt động quản trị doanh nghiệp và quản trị tài chính.

Xây dựng Hòa Bình (HBC) khi nào qua
Xây dựng Hòa Bình (HBC) của Chủ tịch Lê Viết Hải thực sự đã bước qua cơn bĩ cực? (Ảnh minh họa)

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT HBC từng trải lòng với các cổ đông rằng, sự khó khăn của doanh nghiệp hôm nay đã "manh nha" từ năm 2017, trước khi có nhiều biến cố bất lợi cho ngành xây dựng, đặc biệt là trong xây dựng nhà ở đô thị và du lịch nghỉ dưỡng - hai lĩnh vực xây dựng chủ yếu của HBC.

Bối cảnh chung là vậy, tác hại của dịch bệnh Covid-19 còn đó nhưng HBC lại tiếp tục bắt đầu năm 2023 với một câu chuyện không mong muốn, đó là nổ ra cuộc "nội chiến" trong HĐQT khiến cấu trúc thượng tầng gặp biến động. Kết cục, năm 2023, "ông lớn" ngành xây dựng buộc phải "ôm" khoản lỗ ròng hơn 1.115 tỷ đồng, là năm thứ hai liên tiếp thua lỗ, đẩy HBC đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc (cổ phiếu trên sàn bị hủy nếu thua lỗ 3 năm liên tiếp).

Không chỉ cổ đông HBC "đứng ngồi không yên", bài toán tài chính đang rất cần có lời giải để làm trấn an các chủ nợ doanh nghiệp, khi vốn chủ sở hữu cuối năm 2023 chỉ còn 93,8 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ là 2.741 tỷ đồng, bị "nhấn chìm" bởi số lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng.

Dù cho ông Lê Viết Hải rất tự tin phát biểu trước nhà đầu tư, trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 (tổ chức cuối tháng 4/2024), rằng HBC đã vượt qua tình thế "bĩ cực, ngàn cân treo sợi tóc" nhưng động thái đó là chưa đủ để xua tan nỗi lo đang bủa vây doanh nghiệp. Cổ phiếu HBC vẫn chỉ được thị trường định giá ở mức trên 7.000 đồng/cp, chạm vùng "đáy" kể từ khi lên sàn.

Trên thực tế, ngay sau phiên họp quan trọng nhất năm, HBC đã công bố Báo cáo tài chính quý I có lãi trên 56 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 445 tỷ đồng), doanh thu tăng trưởng 16% lên 1.650 tỷ đồng.

Song, nếu quan sát kỹ từng hạng mục kết quả kinh doanh, dễ dàng nhận thấy chi phí giá vốn vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn dẫn tới khoản lãi gộp chỉ hơn 20 tỷ đồng. Nếu không xuất hiện khoản doanh thu tài chính tăng vọt từ 2,5 tỷ đồng lên 113,6 tỷ đồng (chủ yếu do lãi bán các khoản đầu tư gần 110 tỷ đồng), chắc chắn quý này HBC khó có thể đảo chiều tình trạng thua lỗ của mình sau 4 quý liên tiếp.

Các chuyên gia phân tích cũng nhận thấy rõ điều "bất thường" này, và trong báo cáo vừa phát hành, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá sự hồi phục của HBC là "mong manh".

"Bóc ngắn cắn dài"

Đi sâu vào cơ cấu tài sản của HBC, việc khoản phải thu chiếm phần lớn tài sản, đạt hơn 10.610 tỷ đồng tại ngày chốt số liệu quý I/2024, đặt ra những lo ngại nhất định. Ngoài ra, dự phòng nợ khó đòi đạt gần 2.400 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy tốc độ thu hồi nợ còn tương đối chậm chạp, thiếu hiệu quả.

"Điều này đặt ra rủi ro đáng kể đến kết quả kinh doanh của HBC trong trường hợp các khoản phải thu tiếp tục trở thành nợ xấu và doanh nghiệp phải thực hiện trích lập dự phòng", VCBS nhận định và đánh giá khả năng cao HBC sẽ tiếp tục trích lập dự phòng trong năm 2024.

Nguyên nhân là vì các doanh nghiệp bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng, nhu cầu về bất động sản còn chưa chắc chắn. Đồng thời, HBC ghi nhận khoản phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng, tức ghi nhận trước khi chủ đầu tư nghiệm thu và lập hóa đơn. Do đó, khoản phải thu tại HBC thường có tốc độ tăng cao hơn so với những doanh nghiệp ghi nhận theo khối lượng công việc đã được nghiệm thu - nhóm phân tích lo ngại.

Mặt khác, tỷ lệ nợ vay cao, vốn chủ bị bào mòn, áp lực chi phí lớn là những tín hiệu đáng báo động cho HBC. Ròng rã thua lỗ khiến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tại quý I đã đạt 30 lần, bất chấp doanh nghiệp đang có những nỗ lực giảm tải nợ vay, cấu trúc vốn hiện tại được đánh giá là tương đối "mong manh".

HĐQT và Ban lãnh đạo HBC đã nhận diện rõ chỉ số dự báo đó, và đưa ra những giải pháp cấp thiết như: bán nợ, hoán đổi nợ, phát hành cổ phiếu riêng lẻ và chuyển nhượng thiết bị xây dựng. Trong đó, phương án được chú trọng nhất là phát hành 200 triệu cổ phiếu riêng lẻ giá 12.000 đồng/cp, dự kiến thu về 2.400 tỷ đồng cho HBC.

Giả sử những phương án đề xuất trên đều thành công, HBC sẽ thu về khoảng 3.800 tỷ đồng giúp bù đắp khoản lỗ lũy kế và tăng giá trị vốn chủ sở hữu, tạo bộ đệm nguồn vốn dày hơn cho doanh nghiệp, trở thành động lực phục hồi trong thời gian tới.

Tuy nhiên, VCBS đánh giá đây chỉ là giải pháp hỗ trợ tạm thời, không mang tính bền vững. Trong bối cảnh ngành xây dựng có tính cạnh tranh cao, các chủ đầu tư thường ưu tiên những doanh nghiệp xây dựng có cơ cấu tài chính vững, do đó HBC cần cải thiện hoạt động kinh doanh cốt lõi, khôi phục vị thế doanh nghiệp để có thể kết nối với nhiều chủ đầu tư lớn, mở rộng quy mô dự án.

Thêm nữa, nhìn vào thị giá của HBC với khoảng 7.000 đồng/cp, mức giá chào bán riêng lẻ 12.000 đồng/cp cho lô 200 triệu cổ phiếu có phần kém hấp dẫn, đồng nghĩa tỷ lệ thành công là khó đoán định.

Xây dựng Hòa Bình (HBC) khi nào qua
Cổ phiếu HBC vẫn đang "lay lắt" ở vùng giá thấp nhất từ khi lên sàn. (Ảnh chụp màn hình)

Lộ diện rủi ro

Đặc biệt, trong điều kiện nguồn vốn hạn chế, HBC cho biết đã thực hiện mở rộng mảng bất động sản bằng cách sử dụng nguồn vốn từ việc chào bán cổ phiếu cho đối tác để mua các dự án bất động sản.

HBC đã thực hiện thành công phương án này với dự án 127 An Dương Vương (quận 6, TP. Hồ Chí Minh). Ước tính thương vụ này đem về 564 tỷ đồng, dự kiến ghi nhận trong quý II/2025.

Với dự án Resort Hải Lưu, HBC đang trong quá trình đàm phán, trong trường hợp thành công, doanh nghiệp sẽ ghi nhận lãi dự kiến 800 tỷ đồng vào quý IV/2025. Việc M&A các dự án có pháp lý sạch, sẵn sàng bàn giao giúp công ty đẩy nhanh tiến độ ghi nhận dòng tiền. Đây là chiến lược phù hợp trong giai đoạn dòng tiền lớn của HBC tắc nghẽn tại khoản phải thu.

Dẫu vậy, VCBS đã chỉ ra điểm hạn chế của chiến lược này nằm ở rủi ro pha loãng cổ phần, do mua lại dự án bằng nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu. Cộng với chiến lược phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ, cơ cấu cổ đông bị phân mảnh là điều khó tránh khỏi và có thể dẫn tới rủi ro tranh chấp quản trị, ảnh hưởng tới uy tín kinh doanh, khả năng huy động nguồn vốn sau này.

Bên cạnh đó, chiến lược mở rộng thị trường nước ngoài thông qua việc M&A doanh nghiệp địa phương và góp vốn vào các dự án bất động sản trong khu vực để lấy lợi thế cung cấp dịch vụ tổng thầu thi công, cũng chứa đựng những yếu tố thách thức đáng nhìn nhận.

VCBS cho rằng, dưới bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong ngành xây dựng dân dụng do nguồn việc hạn chế, mục tiêu cốt yếu của HBC trong chiến lược này là mở rộng biên lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, để mở rộng biên lợi nhuận ròng, HBC sẽ vấp phải những rào cản về pháp lý và sự cạnh tranh gay gắt từ những doanh nghiệp xây dựng nội địa.

Đồng thời, đây là cuộc chơi đòi hỏi nguồn vốn lớn, nên chiến lược này cần có hiệu quả sử dụng vốn ổn định thông qua việc tái đầu tư tại thị trường nước ngoài - nơi mà HBC chưa có nhiều lợi thế cạnh tranh.

Ngoài ra, việc tận dụng lợi thế chi phí vật liệu thấp từ Việt Nam sẽ chỉ khả thi khi hoạt động xây lắp của HBC tại địa phương đã đạt quy mô đủ lớn để thành lập tuyến xuất nhập khẩu mới và thay đổi chuỗi cung ứng vật liệu xây dựng trong khu vực...

Tựu chung, những khó khăn nêu trên đã nói lên thực tế khó phủ nhận, đó là đà phục hồi của HBC thời gian tới còn rất "mong manh".

Hoa Đông
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn đang thu hút khá nhiều luồng ý kiến, trong đó lộ trình thực hiện rất được quan tâm.
Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Thay vì tính một mức phí SMS Banking cố định hàng tháng như trước, hiện nhiều ngân hàng đã chuyển sang tính phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh.
Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu của toàn cầu. Cần phải có những ưu tiên thúc đẩy tài chính xanh để giải quyết vấn đề thiếu nguồn lực cho tăng trưởng xanh.
Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước quy định, từ ngày 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được có chức năng ghi nhớ mã khóa bí mật truy cập (mật khẩu).
Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay.

Tin cùng chuyên mục

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Sự phục hồi nhu cầu trong nước và xuất nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh lạm phát cao đã gia tăng thu ngân sách. Dự báo, thu ngân sách 2024 về đích trước hẹn.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá cần lộ trình hợp lý, kết hợp xử lý nghiêm vi phạm, nâng cao nhận thức cộng đồng là giải pháp cần áp dụng đồng bộ.
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Báo cáo thường niên của VietinBank được tăng cường nội dung, gia tăng hàm lượng thông tin liên quan đến kinh doanh, thực hành ESG để đảm bảo tính minh bạch.
Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp, định hướng, chỉ đạo liên quan tới ESG trong hoạt động ngân hàng.
Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ ban hành Nghị định số 152/2024/NĐ-CP ngày 15/11/2024 bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự.
ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Ngày 14/11/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vinh dự được nhận giải “Chất lượng điện Thanh toán quốc tế xuất sắc 2024” do JP Morgan trao tặng.
Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, không thiếu vốn dành cho đồng bằng sông Cửu Long, nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn.
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất - nhóm vốn hóa lớn năm 2024.
Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Tại Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng: Thay đổi trụ sở chính, góp vốn, mua cổ phần, bổ sung thành viên Hội đồng quản trị,…
Nhà băng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Những giải pháp tài chính phù hợp từ ngân hàng đang trở thành công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng tốc trong gian đoạn cuối năm.
Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife Việt Nam được vinh danh trong “Top 40 Doanh nghiệp xuất sắc trong gắn kết mục tiêu kinh doanh và trách nhiệm xã hội" tại lễ tôn vinh Saigon Times CSR
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Thông qua chương trình “Mở BIZ MBBank ngay - Quay trúng lớn”, MB mang đến hàng loạt phần thưởng hấp dẫn, tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp SME.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

25 năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không ngừng hoàn thiện nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank là ngân hàng có thu nhập hoạt động và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao nhất ngành ngành Ngân hàng.
BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội BIDV và KiotViet đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.
Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn Manulife vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 năm 2024 với sự tăng trưởng nổi bật ở nhiều chỉ số kinh doanh, nối tiếp đà tăng của quý 2 trước đó
Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT và Sun Life Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ
Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Sáng 14/11, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Giữa rừng tiện ích ngày càng nở rộ, những sản phẩm, dịch vụ đi từ sự thấu hiểu nhu cầu được xây dựng trên nền tảng ngân hàng số hiện đại của TPBank vẫn độc đáo.
Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng tối đa chỉ 5,25%/năm

Ngân hàng Nhà nước quy định, lãi tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô tối đa ở mức 5,25%/năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động