Xây dựng hạ tầng dự trữ xăng dầu- yếu tố quan trọng đảm bảo ổn định nguồn cung

Xăng dầu là nguồn năng lượng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo đó, hạ tầng dự trữ xăng dầu, cung ứng đồng bộ, ổn định, là yếu tố quan trọng
Đến năm 2030, Việt Nam cần gần 12 tỷ USD đầu tư cho hạ tầng dự trữ xăng dầu, khí đốt Đề xuất xây dựng kho dự trữ xăng dầu tại thành phố Đà Nẵng

Sáng nay (12/4), Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức Tọa đàm: “Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng hạ tầng dự trữ xăng dầu góp phần đảm bảo nguồn cung - những vấn đề đặt ra”.

Xây dựng hạ tầng dự trữ xăng dầu- yếu tố quan trọng đảm bảo ổn định nguồn cung

Dự trữ xăng dầu là rất cần thiết

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, không phải ngẫu nhiên mà Bộ Chính trị, cũng như các cơ quan quản lý nhà nước đã có rất nhiều nghị quyết, luật, nghị định, thông tư, các quy định khác liên quan đến an toàn về dự trữ tăng dầu.

Điển hình là Nghị quyết số 41 năm 2015 về chiến lược phát triển dầu khí định hướng đến năm 2025 và năm 2035. Hiện nay, Nghị quyết này cũng đang được Ban Kinh tế Trung ương tổng kết và chắc chắn sẽ có nghị quyết mới. Sau đó, có Nghị quyết số 55 năm 2020 về định hướng phát triển năng lượng đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045. Tiếp theo có một số luật cũng quy định rất rõ.

Chúng ta biết rằng, Luật Dự trữ quốc gia đã có một điều khoản riêng quy định về dự trữ xăng dầu. Năm 2022, Quốc hội thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi). Trong Luật Dầu khí (sửa đổi) cũng đã có các cơ chế, chính sách để chúng ta có thể phát triển được hệ thống khai thác và dự trữ xăng dầu, trong đó có 4 khâu được nhấn mạnh xuyên suốt trong các cái văn bản này bao gồm việc khai thác, chế biến, dự trữ và phân phối xăng dầu”- ông Nguyễn Mạnh Hùng nêu cụ thể.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ tại tọa đàm
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ tại tọa đàm

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Đức Hạnh - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP dầu khí Sơn Hải phân tích, mục tiêu của Nghị quyết 55 tại điểm b các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu trong nước và thị trường chiến lược đáp ứng tối thiểu 70 ngày nhập dầu. Cho nên, việc dự trữ xăng dầu là rất cần thiết, là tất yếu khách quan để bảo đảm dự trự năng lượng quốc gia.

Hiện nay, theo quy định pháp luật là Nghị định 53 và Nghị định 95 trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu phải bảo đảm 20 ngày, nhưng thực tế chỉ được 6,5 ngày. Vì không được dự trữ đầy đủ nên xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung ứng nên các doanh nghiệp rất khó”- ông Nguyễn Đức Hạnh đánh giá.

Ông Nguyễn Đức Hạnh chia sẻ thêm, như Nhật Bản, dự trữ xăng dầu quốc gia 126 ngày tại kho Nhà nước và kho thuê của tư nhân. Doanh nghiệp dự trữ 78 ngày tại các kho, bể chưa lọc dầu và tại các kho xăng dầu thuộc doanh nghiệp tư. Dự trữ hợp tác với các quốc gia khác sản xuất mỏ là 4 ngày. Dự trữ này doanh nghiệp 50 % đối với dầu mỏ và dầu thô. Đối với quốc gia là 90% dầu thô, 10% đối với các loại hình dự trữ khác. Việc dự trữ 90% dầu thô là để tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh tế vì đỡ hao hụt, bay hơi.

Về phía Bộ Công Thương, ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt đã được đầu tư tương đối hiệu quả và cũng góp phần bảo đảm nguồn cung xăng dầu, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của xã hội cả trong điều kiện bình thường cũng như khi có biến động thị trường.

Qua đánh giá, chúng tôi thấy nguồn vốn đầu tư hạ tầng kho xăng dầu thời gian qua đa số không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Ở đây chủ yếu là vốn của doanh nghiệp, cụ thể là 30% vốn của chủ đầu tư và 30% là vốn của các tổ chức tín dụng tài trợ”- ông Nguyễn Hoàng Giang nêu.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay theo thống kê, có trên 30 doanh nghiệp đầu mối, chiếm khoảng 98% quy mô sức chứa của hệ thống. Các doanh nghiệp có vốn nhà nước có tổng sức chứa khoảng trên 3 triệu m3, chiếm 63% tổng sức chứa, với chủ lực là Tập đoàn Xăng đầu Việt Nam (Petrolimex), PVoil và Tổng công ty xăng dầu Quân đội. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tổng sức chứa khoảng gần 2 triệu m3, chiếm khoảng 37% tổng sức chứa.

Theo đó, vai trò của nguồn lực xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng dự trữ xăng dầu khá quan trọng trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước ngày càng hạn hẹp. Trong quy hoạch hạ tầng cung ứng dự trữ xăng dầu 2021-2030, tầm nhìn 2050, Bộ Công Thương tiếp tục đưa ra những giải pháp về huy động vốn đầu tư nguồn lực xã hội. Còn nguồn lực của ngân sách nhà nước ngành sẽ ưu tiên tập trung cho khâu dự trữ quốc gia.

Về vai trò của hạ tầng dự trữ xăng dầu, ông Nguyễn Hoàng Giang cũng nêu bật 6 yêu cầu, như sau:

Thứ nhất là góp phần cho giảm thiểu tối đa chi phí vận tải. Thứ hai bảo đảm chất lượng xăng dầu. Thứ ba là công tác cung ứng xăng dầu kịp thời và nhanh chóng. Thứ tư duy trì nguồn cung xăng dầu cho các đầu mối tiêu thụ. Thứ năm là chủ động và bình ổn giá khi thị trường dầu mỏ thế giới có sự biến động. Thứ sáu là mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp và lợi ích gián tiếp cho sự phát triển kinh tế- xã hội tại địa bàn có kho xăng dầu.

Với nhận thức như trên đã xác định vai trò của hệ thống dự trữ xăng dầu bảo đảm nguồn cung phục vụ sự phát triển kinh tế- xã hội cũng như nhu cầu tiêu thụ của người dân, đặc biệt trong biến động thị trường hoặc xảy ra các tình huống bất ngờ. Trong những năm qua, ngay cả khi chưa có Luật Quy hoạch thì các quy định về lập quy hoạch ngành phục vụ phát triển kinh tế- xã hội thông qua Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Bộ Công Thương.

Việc coi trọng công tác xây dựng quy hoạch hạ tầng dự trữ vừa đảm bảo vai trò, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước, cũng như phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội đối với từng thời kì. Quy hoạch cũng để định hướng cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như các nhà đầu tư đầu tư xây dựng hệ thống dự trữ hạ tầng xăng dầu.

Chủ động khâu dự trữ xăng dầu để đảm bảo nguồn cung

Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, xăng dầu đã và vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, đối với mặt hàng lĩnh vực xăng dầu bên cạnh mục tiêu sớm chủ động trong khâu sản xuất trong nước thì cũng cần sớm chủ động cả trong khâu dự trữ để đáp ứng, đảm bảo cung cấp ổn định cho mọi hoạt động của nền kinh tế quốc dân trong mọi tình huống.

 Ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Công Thương phát biểu tại Tọa đàm
Ông Nguyễn Hoàng Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Công Thương phát biểu tại Tọa đàm

Chia sẻ thêm về nội dung này, ông Nguyễn Hoàng Giang cho biết, loại hình kho thứ nhất là phải có năng lực nhập khẩu hàng hóa từ tầu 10.000 DWT trở lên, phương thức nhập hàng thì có hai hình thức: Hoặc nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài qua kho ngoại quan hoặc làm trực tiếp ở các nhà máy lọc dầu trong nước, như kho Nghi Sơn và Dung Quất.

Loại hình kho thứ hai là kho xăng dầu tuyến sau, có quy mô dung tích nhỏ hơn, khoảng 15.000 mét khối và khu vực cầu cảng cũng tương ứng. Nguồn nhập hàng từ các kho xăng dầu đầu mối hoặc có thể nhập trực tiếp từ các nhà máy lọc dầu.

Loại hình thứ ba là kho nhà máy lọc dầu và các kho thành phẩm trong các nhà máy lọc dầu, nhà máy pha chế xăng dầu.

Thứ tư là kho ngoại quan, loại hình này thực hiện độc lập theo quy định của Luật hải quan.

Cuối cùng loại hình thứ năm chính là hệ thống kho bãi trong các khu vực sân bay, là kho nhiên liệu bay liền kề các cảng hàng không và cung cấp trực tiếp cho các hãng hàng không.

Thực hiện theo Luật Quy hoạch, cụ thể ở đây là quy hoạch kết cấu ngành quốc gia, Bộ Công Thương được Thủ tướng Chính phủ phân công thực hiện quy hoạch hạ tầng cung ứng dự trữ xăng dầu và khí hóa lỏng. Theo đó, thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với 63 tỉnh, thành và các bộ, ngành, lấy ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội theo quy định của Luật Quy hoạch.

Phân tích cụ thể hơn, ông Giang cho biết, đánh giá của kết quả thực hiện kế hoạch thời kì trước, cho thấy, hiện nay trên phạm vi cả nước, trong tổng số hơn 200 kho lưu trữ, có 90 kho số lượng kho từ 5.000 đến khoảng 100.000 mét khối, với tổng sức chứa khoảng trên 5,3 triệu mét khối. “Theo đánh giá định kỳ, Bộ Công Thương cùng các đơn vị tư vấn đánh giá cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về dự trữ và cung ứng xăng dầu. Và có thể nói, không phát sinh tình trạng đứt gẫy cung ứng do thiếu hạ tầng”- ông Nguyễn Hoàng Giang khẳng định.

Theo Bộ Công Thương, trong hồ sơ quy hoạch của thời kỳ 2021 2030 và tầm nhìn 2050, xác định vẫn tiếp tục định hướng phát triển hệ thống dự trữ xăng dầu theo tinh thần vừa kế thừa, vừa duy trì dự trữ như hiện nay. Tới đây, vấn đề này còn phải đáp ứng cả nhu cầu dự trữ lẫn dự trữ quốc gia, từng bước nâng lên theo mục tiêu của Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị trong định hướng phát triển chiến lược quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045 là đảm bảo tối thiểu trong 90 ngày.

Trong quy hoạch Bộ Công Thương vừa bảo vệ trước Hội đồng Quy hoạch quốc gia, nội dung này đã bám sát về các quy định của quy hoạch. Cụ thể ở đây là quy hoạch hạ tầng quốc gia. Quy hoạch mới này có tính tích hợp giữa các ngành, các vùng làm sao đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội. Trong đó có định hướng để tái phân bổ không gian, để khai thác, sử dụng tốt hơn với cả hệ thống hạ tầng đã được đầu tư cũng như dự kiến đầu tư trong thời gian tới.

Bổ sung thêm giải pháp, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, liên quan đến các căn cứ pháp lý, để triển khai được các việc đảm bảo các nguồn cung, chúng ta phải rà soát lại các cái nghị quyết, các luật cũng như các quy định pháp lý khác. Để triển khai được tốt hơn, sắp tới sẽ có Nghị quyết để thay thế Nghị quyết 41 về chiến lược phát triển ngành dầu khí. Ngoài ra, cái luật ví dụ như Luật Dự trữ Quốc gia, các luật về thuế, luật chuyên ngành, nếu cần thiết, chúng ta cần phải có những cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho việc nhập khẩu rồi lưu trữ, phân phối xăng dầu và đáp ứng được nhu cầu phát triển của quốc gia.

"Đề nghị cho tiếp tục dự trữ xăng dầu quốc gia được dự trữ chung với dự trữ xăng dầu lưu thông vì hệ thống kho bãi đang hạn chế. Mặc dù điều này chưa được đúng lắm với quy định của Luật dữ trữ quốc gia về chuyên biệt. Ngoài ra, họ cũng đề nghị có sự điều chỉnh về cái mức phí quả lý xăng dầu liên quan đến dự trữ quốc gia. Vấn đề này, hiện nay được biết đang áp dụng theo một cái văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch Đầu tư cách đây 20 năm và định mức chi phí quản lý là khoảng gần 15.000 đồng/lít. Theo đó, chi phí tính toán được vào khoảng 70.000 đồng đến 80.000 đồng rồi. Do vậy, cần phải điều chỉnh mức phí này cho nó phù hợp và đáp ứng được bối cảnh phát triển đất nước hiện nay"- ông Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất.

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra mục tiêu, sau năm 2030 về hạ tầng dự trữ xăng dầu, dự trữ khí đốt; cung ứng xăng dầu, khí đốt. Dự thảo cũng đề ra quy hoạch phát triển hệ thống kho xăng dầu, đường ống xăng dầu; kho khí đốt, đường ống khí đốt. Tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt đến năm 2030 khoảng 270.000 tỉ đồng.

Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Trước tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các nước đều có những cơ chế đặc thù. Luật Điện lực (sửa đổi) của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Các nước châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt của Nga vì rẻ hơn khi mua từ các nhà cung cấp khác và nguồn cung cấp đáng tin cậy hơn.
Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Nhà điều hành mạng lưới khí đốt của Slovakia cho biết, họ tiếp tục nhận khí đốt từ Nga trong bối cảnh có thông tin cho rằng nguồn cung khí đốt cho Áo bị cắt.
Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Công ty Điện lực Lào Cai đã hoàn thành công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện, tạo bệ phóng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) và công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
PC Lào Cai:

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Công ty Điện lực Đắk Nông (PC Đắk Nông) triển khai giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế địa phương những tháng cuối năm 2024.
Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Ứng dụng thiết bị bay không người lái và ứng dụng công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây truyền tải đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành 2 quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV trên địa bàn.
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện, ngành điện TP. Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả nổi bật trong tất cả các mặt hoạt động.
Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Theo Ban Quản lý dự án Điện 2 (EVNPMB2), các dự án thành phần tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch vẫn còn một số vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung ứng điện năm 2025.
EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’ với các hoạt động phong phú, thiết thực để tri ân chân thành, sâu sắc đến khách hàng sử dụng điện.
Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Để cung cấp điện năm 2025, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng phụ tải.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.
Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Theo bài viết trên csis.org, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông đang định hình lại thị trường năng lượng toàn cầu, tuy nhiên giá dầu thế giới được cho vẫn bình ổn.
Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Ngày 13/11, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) có buổi làm việc cùng Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu (GCGF) về phát triển nhiên liệu sinh học.
PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

PC Đắk Lắk tăng cường các công tác phát quang hành lang tuyến, tuyên truyền an toàn điện, đặc biệt là các khu vực có diện tích rừng trồng, rừng nguyên sinh lớn.
Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân về triển khai đầu tư dự án Trạm biến áp 110 kV Sân bay Cam Ranh và đấu nối.
Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh và đoàn công tác làm việc với PC Bình Định về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển giai đoạn 2021 – 2025.
Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo, Trường Đại học Điện lực giới thiệu Dự án đào tạo về Điện gió tại Việt Nam.
Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Trong tháng 10/2024, sản lượng điện của Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã đạt gần 2,9 tỷ kWh, tương đương 109,1% kế hoạch.
Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Công ty Thủy điện Hòa Bình chính thức công bố đã đạt mốc sản lượng 280 tỷ kWh điện kể từ khi đưa tổ máy số 1 vào hoạt động vào năm 1988.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động