Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị

Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị, từ đó xây dựng quản lý đô thị thông minh, tiếp đến cung cấp các dịch vụ tiện ích thông minh.
Hà Nội: Nhiều quận, huyện chuyển đổi số thành công Phát triển đô thị thông minh: Cần tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một cách tiếp cận tổng thể

Phát triển đô thị thông minh cần bắt đầu từ quy hoạch

Chia sẻ tại hội thảo “Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm” trong khuôn khổ hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023 ngày 29-30/11, ông Trần Ngọc Linh – chuyên gia Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng nhấn mạnh, xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị, từ đó xây dựng quản lý đô thị thông minh, tiếp đến cung cấp các dịch vụ tiện ích thông minh.

Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và các bộ ngành, địa phương duy trì sự kết nối thường xuyên trong triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu về phát triển đô thị thông minh. Đến thời điểm hiện nay, cả nước có 48/63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã hoặc đang triển khai xây dựng đề án phát triển đô thị thông minh.

Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị
Hội thảo “Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm” trong khuôn khổ hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023 ngày 29-30/11.

Theo ông Trần Ngọc Linh, từ năm 2020 tới nay, trên địa bàn cả nước chưa có biến động nhiều về các dự án đầu tư xây dựng đô thị thông minh, các dự án được đề xuất tại một số tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Chủ yếu cũng mới ở bước ban đầu chấp thuận chủ trương đầu tư, lập quy hoạch chi tiết dự án hoặc chỉ mới đang nghiên cứu, xây dựng đề xuất.

Đề cập một số khó khăn trong phát triển đô thị thông minh, ông Trần Ngọc Linh cho biết, các địa phương chủ yếu mới đang triển khai ở những bước cơ bản, nội dung thực hiện chủ yếu xoay quanh việc ứng dụng công nghệ và các tiện ích phục vụ cho đô thị thông minh. Các nội dung liên quan đến quy hoạch thông minh và quản lý xây dựng phát triển đô thị thông mình còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện (do hạn chế về nguồn lực, dữ liệu cho đô thị thông minh..).

Cơ chế nguồn lực cho sự phát triển đô thị thông minh còn thiếu; chưa có hình thức liên kết, kết nối doanh nghiệp, kinh tế tư nhân trong phát triển đô thị thông minh nên việc phát huy nguồn lực từ xã hội còn riêng rẽ, chưa đồng bộ, hệ thống hóa. Tính kết nối, cơ chế chia sẻ kinh nghiệm giữa các đô thị đang tiến hành xây dựng đô thị thông minh còn chưa cao…

Ông Trần Ngọc Linh phân tích: "Mặc dù nhận thức của toàn xã hội về phát triển đô thị thông minh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đây vẫn là vấn đề rất mới và không dễ tiếp cận không chỉ đối với Việt Nam mà cả trên thế giới, do đó cần có thêm thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu thực hiện thí điểm và áp dụng".

Bên cạnh đó, đề cập hướng triển khai trong thời gian tới, ông Trần Ngọc Linh nhấn mạnh, phát triển đô thị thông minh cần được bắt đầu từ công tác quy hoạch. Cùng với đó xây dựng phát triển kết cầu hạ tầng và các công trình kiến trúc đô thị theo Đồ án quy hoạch được duyệt một cách thông minh. Việc xây dựng đô thị thông minh đòi hỏi sự tham gia tích cực của tất cả các cấp, ngành.

Chuyển đổi số là nhu cầu cấp thiết

Chia sẻ tại hội thảo về những bài toán đang cần lời giải để xây dựng thành phố thông minh, Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội - ông Cù Ngọc Trang cho biết, chuyển đổi số là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng thành phố thông minh.

Ông Cù Ngọc Trang cho biết, năm nay TP. Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch về chuyển đổi số; đặc biệt là sự tiên phong của lãnh đạo UBND thành phố với tư duy rất quyết đoán và quyết liệt đã giúp quá trình chuyển đổi số có chuyển biến tích cực.

Theo Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố, khó khăn ảnh hưởng đến tiến trình chuyển đổi số của TP. Hà Nội là nhận thức và sự quyết tâm tại một số cơ sở còn chưa quyết liệt. Ngoài ra, sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, nếu được ủng hộ thì tiến trình sẽ được diễn ra nhanh hơn và thực chất hơn. Bên cạnh đó, vấn đề dữ liệu còn chưa tập trung, chưa được chia sẻ kết nối…

Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị
Ông Cù Ngọc Trang - Phó Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội

"Thách thức lớn nhất là người dân phải tham gia vào dịch vụ công trực tuyến. Muốn vậy, người dân phải có kỹ năng số và cũng mong muốn tham gia vào dịch vụ công. Vừa qua, Hà Nội đã miễn lệ phí một số dịch vụ công cho người dân. Tới đây, Hà Nội sẽ để cán bộ công chức đảng viên gương mẫu trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến; đồng thời tuyên truyền cho người xung quanh về các tiện ích khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến", Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố nhận định.

Để thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn phục vụ nhu cầu tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, ông Cù Ngọc Trang cho biết, thành phố sẽ triển khai nền tảng công dân số, công chức số trên địa bàn thành phố; thí điểm tiếp dân trực tuyến...

Tại hội thảo, ông Trần Thiện Chính - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện nhận định, để Hà Nội chuyển đổi số toàn diện khả thi và hiệu quả, người đứng đầu các cấp phải nhận thức đúng và có quyết tâm thực hiện. Ngoài ra, các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy chuẩn để triển khai việc chuyển đổi số. Quan trọng nhất là nền tảng kỹ thuật số để biến ý chí và hành động thành hiện thực.

Chia sẻ về mục tiêu chuyển đổi số quận huyện, về chính quyền số, ông Vũ Việt Hưng -Chuyên gia tư vấn, Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel cho rằng, cần nâng cao công tác quản lý, điều hành của chính quyền, tăng tính tương tác của chính quyền và người dân.

Cụ thể, về kinh tế số, cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; thúc đẩy thương mại điện tử phát triển kinh tế địa phương, quảng bá sản phẩm dịch vụ. Về xã hội số, cần đảm bảo hạ tầng viễn thông, trang thiết bị công nghệ thông tin, trang bị kỹ năng số cho người dân, cán bộ công chức, nâng cao đời sống, an sinh xã hội của người dân.

Xây dựng đô thị thông minh phải bắt nguồn từ việc quy hoạch đô thị
Các đại biểu tham dự hội nghị

Về giải pháp, ông Vũ Việt Hưng đề xuất trợ lý ảo trợ giúp người dân tra cứu, thực hiện điền thông tin, thông báo kết quả xử lý nhằm giải quyết khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về dịch vụ công hay thủ tục phức tạp và mất thời gian khi sử dụng dịch vụ công, thông tin cá nhân phải khai báo nhiều lần, trùng lặp.

Ngoài ra, ông Hưng đề xuất ứng dụng di động để gửi yêu cầu, đơn đơn ký trực tuyến, trang web chính thức của cơ quan chức năng giúp người dân tiết kiệm thời gian và nâng cao trải nghiệm.

Đặc biệt, các quận huyện có thể giải quyết các vấn đề xung quanh công tác giải phóng mặt bằng và giải quyết khiếu nại của người dân qua hệ thống phản ánh hiện trường. Điều này giúp giải quyết khó khăn trong việc quản lý và giám sát các dự án trên địa bàn quận/huyện; đồng thời nâng cao tính minh bạch trong quy hoạch, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Bên cạnh đó, ông Hưng gợi ý cách tiếp cận chuyển đổi số hướng tới người dân cụ thể như phải xác định nhu cầu người dân, từ đó xây dựng giải pháp dựa trên nhu cầu của người dân. Trong quá trình triển khai phải đảm bảo an toàn thông tin, thông tin cá nhân và không ngừng lắng nghe, cải tiến để gia tăng sự hài lòng và tin tưởng của người dân.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.
Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Bộ Công Thương kiểm tra việc chấp hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Vĩnh Phúc

Ngày 25/4/2024, Đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương làm việc với Sở Công Thương Vĩnh Phúc về việc chấp hành pháp luật về Sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Địa phương chủ động đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

Để đón làn sóng đầu tư mới trong ngành công nghiệp bán dẫn, nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực.
Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương: Đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ

Thời gian tới, Bình Dương đầu tư phát triển 4 cụm công nghiệp hỗ trợ, diện tích mỗi cụm 75 ha, trong đó xây dựng 1 cụm công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành cơ khí.

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Bình Dương xuất siêu đạt 3,4 tỷ USD trong 4 tháng năm 2024

Lũy kế xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 của Bình Dương đạt 11 tỷ USD, tăng 15,6% so với với cùng kỳ năm 2023, thặng dư thương mại đạt 3,4 tỷ USD.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đối thoại, gỡ khó cho chợ truyền thống

Ngày 23/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại với tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tái lập huyện Long Đất

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong thời gian tới.
Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất vượt khó

Sở Công Thương An Giang đang tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, giúp hoạt động sản xuất công nghiệp tăng tốc.
Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Hà Giang: Từng bước tiến sát đến mục tiêu giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Hà Giang phát triển mô hình kinh tế tập thể, HTX nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân liên kết phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Vừa khánh thành, Đài Kiểm soát không lưu sân bay Điện Biên có gì đặc biệt?

Ngày 20/4, sau một năm thi công, Đài Kiểm soát không lưu Điện Biên được khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Lai Châu: Tập trung các giải pháp đảm bảo đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Sáng nay (19/4), Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu khoá XIV tổ chức Hội nghị lần thứ 19 thảo luận và quyết định một số nội dung quan trọng của địa phương
Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

Bà Rịa – Vũng Tàu tạo động lực cho các dự án trọng điểm

HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thông qua 4 nghị quyết, trong đó có 1 nghị quyết thuộc lĩnh vực đầu tư công và 3 nghị quyết thuộc lĩnh vực đất đai.
Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Cần Thơ: Doanh thu trong các khu công nghiệp đạt trên 687 triệu USD

Tổng doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trên địa bàn TP. Cần Thơ là 687,7 triệu USD, tăng 25% với cùng kỳ năm 2023.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Tốc độ tăng trưởng quý I/2024 không đạt như kế hoạch, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn.
Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Nhờ nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quang Bình (Hà Giang) đã tự tin vươn lên làm chủ kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo
Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Tuyên Quang: Tín hiệu vui trong công tác đào tạo nghề

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm cho 22.550 lao động với tỷ lệ qua đào tạo đạt 69,5%, trong đó tỷ lệ có bằng, chứng chỉ là 28%.
Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Lâm Đồng: Triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách Nhà nước

Thu ngân sách quý I/2024 của tỉnh Lâm Đồng tuy đảm bảo dự toán Trung ương giao, nhưng không đạt chỉ tiêu. Tỉnh này đang triển khai các giải pháp nhằm tăng thu.
Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa bão năm 2024, hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phương án ứng phó sự cố đã được PC Hà Giang hoàn tất.
Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Xây dựng Mang Yang - Gia Lai thành thiên đường bò sữa

Nhìn từ các xứ sở bò sữa trên thế giới hiện nay, Mang Yang - Gia Lai hội tụ nhiều yếu tố để có thể xây dựng thành "thiên đường chăn nuôi bò sữa”.
Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Bình Dương: Phát triển logistics gia tăng lợi thế trong thu hút đầu tư

Sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ đã và đang tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy ngành dịch vụ logistics của Bình Dương.
Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Thái Nguyên bứt phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư

Trên đà phát triển, tỉnh Thái Nguyên đang tiếp tục tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp.
Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Tập đoàn TKV luôn xác định tỉnh Lâm Đồng là địa bàn chiến lược để tiếp tục đầu tư thăm dò phát triển tài nguyên và đầu tư các dự án bô xít - alumin mới.
Hơn 700 nhà lãnh đạo và CEO dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tại Bình Dương

Hơn 700 nhà lãnh đạo và CEO dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tại Bình Dương

Từ ngày 14 - 16/4/2024, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế quý I/2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế quý I/2024

Trong quý I/2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, trong đó tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút vốn FDI hơn 1,5 tỷ USD, bằng một phần tư của cả nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động