Xây dựng Đảng – Xây đắp niềm tin của nhân dân với Đảng

Tiến trình phát triển của Đảng ta đã chứng minh: Mọi thắng lợi của cách mạng đều xuất phát từ sức mạnh của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. “Sức mạnh quần chúng” chỉ được tập hợp, phát huy thực sự khi tổ chức Đảng được người dân đặt trọn niềm tin. Vì vậy, công tác xây dựng Đảng có nhiều nội dung và nhiệm vụ, nhưng có thể hiểu xây dựng Đảng chính là nâng cao sức mạnh, sức chiến đấu, hiệu quả lãnh đạo của Đảng. Đảng mạnh thì niềm tin của nhân dân sẽ lớn, sẽ trọn vẹn và sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ giành thắng lợi. Nói cách khác, xây dựng Đảng là xây đắp niềm tin của nhân dân với Đảng...

Đúc rút thực tế từ những chuyến công tác đến với nhiều địa phương khu vực biên giới, vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số - những vùng đất gắn với “thuộc tính” khó khăn, có thể nhận thấy, những địa phương thành công trong thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân, hiệu quả trong xóa đói giảm nghèo... là những nơi tổ chức cơ sở Đảng phát huy được vai trò lãnh đạo, định hướng phát triển bằng những nghị quyết đúng và trúng, có chương trình hành động cụ thể. Hơn hết, yếu tố quyết định thành công là sự đồng lòng hưởng ứng, chung tay thực hiện của người dân...

Bài 1: Khi “ý Đảng” gặp “lòng dân”

Lên với Lạng Sơn những ngày cuối tháng 9, khi chúng tôi đặt vấn đề muốn đến một đảng bộ địa phương để tìm hiểu về công tác xây dựng Đảng, ông Nông Văn Thảm – Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn nói ngay: “Lên với Bình Gia đi, ở đấy anh em làm tốt lắm, Bình Gia được chọn tiến hành Đại hội điểm của Lạng Sơn đấy”...

Định hướng đúng, nghị quyết trúng

5711-dh-1

Đảng bộ huyện Bình Gia tạo dựng được niềm tin của người dân

Không được biết đến nhiều như Đồng Đăng, Hữu Nghị, Tân Thanh thuộc địa bàn các huyện biên giới của Lạng Sơn với cửa khẩu, giao thương hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu sôi động... Bình Gia – huyện miền núi bình yên, lặng lẽ chỉ được nhắc đến với không ít khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây Bình Gia đang chuyển mình mạnh mẽ. Sự chuyển mình trong đời sống, kinh tế của người dân, trong phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồi rừng – vốn là thế mạnh của địa phương. Phát triển bằng tiềm năng, thế mạnh với mỗi địa phương là việc phải làm, tuy nhiên với kinh tế lâm nghiệp, phát triển đồi rừng thì không dễ triển khai. Bởi lẽ, trồng rừng thì phải hàng chục năm mới cho thu hoạch và người dân phải bỏ rất nhiều công sức. Trong khi với một địa bàn như Lạng Sơn, không khó để người dân miền núi tìm được công việc như làm thuê, bốc hàng tại các cửa khẩu để có thu nhập, để lo cho nồi cơm hàng ngày, con em học hành... Thế nhưng, Bình Gia lại đang tạo được phong trào nhà nhà phát triển kinh tế đồi rừng, kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi tạo nên ‘thế trận” bền vững trong đời sống người dân. Theo báo cáo chính trị trình Đảng bộ huyện Bình Gia nhiệm kỳ 2020 – 2025, giai đoạn 2015 – 2020 toàn huyện trồng trên 5.300 ha rừng sản xuất, khai thác gỗ rừng trồng bình quân hàng năm 1.731m3/năm, bước đầu tạo thu nhập ổn định cho người dân. Cùng với đó, những năm qua địa phương tập trung nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư vào những cây trồng có thế mạnh có giá trị kinh tế như: cây hồi, quế, thạch đen, quýt, trồng cây lấy gỗ. Sản lượng hoa hồi khô bình quân đạt 1.538 tấn, thạch đen 1.900 tấn, quýt trên 300 tấn... Dù qui mô chưa lớn những bước đầu hình thành sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong dân.

5711-bi-thy-tynh-yy-thym-tyi-yyng-mo-1

Đồng chí Lâm Thị Phương Thanh - Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn thăm mô hình trang trại của người dân tại huyện Bình Gia

Trong không khí thành công của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Bí thư huyện ủy Lương Trương Đạt chia sẻ: Thành công nhất của Bình Gia đến nay là tạo được “sức nóng” trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Người dân tích cực tham gia với một tâm thế vững vàng. Không có cửa khẩu, địa bàn hoàn toàn trong nội địa, đất đai đồi rừng rộng lớn nếu không phát triển kinh tế nông lâm nghiệp thì lãng phí tiềm năng. Quan trọng hơn, từ những nhiệm kỳ trước, giai đoạn trước Đảng bộ huyện đã có những định hướng, xác định hướng đi trong phát triển kinh tế nông lâm nghiệp. Giai đoạn khó khăn ban đầu đã qua, người dân đã nhận thấy lợi ích, tính bền vững và bước đầu đã được thành quả từ kinh tế nông, lâm nghiệp... Về phát triển kinh tế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện vừa qua cũng đã đưa lên hàng đầu chương trình phát triển kinh tế đồi rừng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo phát triển các mô hình sản xuất ở các xã để phấn đấu thực hiện thực hiện tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP)... Như vậy, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn phải là chủ đạo, xuyên suốt. “Phát triển kinh tế nông lâm nghiệp không chỉ là Nghị quyết, là định hướng của của Đảng bộ huyện mà đã gắn chặt với ý chí, quyết tâm của người dân. Cái chúng tôi cần là tổ chức thực hiện sao cho hiệu qủa nhất, là áp dụng khoa học công nghệ, làm tốt vấn đề thị trường cho hàng hóa sản phẩm...” – ông Lương Trương Đạt bày tỏ.

“Cộng hưởng” niềm tin

Những năm qua, có nhiều nghị quyết của Trung ương, địa phương đi vào cuộc sống, tạo được sự “cộng hưởng” từ niềm tin, chung tay thực hiện của người dân để có những thành công, giúp xóa đói giảm nghèo, người dân nâng cao thu nhập. Minh chứng cho điều đó là thành quả xóa đói giảm nghèo của Việt Nam trong những năm qua đã được thế giới ghi nhận...

5716-e8a4bba2fee217bc4ef3

Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp là định hướng đúng đắn ở vùng miền núi

Ở khu vực miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có không ít những địa phương đã có sự đổi thay, bứt phá. Cùng với Bình Gia (Lạng Sơn), có thể kể đến 2 huyện biên giới khó khăn thuộc diện 30a của tỉnh Lào Cai là Mường Khương và Si Ma Cai cũng đã có những đổi thay lớn từ những nghị quyết, định hướng đúng, tạo được phong trào trong phát triển kinh tế giúp dân xóa đói, giảm nghèo. Như tại Mường Khương – địa phương vốn nổi tiếng với những sản phẩm thương hiệu như gạo Séng cù, tương ớt, hay quýt Mường Khương... Nhờ định hướng đúng, người dân hưởng ứng triển khai mà đến nay Mường Khương đã tạo dựng được các mô hình sản xuất hàng hóa với một số sản phẩm nông nghiệp thế mạnh, sản lượng lớn, đời sống người dân nhờ đó mà khấm khá hơn... Đại hội Đảng bộ huyện Mường Khương khóa XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025 cũng đã đề ra Nghị quyết, trong đó thống nhất thực hiện 03 đột phá, thì đột phá đầu tiên là “Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm gắn với giảm nghèo nhanh và bền vững, đặc biệt là các xã có tỷ lệ nghèo cao”... Hay như tại Si Ma Cai – huyện biên giới có thể xếp vào diện khó khăn nhất cả nước. Để giúp Si Ma Cai có bước chuyển mình, rút ngắn “khoảng cách” với các địa phương khác trong tỉnh, năm 2014, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành nghị quyết riêng cho Si Ma Cai - Nghị quyết 22 (ban hành ngày 11/11/2014). Nghị quyết hướng đến nhiều lĩnh vực, nhưng quan trọng nhất là hỗ trợ người dân phát triển kinh tế. Đến nay, không chỉ cán bộ, đảng viên mà từng người dân ở Si Ma Cai đều biết và nhắc đến “Nghị quyết 22”...

Vốn là địa bàn núi dốc, hạn chế đất sản xuất nên Nghị quyết 22 đã “chọn” hướng phát triển kinh tế cho Si Ma Cai là chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là con trâu vốn được xem phù hợp nhất với địa bàn khí hậu vùng cao... Qua tìm hiểu, mặc dù có những khó khăn, còn những bất cập khi triển khai, nhưng có thể khẳng định Nghị quyết đã tạo sức lan tỏa. Trong chuyến công tác vừa qua lên vớiSi Ma Cai, vào từng thôn bản, hộ dân, có thể thấy Si Ma Cai đã tạo được phong trào, mô hình phát triển kinh tế hộ thiết thực trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân có thêm nghề nuôi trâu, bò vỗ béo để có thu nhập ổn định. Phần lớn các hộ đều có 2 – 3 con trâu, điển hình có những hộ có đến 15 – 20 con. Với giá bán lên đến vài chục triệu thì có thể nói việc phát triển chăn nuôi đã giúp người dân miền núi có thu nhập, có được tài sản lớn, điều mà trước đây ít người dám nghĩ đến...

Bài 2: Để dân tin – Đảng viên phải tiên phong, làm gương

Minh Thư - Thảo My
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Đảm bảo cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia đóng vai trò quyết định thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Dự báo đúng nên ngay từ đầu năm 2023, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN, các cục, vụ kịp thời cung cấp thông tin đến người dân và xã hội về tình hình sản xuất điện.
Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Việc giữ nước ở các hồ thủy điện để đảm bảo cung ứng điện cho mùa khô năm 2024 là bài học được rút ra từ điều hành cung ứng điện năm 2023.
Chuyện về hai tấm ảnh và cuốn sách của Tổng Bí thư

Chuyện về hai tấm ảnh và cuốn sách của Tổng Bí thư

Cuốn sách của Tổng bí thư là công trình có tầm khái quát cao về lý luận, tổng kết thực tiễn sâu sắc về những phát triển sáng tạo riêng, đặc sắc của Đảng ta.
Trung thành với lý tưởng cách mạng là con đường duy nhất của đảng viên

Trung thành với lý tưởng cách mạng là con đường duy nhất của đảng viên

Đảng ta luôn xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị

Bài cuối: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị

Bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các lực lượng và toàn dân; trong đó, BĐBP giữ vai trò nòng cốt.
Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia

Bài 2: Đảm bảo an ninh biên giới - Giữ vững chủ quyền quốc gia

Với vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã và đang góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Bài 1: Những sỹ quan quân hàm xanh về làm cán bộ xã

Giữa núi rừng mênh mông ấy, những người lính mang quân hàm xanh với nụ cười ấm áp và ý chí kiên cường trong sự nghiệp bảo vệ biên giới của Tổ quốc.
Cây tre Việt Nam nhìn từ góc độ hội nhập kinh tế quốc tế

Cây tre Việt Nam nhìn từ góc độ hội nhập kinh tế quốc tế

Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương vừa tổ chức quán triệt nội dung các cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đối ngoại và đại đoàn kết.
Xây dựng, chỉnh đốn Đảng để bảo vệ Đảng

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng để bảo vệ Đảng

Thế kỷ 21 đã và đang đặt ra thời cơ và thách thức to lớn, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất định chúng ta sẽ hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh
Vững vàng vượt khó vì lợi ích của Nhân dân

Vững vàng vượt khó vì lợi ích của Nhân dân

Đảng ta, Đất nước ta vẫn vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện và đáng mừng trên nhiều lĩnh vực
Tăng minh bạch, công khai để chống tham nhũng, tiêu cực

Tăng minh bạch, công khai để chống tham nhũng, tiêu cực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Công khai, minh bạch, tăng trách nhiệm giải trình là điều kiện đầu tiên để chống tham nhũng, kiểm soát quyền lực.
Khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân qua bài viết của Tổng Bí thư

Khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân qua bài viết của Tổng Bí thư

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Văn Sáu, nội dung quan trọng trong bài viết của Tổng Bí thư là khơi dậy, phát huy sức mạnh của nhân dân để dựng xây đất nước phồn vinh.
Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, thời gian qua Đảng bộ huyện Xín Mần đã có nhiều giải pháp trong phát triển đảng viên...
Kinh tế chuyển mình mạnh mẽ từ các quyết sách của Đảng

Kinh tế chuyển mình mạnh mẽ từ các quyết sách của Đảng

Qua mỗi kỳ Đại hội Đảng là một lần khẳng định thêm những tư duy, quyết sách kinh tế của Đảng làm nền cho các chặng đường phát triển của đất nước.
Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Ngay từ khi mới ra đời, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Ðộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) là mục tiêu, lý tưởng của Ðảng và nhân dân Việt Nam.
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong xu thế phát triển của internet, mạng xã hội

Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong xu thế phát triển của internet, mạng xã hội

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet, mạng xã hội thuộc nhóm cao nhất trên thế giới.
Công tác thương vụ Việt Nam ở nước ngoài: Góp phần hiện thực hóa mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế

Công tác thương vụ Việt Nam ở nước ngoài: Góp phần hiện thực hóa mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế

Hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã và đang nỗ lực phát huy vai trò “sứ giả” kinh tế để góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Ngăn chặn vấn nạn “chạy” thành tích, “chạy” khen thưởng

Ngăn chặn vấn nạn “chạy” thành tích, “chạy” khen thưởng

Cuối năm là thời điểm để các cơ quan, đơn vị tổng kết phong trào thi đua và vấn nạn “chạy” thành tích, “chạy” khen thưởng lại bùng phát.
Ra mắt cuốn sách về ngoại giao Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về ngoại giao Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" của Tổng Bí thư.
Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Thành tựu kinh tế song hành phát triển quyền con người ở Việt Nam: Dấu ấn tự hào sau gần 40 năm

Trong nhiều năm qua, vấn đề "nhân quyền" và "phát triển con người" ở Việt Nam thường xuyên bị các thế lực thù địch, cơ hội chính trị xuyên tạc, chống phá.
Chấn chỉnh tình trạng cán bộ, đảng viên né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Chấn chỉnh tình trạng cán bộ, đảng viên né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên đã ban hành Báo cáo số 433-BC/TU nêu rõ thực trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí

Trải qua chặng đường 98 năm hình thành và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng làm tốt vai trò phục vụ nhân dân, cách mạng
Kỳ 2: Công an nhân dân-lực lượng nòng cốt trong đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”

Kỳ 2: Công an nhân dân-lực lượng nòng cốt trong đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”

Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng là nhân tố quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của Công an nhân dân Việt Nam.
Kỳ 1: Cái bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch

Kỳ 1: Cái bẫy “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch

“Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang là một âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm, là một trong những mũi nhọn tấn công trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của kẻ xấu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động