Thứ sáu 08/11/2024 03:33

Xây dựng Coteccons kinh doanh “tụt dốc” vì khoản nợ với Tân Hoàng Minh

Dù doanh thu tăng mạnh nhưng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) vẫn báo lỗ gần 25 tỷ đồng vì liên quan khoản nợ với Tân Hoàng Minh.

Trích lập dự phòng dự án liên quan Tập đoàn Tân Hoàng Minh

Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HOSE: CTD) vừa công bố Báo cáo tài chính quý II và lũy kế 6 tháng đầu năm 2022. Mặc dù doanh thu tăng mạnh nhưng ghi nhận lợi nhuận sau thuế vẫn lỗ nặng.

Cụ thể, trong quý II/2022, CTD ghi nhận doanh thu đạt 3.280,63 tỷ đồng, tăng 28,6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế thì không lại trái ngược lại khi ghi nhận lỗ 23,83 tỷ đồng, trong khi đó, kết quả này cùng kỳ lãi 44,89 tỷ đồng. Theo đó, biên lợi nhuận gộp có cải thiện từ 5,3% lên 6,6%.

Lợi nhuận gộp trong kỳ của CTD tăng 60,1% so với cùng kỳ (tăng thêm 80,98 tỷ đồng), doanh thu tài chính tăng 222,1% (tăng lên 152,3 tỷ đồng), chi phí tài chính tăng 47,23 tỷ đồng (lên 47,47 tỷ đồng). Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh 195,5% ( tăng lên 360,49 tỷ đồng), lợi nhuận khác tăng 157,3% (tăng lên 18,04 tỷ đồng).

Đáng chú ý, CTD ghi nhận lỗ vì liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến. Theo thuyết minh của CTD, doanh nghiệp này đã trích lập dự dự phòng tới 256,52 tỷ đồng, tăng thêm 240,23 tỷ đồng. Đặc biệt, CTD có trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 242 tỷ đồng cho dự án D’Capitale, lũy kế trích lập đã đủ dư nợ 484 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, phần trích lập dự phòng của CTD tăng đột biến chủ yếu đến từ khoản trích lập khoản dự phòng liên quan đến nợ phải thu khó đòi là 242 tỷ đồng đối với dự án D’Capitale của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Việt - thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Được biết, dự án đã được bàn giao và đưa vào sử dụng từ năm 2019.

Bên cạnh đó, trong quý II/2022, doanh nghiệp này lại đem một số lượng tiền rất lớn để đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán nên cũng phải trích lập thêm khoản dự phòng. Theo đó, CTD đã đem 219 tỷ đồng đi đầu tư cổ phiếu và phải trích lập khoản dự phòng rất lớn. Cụ thể CTD đã chi 30,47 tỷ đồng để mua cổ phiếu FPT, 29,99 tỷ đồng cổ phiếu TCB và trích lập dự phòng 7,95 tỷ đồng. CTD tiếp tục đầu tư 22,36 tỷ đồng cổ phiếu MWG và đầu tư 136,78 tỷ đồng các cổ phiếu khác, đã trích lập dự phòng 12,5 tỷ đồng. Trước đó, khoản mục đầu tư chứng khoán chưa thấy CTD ghi nhận.

Xây dựng Coteccons kí kết hợp đồng với Tập đoàn Tân Hoàng Minh

Bên cạnh danh mục cổ phiếu, CTD cũng nắm hơn 1.248 tỷ đồng trái phiếu có thỏa thuận mua lại với kỳ hạn 1 năm, lãi suất từ 7,5% đến 12%/năm.

Về nguồn vốn, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn CTD tại ngày 30/6/2022 đã tăng thêm 1.312 tỷ đồng so với số đầu kỳ. Trong đó, xuất hiện khoản vay nợ dài hạn gần 530 tỷ đồng, chủ yếu là trái phiếu dài hạn 493,7 tỷ đồng, với lãi suất cố định 9,5%/năm, không tài sản đảm bảo và đáo hạn vào tháng 1/2025.

Lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2022, CTD ghi nhận doanh thu đạt 5.193,15 tỷ đồng, tăng 1,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 5,44 tỷ đồng, giảm 94,5% so với cùng kỳ.

Theo CTD, việc trích lập dự phòng nợ khó đòi cho các dự án tồn đọng từ 2018 - 2020, cùng những khó khăn của ngành bất động sản, xây dựng hiện nay, đã tạo áp lực rất lớn lên biên lợi nhuận quý II/2022 của công ty.

Liên quan đến dòng tiền, số liệu cho thấy CTD có dòng tiền kinh doanh âm 1.298,1 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 219,9 tỷ đồng. Trong khi đó, đáng lưu ý là CTD lại ghi nhận dòng tiền đầu tư dương 15,6 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 1.311,3 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.

Tính đến thời điểm 30/6/2022, tổng tài sản của CTD tăng 9,4% so với đầu năm lên 16.456,8 tỷ đồng. Trong khi đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn là 9.139,8 tỷ đồng, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn là 3.698 tỷ đồng, tồn kho là 2.103,8 tỷ đồng và các tài sản khác.

Trong kỳ, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 6,9% so với đầu năm (tăng lên 9.139,8 tỷ đồng), tồn kho tăng 24,3% so với đầu năm (tăng lên 2.103,8 tỷ đồng).

Ngoài ra, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng thêm 1.312,41 tỷ đồng lên 1.314,13 tỷ đồng và chiếm 8% tổng nguồn vốn (đầu năm vay 1,72 tỷ đồng).

Mới đạt 27,2% kế hoạch lợi nhuận năm

Năm 2022, CTD đặt kế hoạch doanh thu 15.010 tỷ đồng, tăng trưởng 65% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 20 tỷ đồng, giảm 17% so với thực hiện trong năm 2021. Mặc dù CTD đã hạ tỷ lệ lợi nhuận sau thuế xuống thấp hơn nhiều so với năm 2021 nhưng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này cũng không mấy khả quan. Kết thúc 6 tháng đầu năm, CTD mới hoàn thành được 27,2% kế hoạch lợi nhuận năm.

Được biết, CTD cũng cho rằng, các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi tín dụng bất động sản bị kiểm soát chặt chẽ. Đặc biệt là sau vụ việc Tân Hoàng Minh khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị thắt chặt, đặc biệt là việc huy động nguồn vốn cho cho các công ty bất động sản, xây dựng.

Xây dựng Coteccons được xem là nhà thầu thi công xây dựng của nhiều công trình lớn (ảnh minh họa)

Thêm nữa, những yếu tố vĩ mô như căng thẳng địa chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng đã khiến giá nguyên, nhiên vật liệu leo thang mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến các nhà thầu xây dựng. Bên cạnh đó, dư âm dịch dịch covid-19 cũng dẫn đến thiếu đến thiếu hụt nhân công lao động tại các thành phố lớn, khiến chi phí lao động tăng cao.

Theo tìm hiểu, trong 2 năm qua, CTD đã chú trọng vào tái cấu trúc công ty. Đối với mảng tài chính, CTD đã hình thành danh mục đầu tư ngắn hạn thành 3 loại: Tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dưới 3 tháng; Tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 4-12 tháng và Danh mục đầu tư trái phiếu hỗn hợp kỳ hạn 1-12 tháng. Tỷ suất lợi nhuận thu nhập tài chính bình quân và phòng ngừa rủi ro về khả năng thanh toán, tỷ lệ thu nhập tăng từ 3-6% trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 5-12% trong 6 tháng đầu năm 2022. Tính đến nay, 3 khoản đầu tư tài chính nói trên tại CTD là hơn 3.000 tỷ đồng.

CTD cho rằng dự kiến sau khi thị trường bất động sản phục hồi và các dự án đầu tư công được đẩy mạnh triển khai sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty bứt phá trong nửa cuối năm 2022.

Tuy nhiên, trước thực trạng kinh doanh không mấy khả quan về kết quả kinh doanh, cộng thêm những yếu tố kinh tế vĩ mô, cổ đông vẫn e ngại tính khả thi về mục tiêu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoàng Thế
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Tân Hoàng Minh

Tin cùng chuyên mục

OCB được vinh danh Thương hiệu quốc gia lần thứ 3 liên tiếp

Chubb Life Việt Nam mở rộng văn phòng đối tác Infinity tại Cần Thơ và Hưng Yên

Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm” tại MMA Awards 2024

Vinalink Group: Hành trình lan tỏa yêu thương và thực hiện trách nhiệm cộng đồng

PV GAS được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 26,5% trong tháng 10

Cuộc thi Nhập vai 2024: Khi cảm xúc là 'điểm tựa' chạm đến trái tim khách hàng

Supe Lâm Thao là một trong những nhân tố giúp ngành chè Việt Nam phát triển bền vững

Doanh nghiệp bất động sản sắp xếp nguồn lực, sẵn sàng cho giai đoạn tăng trưởng mới

Coteccons được vinh danh 'Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024'

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và GEAPP hợp tác chuyển dịch năng lượng xanh

Tôn Đông Á - 26 năm hành trình 'cùng xây cuộc sống xanh'

Tập đoàn Phenikaa lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Bưu điện Việt Nam được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 2

ROX iPark được vinh danh là doanh nghiệp tăng trưởng xanh

TNPM ghi dấu ấn trên thị trường quản lý vận hành bất động sản Hà Nội

Casumina hướng tới tương lai: Đổi mới, sáng tạo và vươn xa

Giữ gìn và phát triển nghề truyền thống miến dong sạch Quyền Thiết - Làng So

FSEL: Học ngoại ngữ tương tác cùng AI dành cho người Việt

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel