Xây dựng chuỗi sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững

Xuất khẩu gạo vẫn đang rất thuận lợi về giá. Để duy trì được kết quả này, cần thiết phải xây dựng được chuỗi sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững.
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục xu hướng hạ nhiệt Hạ nhiệt, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn neo ở mức rất cao Giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ, nhiều doanh nghiệp đàm phán hợp đồng lớn

Xuất khẩu gạo duy trì kết quả khả quan

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 8/2023, Việt Nam xuất khẩu 5,81 triệu tấn gạo, trị giá 3,16 tỷ USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 35,7% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu bình quân đạt 543,9 USD/tấn, tăng 11,8%.

Xuất khẩu gạo đang là điểm sáng của nền kinh tế
Xuất khẩu gạo đang là điểm sáng của nền kinh tế

Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 40,3% trong tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước; tiếp đến là thị trường Trung Quốc chiếm 13,5%; Indonesia đứng thứ 3 chiếm 12,4%. Ngoài ra khu vực thị trường EU (Ba Lan, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ,..), châu Phi (Ghana, Angola, ...) cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Bước sang quý III năm 2023, tình hình thương mại gạo thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp (các yếu tố địa chính trị, hiện tượng El Nino, lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số nước...) nhu cầu dự trữ lương thực của các nước tăng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng cao, nhiều thời điểm vượt qua giá gạo Thái Lan cùng chủng loại, thiết lập mức đỉnh trong 11 năm qua.

Tính đến ngày 18 tháng 9 năm 2023, giá gạo 5% tấm của Việt Nam đạt trung bình 615 USD/tấn, cao hơn giá gạo cùng chủng loại của Thái Lan khoảng 5 USD/tấn. Đối với các dòng gạo thơm, giá xuất khẩu trung bình gạo Jasmine của Việt Nam ghi nhận ở mức 710 USD/tấn.

Những ngày gần đây, giá gạo hiện nay đang có xu hướng chững lại sau động thái của một số nước nhập khẩu nhằm kiềm chế lạm phát (như Philippines áp giá trần gạo nội địa, mặc dù chính sách này sau đó đã được dỡ bỏ), tập trung vào chính sách phát triển sản xuất trong nước để tăng cường dự trữ, tồn kho và tìm kiếm các nguồn cung cấp lương thực thay thế cho gạo (ngô, lúa mỳ).

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam giá gạo xuất khẩu 5% tấm ngày 22/9 ở mức 613 - 617 USD/tấn, giảm 1 USD/ tấn so với phiên hôm 21/9, gạo 25% tấm dao động quanh mốc 598 - 602 USD/tấn, giảm 6 USD/tấn.

“Tuy nhiên nhìn chung, giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm vẫn sẽ duy trì ở mức cao do nhu cầu nhập khẩu gạo của các thị trường tiêu thụ lớn vẫn còn (Philipines, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và châu Phi) trong khi nguồn cung gạo từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Pakistan còn hạn chế” – ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương lưu ý.

Ngoài ra, mức độ biến động của giá gạo xuất khẩu sẽ còn phụ thuộc vào các biến số như thời tiết (ảnh hưởng đến mùa vụ), chính trị (phản ứng chính sách) của các nước xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Thái Lan… trong thời gian tới.

Hợp tác xây dựng chuỗi sản xuất tiêu thụ lúa gạo bền vững

Để duy trì việc xuất khẩu gạo bền vững, các doanh nghiệp được khuyến cáo cần nghiêm túc thực hiện duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan chức năng theo quy định. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp chủ động theo dõi chặt chẽ tình hình thương mại gạo toàn cầu và tìm hiểu kỹ các đối tác trước khi ký hợp đồng, đặc biệt phải thận trọng trong giao, nhận và thanh toán các lô hàng (để tránh bị lừa đảo).

Đặc biệt, trong bối cảnh giá gạo xuất khẩu vẫn neo ở mức cao, doanh nghiệp phải tuyệt đối tôn trọng những hợp đồng đã ký (để giữ uy tín với các đối tác). Bên cạnh đó, tập trung khai thác nguồn hàng, xây dựng, quảng bá thương hiệu và đàm phán, ký kết các hợp đồng mới với đối tác truyền thống theo cơ chế giá phù hợp với tình hình thị trường; chú trọng phát triển các thị trường mới, có nhu cầu và còn nhiều tiềm năng. Chú trọng duy trì chất lượng từ vùng nguyên liệu.

Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2023 tuy giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng 30,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022
Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn

Để hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ lúa gạo một cách bền vững, mới đây “Dự án Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (TRVC)” cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị lúa gạo đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Dự án có tổng vốn hơn 22 tỷ đồng, do Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV viện trợ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp là chủ dự án.

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023-2027, với mục tiêu cải thiện sinh kế cho hộ nông dân sản xuất lúa nhỏ lẻ ở khu vực dự án; xây dựng các chuỗi giá trị lúa gạo bao trùm; giảm phát thải khí nhà kính từ sản xuất lúa gạo; hỗ trợ phát triển thương hiệu gạo các-bon thấp trên địa bàn tỉnh.

Kết quả mong đợi của dự án là tiếp cận 50-60 hợp tác xã và hỗ trợ sinh kế cho khoảng 75.000 nông dân sản xuất nhỏ lẻ trên quy mô sản xuất 75.000 ha.

Cùng với đó, xúc tác thành lập 10-20 chuỗi giá trị lúa gạo bao trùm và hỗ trợ ít nhất 10 nhà sản xuất/chế biến/kinh doanh/xuất khẩu gạo chủ lực, tăng hiệu quả kinh doanh thông qua cung cấp dịch vụ, sản xuất và chế biến.

Dự án dự kiến giảm phát thải 75.000 tấn CO2 từ hoạt động canh tác lúa; giảm 30% - 40% lượng giống; giảm lượng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học trong sản xuất lúa từ 30% trở lên; đảm bảo 40%-50% lợi nhuận cho các nông hộ từ sản xuất lúa.

Bà Trần Thu Hà - Giám đốc Dự án TRVC cho biết: “Thông qua sự vào cuộc của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị lúa gạo, Dự án TRVC tạo ra các chất xúc tác hữu hiệu, mang tính tiên phong để thúc đẩy doanh nghiệp tổ chức các vùng nguyên liệu liên kết theo hướng bền vững, đa giá trị, mang lại các lợi ích và đồng lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường”.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khánh Hòa: Học cách nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản

Khánh Hòa: Học cách nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản

Đại diện cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người nông dân Khánh Hòa cùng thảo luận, hiến kế tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả kết nối, tiêu thụ nông sản.
Tỷ giá AUD hôm nay 16/11/2023: Tỷ giá đô la Úc VCB tăng mạnh, chợ đen đảo chiều

Tỷ giá AUD hôm nay 16/11/2023: Tỷ giá đô la Úc VCB tăng mạnh, chợ đen đảo chiều

Hôm nay 16/11/2023, tỷ giá AUD tại các ngân hàng biến động mạnh. Tỷ giá AUD tại Vietcombank tăng 289 đồng ở chiều bán, chợ đen đảo chiều giảm giá.
Bắc Giang: Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho trái cây có múi

Bắc Giang: Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho trái cây có múi

Tăng cường trồng theo hướng an toàn, VietGAP, đồng thời triển khai mạnh các giải pháp xúc tiến thương mại, cây có múi tại Bắc Giang đã đem lại giá trị cao.
Đại biểu Quốc hội: Cần giải pháp hữu hiệu chấm dứt các đợt giải cứu nông sản

Đại biểu Quốc hội: Cần giải pháp hữu hiệu chấm dứt các đợt giải cứu nông sản

Đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng người dân một số tỉnh phía Nam đổ xô trồng cây sầu riêng có thể sẽ dẫn đến hậu quả phá vỡ quy hoạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Xúc tiến tiêu thụ nông sản: Bắt nhịp xu hướng mới

Xúc tiến tiêu thụ nông sản: Bắt nhịp xu hướng mới

Cục Xúc tiến thương mại đã và đang tổ chức các khoá tập huấn giúp hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông dân tiêu thụ nông sản trên nền tảng mạng xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển bền vững chính là điều kiện cần của gạo Việt

Phát triển bền vững chính là điều kiện cần của gạo Việt

Lộc Trời là doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Việc được nhận nguồn tín dụng từ Hà Lan – quốc gia mạnh về nông nghiệp sẽ giúp tăng chất cho gạo Việt.
Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản

Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản

Tiền Giang đã và đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh vào chuỗi bán lẻ, siêu thị nhằm tạo đầu ra ổn định.
Thanh Hóa: Xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản để mở rộng thị trường

Thanh Hóa: Xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu nông sản để mở rộng thị trường

Thanh Hóa đã và đang nỗ lực xây dựng thương hiệu cho nhiều sản phẩm nông sản. Qua đó từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Bắc Ninh đẩy mạnh kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn

Bắc Ninh đẩy mạnh kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn

Ông Đào Trọng Đại - Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Ninh - cho biết: Năm 2024 sẽ tổ chức 3 phiên chợ nông sản an toàn trên địa bàn.
Liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Việc liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và các doanh nghiệp tại Điện Biên đã giúp tạo nên chuỗi sản xuất – tiêu thụ bền vững, nâng cao giá trị cho nông sản.
Khai mạc Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam

Khai mạc Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam

Sáng 27/10, diễn ra lễ khai mạc Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam gắn với hệ thống cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài ở Việt Nam.
Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản an toàn

Nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản an toàn

Vừa trực tiếp sản xuất, kinh doanh vừa là đối tượng thụ hưởng sản phẩm, phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển chuỗi cung ứng, tiêu thụ nông sản an toàn.
Điện Biên: Ứng dụng khoa học công nghệ nâng tầm giá trị nông sản

Điện Biên: Ứng dụng khoa học công nghệ nâng tầm giá trị nông sản

Không chỉ tạo cơ chế thuận lợi từ chính sách, tỉnh Điện Biên còn chú trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Nâng cao giá trị nông sản Yên Bái nhờ chỉ dẫn địa lý

Nâng cao giá trị nông sản Yên Bái nhờ chỉ dẫn địa lý

Với tiềm năng dồi dào từ các nguồn nông sản, việc được cấp chỉ dẫn địa lý đã và đang giúp nông sản Yên Bái nâng cao giá trị.
Giá cao su hôm nay ngày 24/10/2023: Giá cao su đang trên đà phục hồi

Giá cao su hôm nay ngày 24/10/2023: Giá cao su đang trên đà phục hồi

Đà phục hồi của giá cao su đến từ các hoạt động sản xuất tại Trung Quốc đang dần hồi phục và hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất cao su trong nước.
Phát triển bền vững, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Phát triển bền vững, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Là vùng cà phê Arabica lớn nhất cả nước, Sơn La đang tập trung nhiều giải pháp để phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho hạt cà phê.
Yên Bái: Xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững

Yên Bái: Xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững

Yên Bái có nhiều loại nông sản thế mạnh như quế, cam, chè, miến... Xây dựng vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ là giải pháp hiệu quả nâng cao giá trị nông sản.
Tăng sức hút cho sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long

Tăng sức hút cho sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long

Các doanh nghiệp, chủ thể sản xuất tại Đồng bằng sông Cửu Long đang tích cực triển khai cải tiến bao bì, đa dạng hóa mẫu mã… để tăng sức hút cho sản phẩm OCOP.
Tiền Giang: Đầu tư chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản

Tiền Giang: Đầu tư chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản

Việc thu hút đầu tư chế biến sâu đã giúp nông sản của tỉnh Tiền Giang nâng cao giá trị.
Xây dựng vùng nguyên liệu cà phê, hồ tiêu bền vững

Xây dựng vùng nguyên liệu cà phê, hồ tiêu bền vững

Xây dựng các vùng nguyên liệu cà phê, hồ tiêu bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu là giải pháp quan trọng để ổn định sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.
Giá hạt tiêu hôm nay 13/10/2023: Giá hạt tiêu trong nước giảm 1.000 đồng/kg

Giá hạt tiêu hôm nay 13/10/2023: Giá hạt tiêu trong nước giảm 1.000 đồng/kg

Đầu tháng 10/2023, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu tại Indonesia giảm; giá tại Brazil và Việt Nam ổn định. Trong nước, giá tiêu giảm 1.000đồng/kg.
Hà Giang: Trên 5.000ha chè Shan tuyết đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ

Hà Giang: Trên 5.000ha chè Shan tuyết đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ

Là tỉnh có diện tích chè lớn thứ 3 cả nước (sau Lâm Đồng và Thái Nguyên), Hà Giang luôn xác định chè là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế.
Bắc Kạn: Hình thành vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ quả hồng không hạt

Bắc Kạn: Hình thành vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ quả hồng không hạt

Hồng không hạt là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Ba Bể (Bắc Kạn).
Hà Nội: Hơn 130 gian hàng tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2023

Hà Nội: Hơn 130 gian hàng tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2023

Tối 6/10, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2023 với sự tham gia của hơn 130 gian hàng.
Giải pháp nào thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn?

Giải pháp nào thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn?

Để đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của các nước nhập khẩu chúng ta phải hình thành các chuỗi cung ứng nông sản và có sự liên kết chặt chẽ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động